Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Động vật có một số hình thức học tập sau:
- Quen nhờn: Thả một hòn đá nhỏ bên cạnh rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa.
- In vết: Khi mở nở, chim non có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiền, thường thi vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên là chim mẹ, sau đó chúng di chuyển theo mẹ.
- Học cách nhận biết không gian và các bản đồ nhận thức: Động vật định vị vị trí linh hoạt nhờ liên hệ nhiều vị trí mốc với nhau.
- Học liên kết: chia hai loại là điều kiện hóa đáp ứng và điều kiện hóa hành động.
- Học xã hội: Tinh tinh con học cách đập vỡ quả cọ dầu để lấy nhân bằng hai hòn đá do bắt chước các con trưởng thành đã làm trước đó.
- Nhận thức và giải quyết vấn đề: Cho một tinh tinh vào một căn phòng có một số hộp trên sàn và một quả chuối treo trên cao hơn tầm với, tinh tinh sẽ biết xếp chồng các hộp lên nhau và trèo lên hộp để lấy chuối.
Hình | Hình thức cảm ứng ở thực vật trong mỗi hình |
(a) | Hướng sáng: Thân cây có tính hướng sáng dương (hướng về phía có nguồn ánh sáng). |
(b) | Hướng nước: Rễ cây có tính hướng nước dương (hướng về phía có nguồn nước). |
(c) | Hướng trọng lực: Đỉnh thân hướng trọng lực âm (thân cây mọc hướng lên trên ngược chiều trọng lực). |
(d) | Hướng hóa: Rễ cây mọc hướng về phía có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. |
(e) | Hướng tiếp xúc: Tua cuốn của cây bám vào giàn để leo lên. |
- Một số ví dụ khác về hướng động ở thực vật:
+ Rễ cây có tính hướng trọng lực dương.
+ Rễ cây mọc tránh xa nơi có hóa chất độc hại.
+ Ống phấn phát triển về phía các chất hóa học do bầu nhụy của hoa tiết ra.
Tham khảo!
• Những hình thức học tập có ở con người: Quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, học giải quyết vấn đề, học xã hội.
Ví dụ minh họa về các hình thức học tập ở con người:
Hình thức học tập | Ví dụ minh họa ở con người |
Quen nhờn | Ném 1 con rắn nhựa vào 1 người, người đó sẽ có phản ứng hốt hoảng bỏ chạy. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì người đó sẽ không có phản ứng sợ hãi nữa. |
In vết | Trẻ em vài tháng tuổi thường có "tính bám" đối với người thường xuyên chăm sóc mình (thường là người mẹ). |
Học nhận biết không gian | Qua một vài lần được đi tới một địa điểm mới, con người đã định vị được đường đi đến địa điểm đó. |
Học liên hệ | Kiểu học kinh điển: Khi ăn một quả chanh, vị chua của quả chanh làm người ăn tiết rất nhiều nước bọt. Sau đó vài lần, khi chỉ nghe đến từ "quả chanh", người đó sẽ có phản ứng tiết nước bọt. Kiểu học hành động: Khi không đội mũ bảo hiểm, người tham gia giao thông sẽ bị phạt. Nếu hình thức phạt được thực hiện thường xuyên và đủ tính răn đe, người tham gia giao thông sẽ chấp hành nghiêm túc quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. |
Học giải quyết vấn đề | Thầy dạy toán yêu cầu học sinh giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, học sinh giải được bài tập đó. |
Học xã hội | Trẻ em học cách ăn bằng đũa bằng cách quan sát cách ăn bằng đũa của những người xung quanh. |
• Lấy thêm các ví dụ về mỗi hình thức học tập ở động vật:
Hình thức học tập | Ví dụ minh họa ở động vật |
Quen nhờn | Thả một hòn đá nhỏ bên cạnh rùa, rùa sẽ rụt đầu vào chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa. |
In vết | Khi mới nở ra, chim non có "tính bám" và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên (thường là chim mẹ), nhờ đó, chúng được bố mẹ chăm sóc và bảo vệ nhiều hơn. |
Học nhận biết không gian | Chim bay đi rất xa để kiếm ăn nhưng sau đó vẫn có thể quay trở về tổ của mình nhờ việc hình thành trí nhớ về đặc điểm không gian của môi trường. |
Học liên hệ | Kiểu học kinh điển: Kết hợp đồng thời tiếng gõ kẻng với việc cho cá ăn, sau nhiều lần, chỉ cần nghe thấy tiếng gõ kẻng thì cá đã nổi lên mặt nước. Kiểu học hành động: Chim ăn côn trùng qua một số lần ăn thử các loại côn trùng có màu sắc và hình dạng khác nhau, chúng nhận ra được loại côn trùng nào ăn được, chúng sẽ tiếp tục ăn còn loại côn trùng nào ăn vào sẽ bị ngộ độc, chúng sẽ không ăn nữa. |
Học giải quyết vấn đề | Tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao. |
Học xã hội | Hổ con quan sát cách hổ mẹ săn mồi để hoàn thiện kĩ năng săn mồi. |
Tham khảo:
Cảm ứng ở thực vật biểu hiện thông qua sự vận động của các cơ quan trên cơ thể thực vật như hướng sáng, hướng nước, hướng hóa,...; hoạt động đóng mở của khí khổng; sự rụng lá theo mùa;... Cảm ứng ở thực vật có thể xảy ra do thay đổi hàm lượng hormone, gây tác động kích thích hoặc ức chế dẫn đến tốc độ phân chia và sinh trưởng không đều của tế bào ở hai bên phía đối diện của cơ quan; hoặc do sự thay đổi độ trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí - sinh hóa theo nhịp đồng hồ sinh học.
