K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Cảm ứng ở thực vật biểu hiện thông qua sự vận động của các cơ quan trên cơ thể thực vật như hướng sáng, hướng nước, hướng hóa,...; hoạt động đóng mở của khí khổng; sự rụng lá theo mùa;... Cảm ứng ở thực vật có thể xảy ra do thay đổi hàm lượng hormone, gây tác động kích thích hoặc ức chế dẫn đến tốc độ phân chia và sinh trưởng không đều của tế bào ở hai bên phía đối diện của cơ quan; hoặc do sự thay đổi độ trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí - sinh hóa theo nhịp đồng hồ sinh học.

Ví dụ: 

- Khi chúng ta dùng tay hay vật thể khác tác động chạm hay lực mạnh và cây trinh nữ (cây xấu hổ) chúng sẽ chụm lá lại. 
- Rễ của của cây hướng dương hướng về nguồn nước, hoa của nó hướng về hướng sáng.
- Khi đặt cây tại gần cửa sổ chúng sẽ hướng phần thân ngọn và lá về phía ánh sáng
- Cây bắt mồi có thể cảm ứng tự động khép lại và tiết dịch nhầy khi có con vật khác kích thích chúng. 

- Ví dụ: Hoa bồ công anh nở khi có ánh sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối.

Phân tích vai trò cảm ứng đối với thực vật: Cảm ứng ở thực vật giúp thực vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho thực vật tồn tại và phát triển.

- Ví dụ: Cây có tính hướng sáng. Nhờ tính hướng sáng, cây tìm được nguồn ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp giúp tổng hợp nên các chất hữu cơ cung cấp cho các hoạt động sống của cây.

Tham khảo!

- Ví dụ cảm ứng ở thực vật: Lá cây trinh nữ (Mimosa pudica L.) cụp lại khi bị chạm phải; thân và cành cây hướng sáng; vận động bắt mồi của cây gọng vó; ...

- Ví dụ cảm ứng ở động vật: Khi bị gai đâm vào tay, thụ thể đau ở tay chuyển thông tin đau về bộ phận xử lí thông tin (tuỷ sống và não bộ), thông tin từ bộ phận xử lí thông tin truyền đến cơ xương, cơ xương co làm tay rụt lại; ...

- Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: cảm ứng là đặc điểm thích nghi với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật được tồn tại và phát triển.

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

Một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn:

- Sử dụng hormone auxin để hạn chế rụng hoa và quả, tăng tỉ lệ đậu quả ở nhóm cây có múi. Ví dụ: Phun α – NAA (5 – 15 ppm) làm giảm tỉ lệ rụng quả ở cây bông.

- Sử dụng Gibberellin làm tăng chiều cao của một số cây như cây lấy sợi, lấy gỗ,… Ví dụ: Phun GAs (20 – 50 ppm) giúp tăng chiều cao cây đay lên gấp 2 – 2,5 lần.

- Sử dụng Ethylene kích thích ra hoa trái vụ ở một số cây trồng. Ví dụ: Phun ethylene (0,1 – 0,25%) lên bề mặt lá thúc đẩy cây dứa ra hoa trái vụ.

7 tháng 8 2023

Tham khảo: Một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở động vật:
Thủy tức, giun đất co mình lại khi có vật thể chạm vào nó.
Khi nhìn thấy mèo, con chuột sẽ bỏ chạy.
Chó tiết nước bọt khi ngửi mùi thức ăn.
Người lập tức rụt tay lại khi lỡ chạm tay vào vật nóng.
Khi nhìn thấy đèn đỏ, người tham gia giao thông dừng lại.

7 tháng 8 2023

Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Tham khảo!

- Ở trong môi trường sa mạc khô hạn, nguồn nước khan hiếm, cây xương rồng phát triển rễ đâm sâu vào mặt đất, vừa neo bám cho cây vững chắc trước những đợt gió to trên sa mạc, bên cạnh đó còn có thể lấy nước từ nguồn nước sâu dưới mặt đất, đáp ứng cung cấp đủ nước cho cây. Lá cây xương rồng biến thành gai nhọn để hạn chế sự thoát hơi nước.

- Ví dụ ở thực vật: Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay ta chạm vào

- Ví dụ ở động vật: Khi nhìn thấy mèo, con chuột sẽ bỏ chạy

Tham khảo!

- Ở cơ thể thực vật, cả 3 bộ phận là: rễ, thân và lá đều tham gia vào quá trình cảm ứng.

- Ở cơ thể động vật có hệ thần kinh, cảm ứng thực hiện qua cung phản xạ: thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường tạo ra xung thần kinh truyền về thần kinh trung ương, xung thần kinh đi đến cơ quan đáp ứng tạp ra đáp ứng phù hợp.

9 tháng 11 2016

Trong những trường hợp nào thì diễn ra hô hấp kị khí ở cơ thể thực vật? Cho ví dụ?

Trả lời:

Khi thiếu khí ôxi, ví dụ: cây bị ngập úng.

9 tháng 11 2016

bạn trả lời lạc đề rùi .

Hình

Hình thức cảm ứng ở thực vật trong mỗi hình

(a)

Hướng sáng: Thân cây có tính hướng sáng dương (hướng về phía có nguồn ánh sáng).

(b)

Hướng nước: Rễ cây có tính hướng nước dương (hướng về phía có nguồn nước).

(c)

Hướng trọng lực: Đỉnh thân hướng trọng lực âm (thân cây mọc hướng lên trên ngược chiều trọng lực).

(d)

Hướng hóa: Rễ cây mọc hướng về phía có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây.

(e)

Hướng tiếp xúc: Tua cuốn của cây bám vào giàn để leo lên.

- Một số ví dụ khác về hướng động ở thực vật:

+ Rễ cây có tính hướng trọng lực dương.

+ Rễ cây mọc tránh xa nơi có hóa chất độc hại.

+ Ống phấn phát triển về phía các chất hóa học do bầu nhụy của hoa tiết ra.