Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật | Hành động kịch qua lời đối thoại | Hành động kịch qua lời độc thoại | Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi |
Hy Lạc | - Thuyết phục nhân vật Khiết đóng giả chữ ký thay của người cụ bị tê liệt tay. - Trấn an nhân vật Khiết. - Làm mọi chuyện chỉ vì tình yêu và để lấy được người yêu. - Vờ đau đớn khi người bác để lại gia tài cho mình. - Tức tối, chửi rủa khi biết mình nhận được tiền. | - Chửi thầm Khiết khi tự ý để tiền lại cho mình và không làm theo kế hoạch ban đầu | - Tức giận - Vui mừng -Vờ khóc, vờ đau đớn - Chửi thầm |
Khiết | - Lúc đầu sợ sệt, nhưng khi nghe Hy Lạc cổ vũ thì vẫn làm liều. - Ngồi cạnh Hy Lạc để tránh bị mọi người phát hiện. - Không muốn làm đám tang của mình quá to. - Không làm như đã thỏa thuận ban đầu với Hy Lạc, để lại toàn bộ gia sản cho bản thân mình. |
| - Lúc đầu sợ sệt, nhưng khi nghe Hy Lạc cổ vũ thì vẫn làm liều. - Ngồi cạnh Hy Lạc để tránh bị mọi người phát hiện. - Không muốn làm đám tang của mình quá to. - Không làm như đã thỏa thuận ban đầu với Hy Lạc, để lại toàn bộ gia sản cho bản thân mình. |
Lý | - Bắt tay với Hy Lạc để Khiết đóng giả người bác. - Vờ đau đớn khi nghe Khiết muốn chia gia sản trước khi ra đi. - Vờ khóc khi biết được chia gia tài. - Vui mừng, cảm ơn rối rít khi được nhận 200 ngàn đồng. | - Lo lắng Khiết sẽ quên phần của mình. - Vui sướng khi lấy được tiền và việc giả mạo thành công trót lọt.
| - Bất ngờ - Mừng rỡ
|
Gợi ý | Nhận xét |
Mục đích đến nhà chị Dậu | Đòi thuế |
Cử chỉ | sầm sập tiến vào với roi song , tay thước và dây thừng trợn ngược hai mắt quát , giật phắt cái dây thừng và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu , bịch luôn vào ngực chị Dậu , tát vào mặt chị một cái đánh bốp .... |
Ngôn ngữ ,lời nói | hắn chỉ biết quát , thét , hầm hè , nham nhảm giống như tiếng sủa , rít , gầm của thú dữ . |
Tính cách | đó là kẻ tàn bạo , không chút tình người . Hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không bận tâm đến việc hôm qua anh ốm nặng tưởng chết |
Kiểu bài
Khái niệm
Đặc điểm
Bố cục
Bài văn phân tích một tác phẩm văn học
Bài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng, để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
• Về nội dung: nêu được chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện),...
• Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.
đọc nhận ra mạch lập luận.
• Bố cục bài viết cần đảm bảo:
Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả,...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.
Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cả nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.
Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách
Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách thuộc kiểu vă bản thông tin, được viết nhằm mục đích chia sẻ những cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách
• Giới thiệu thông tin chính về cuốn sách.
• Tóm tắt nội dung cuốn sách.
• Nêu nhận xét của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách.
• Có thể kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
• Trình bày thông tin mạch lạc.
Phần 1: nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả; nêu cảm nhận hoặc
ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc.
Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến.
Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (giản tiếp hoặc trực tiếp).
Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội
Là văn bản kể lại một hoạt động có ích cho xã hội mà bản thân đã tham gia
Tìm ý, lập dàn bài, viết bài
- Trình bày lần lượt các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia tạo tính logic và có kết thúc
- Cần đảm bảo tính trung thực của lời kể.
- Kết hợp với yếu tố biểu cả để tăng cảm xúc cho bài viết
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
• Chọn một hoạt động xã hội mà em cảm thấy thú vị và có ý nghĩa tích cực đổi với cộng đồng để kể lại, ví dụ: – Các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường
– Các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương
– Các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước
• Xác định mục đích viết và người đọc (Họ là ai? Họ mong muốn thu nhận được thông tin gì từ bài viết).
• Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách:
– Nhớ lại những hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến.
– Xem lại những bức ảnh đã chụp trong lẫn tham gia hoạt động xã hội.
— Trò chuyện với những người cùng tham gia để nhớ lại những sự việc đã xảy ra.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Bước 3: Viết Tử đản y đã lập, em viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, em cần lưu ý:
• Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại.
• Sử dụng những từ ngữ liên kết như: đầu tiên, sau đó, thế rồi, cuối cùng, nhằm thể hiện trình tự của các sự việc.
• Kết hợp kể với miêu tả (quang cảnh diễn ra hoạt động; thái độ, hành động của những người tham gia,...) và biểu cảm (bộc lộ cảm xúc của bản thân về hoạt động với những người cùng tham gia) một cách hợp lí trong bài viết.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Em hãy đọc lại bài viết của mình từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi sau:
1. Phần hấp dẫn nhất trong bài viết là phần nào?
2. Bài viết nên điều chỉnh những gì để hoàn thiện hơn?