Ví dụ:
- Khi chúng ta dùng tay hay vật thể khác tác động chạm hay lực mạnh và cây trinh nữ (cây xấu hổ) chúng sẽ chụm lá lại.
- Rễ của của cây hướng dương hướng về nguồn nước, hoa của nó hướng về hướng sáng.
- Khi đặt cây tại gần cửa sổ chúng sẽ hướng phần thân ngọn và lá về phía ánh sáng
- Cây bắt mồi có thể cảm ứng tự động khép lại và tiết dịch nhầy khi có con vật khác kích thích chúng.
- Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân thủy tức, xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh, làm cho thủy tức co toàn bộ cơ thể.
- Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì thủy tức có tổ chức hộ thần kinh.
Tham khảo!
- Ví dụ cảm ứng ở thực vật: Lá cây trinh nữ (Mimosa pudica L.) cụp lại khi bị chạm phải; thân và cành cây hướng sáng; vận động bắt mồi của cây gọng vó; ...
- Ví dụ cảm ứng ở động vật: Khi bị gai đâm vào tay, thụ thể đau ở tay chuyển thông tin đau về bộ phận xử lí thông tin (tuỷ sống và não bộ), thông tin từ bộ phận xử lí thông tin truyền đến cơ xương, cơ xương co làm tay rụt lại; ...
- Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: cảm ứng là đặc điểm thích nghi với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật được tồn tại và phát triển.
1. - Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ 1 hướng xác định.
- Có 2 loại hướng động chính:
+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.
Ví dụ: thân cây và lá vận động sinh trưởng hướng về phía ánh sáng.
+ Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích
Ví dụ: rễ cây phát triển tránh xa các chất độc trong đất.
2. Trong 1 chu kì của tim bao gồm 3 pha: Pha co tâm nhĩ (0,1s); pha co tâm thất (0,3s) và pha giãn chung 0,4s.
Như vậy, trong mỗi chu kì hoạt động của tim, thời gian tim nghỉ nhiều hơn thời gian tim hoạt động. Vì thế, tim có thể được nghỉ ngơi, hồi phục lại trước khi bắt đầu chu kì mới và hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
TK
1. - Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ 1 hướng xác định. - Có 2 loại hướng động chính: + Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích. Ví dụ: thân cây và lá vận động sinh trưởng hướng về phía ánh sáng. + Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích Ví dụ: rễ cây phát triển tránh xa các chất độc trong đất. 2. Trong 1 chu kì của tim bao gồm 3 pha: Pha co tâm nhĩ (0,1s); pha co tâm thất (0,3s) và pha giãn chung 0,4s. Như vậy, trong mỗi chu kì hoạt động của tim, thời gian tim nghỉ nhiều hơn thời gian tim hoạt động. Vì thế, tim có thể được nghỉ ngơi, hồi phục lại trước khi bắt đầu chu kì mới và hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
Tham khảo:
- Ví dụ về loài sinh vật có sinh sản hữu tính: người, gà, chó, mèo, trai sông, giun đất,...
- Ví dụ về sinh vật có sinh sản vô tính: các loại khoai, cây mía, dương xỉ.
- Ví dụ: Hoa bồ công anh nở khi có ánh sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối.
- Phân tích vai trò cảm ứng đối với thực vật: Cảm ứng ở thực vật giúp thực vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho thực vật tồn tại và phát triển.
- Ví dụ: Cây có tính hướng sáng. Nhờ tính hướng sáng, cây tìm được nguồn ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp giúp tổng hợp nên các chất hữu cơ cung cấp cho các hoạt động sống của cây.
Tham khảo: Một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở động vật:
Thủy tức, giun đất co mình lại khi có vật thể chạm vào nó.
Khi nhìn thấy mèo, con chuột sẽ bỏ chạy.
Chó tiết nước bọt khi ngửi mùi thức ăn.
Người lập tức rụt tay lại khi lỡ chạm tay vào vật nóng.
Khi nhìn thấy đèn đỏ, người tham gia giao thông dừng lại.
Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.