Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những khu vực có mật độ dân số từ 1 đến 2 người/km2 là: phía Đông Bắc Mĩ, châu Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, rìa Đông và Đông Nam lục địa Nam Mỹ, hạ lưu sông Nin
- Những khu vực có mật độ dân số trên 200 người/km2 là: Trung tâm châu Á, phía Bắc của Bắc Mỹ, Châu Phi, lục địa Ô-xtrây-ly-a.
- Nhận xét: Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều. Có những khu vực dân cư đông đúc, ngược lại có những khu vực dân cư thưa thớt.
- Tác động tích cực:
+ Tạo ra những hệ sinh thái nhân tạo tươi đẹp: công viên, vườn hoa, khu nghỉ dưỡng sinh thái,...
+ Bảo vệ môi trường, khắc phục các sự cố môi trường, phòng chống thiên tai,...
- Tác động tiêu cực:
+ Thông qua các hoạt động kinh tế làm biến đổi sâu sắc môi trường đất, nước, không khí, sinh vật,...
+ Khai thác tự nhiên quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường,...
- Trái Đất gồm 3 lớp: Nhân, Man-ti và vỏ Trái Đất.
- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất:
+ Lớp vỏ Trái Đất: dày 5 - 70 km ở trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1000oC.
+ Lớp Manti: dày gần 3 000 km, trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến rắn, nhiệt độ khoảng từ 1 500oC đến 3700oC.
+ Lớp nhân: dày trên 3 000 km, trạng thái vật chất tồn tại từ lỏng đến rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 5 000oC.
- 10 thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018: Mê-hi-cô-Xi-ti, Xao Pao-lô, Cai-rô, Niu Đê-li, Bắc kinh, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Ô-xa-ca, Đac-ca, Mum-bai.
- Châu Á có nhiều thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018.
- Quy mô dân số thế giới năm 2018 là 7,6 tỉ người.
- Xu hướng thay đổi quy mô dân số thế giới thời kì 1804 - 2018:
+ Quy mô dân số thế giới có xu hướng tăng qua các năm.
+ Năm 1804, lần đầu tiên dân số thế giới đạt quy mô 1 tỉ người, thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn lại (Để tăng từ 1 lên 2 tỉ người mất 123 năm, từ 2 lên 3 tỉ người chỉ mất 33 năm, từ 3 lên 4 tỉ người còn 14 năm,...).
- Cao nguyên: CN. Cô-lô-ra-đô, CN. Mông Cổ, CN, Pa-ta-gô-ni,...
- Đồng bằng: ĐB. A-ma-dôn, ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, ĐB. Tây Xi-bia, ĐB. Ấn Hằng, ĐB. Hoa Bắc,...
Ví dụ thể hiện vai trò của thiên nhiên đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người:
- Nguồn nguyên liệu sản xuất: Thiên nhiên cung cấp tài nguyên khoáng sản phục vụ công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
- Nơi cư trú, mặt bằng sản xuất: Con người xây dựng nhà ở, các nhà máy, xí nghiệp,...
- Chứa đựng rác thải: Rác thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế, … đổ ra môi trường hàng ngày.
- Cung cấp, lưu trữ thông tin: Lưu trữ và cung cấp cho con người các nguồn gen của loài động, thực vật.
- Chống các tác nhân gây hại: nhờ có tầng ôdôn, con người tránh được các tia cực tím gây hại cho sức khỏe con người.
Tích cực:
– Trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống
– Khai thác, chăm bón, cày cấy đào xới cho đất tơi xốp
– Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đất, kiểm soát hoạt động khai thác đất đai sao cho hiệu quả
Tiêu cực:
– Dân số ngày càng tăng nhanh, rác thải sinh hoạt và vấn đề canh tác cũng trở thành gánh nặng.
– Con người khai thác khoáng sản nhiều, thải nhiều rác ra môi trường, khiến cho đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.
– Lạm dụng nguồn tài nguyên đất và tác động xấu đến đất như sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
– Nhiều nơi khai thác rừng tràn lan khiến đất đai đồi núi xói mòn, thoái hóa
- Những khu vực đông dân (mật độ dân số trên 100 người/km2): phía đông và phía nam châu Á, một phần nhỏ Tây Âu,...
- Những khu vực thưa dân (mật độ dân số dưới 5 người/km2): các hoang mạc ở châu Phi, những vùng lạnh giá gần cực (phía bắc châu Á, phía bắc Bắc Mỹ), vùng núi cao (SN. Tây Tạng của châu Á), rừng rậm A-ma-dôn,...
- Dân cư trên thế giới phân bố không đều do nhiều yếu tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế, trình độ phát triển và lịch sử định cư của con người.
+ Vùng tập trung đông dân do có nguồn nước ngọt dồi dào, khí hậu và giao thông thuận lợi, các hoạt động sản xuất phát triển,...
+ Vùng thưa dân do điều kiện tự nhiên không thuận lợi (khô hạn, khí hậu khắc nghiệt, địa hình núi cao,...).