K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2016

Quê tôi có dòng sông Hồng chảy qua. Nơi đây đã chôn dấu không biết bao nhiêu kỉ niệm của tôi thời bé dại. Đến khi lớn khôn, tôi vẫn chẳng thể nào quên được người bạn hùng vĩ ấy.

Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào vắt ngang đồng bằng Bắc Bộ. Nước sông đỏ như màu gạch non. Hai bên bờ, những bãi mía, nương dâu xanh mướt một màu. Bình thường, dòng sông luôn hiền hoà và lặng lẽ. Chính dòng sông ấy đã nuôi sống cả nhà tôi. Mẹ tôi là người lái đò trên sông đã bao năm mới cảm nhận được con sông, hiểu nó như người bạn. Nhà thơ Tế Hanh có viết:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc 

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Con sông của Tê Hanh thật là đẹp, nên thơ. Chính vì vậy mà nhà thơ rât yêu nó. Sông Hồng lại có một vẻ đẹp khác. Chúng tôi coi nó như một người bạn đã chia sẻ. Nhớ những buổi tắm sông, thấy vị phù sa mằn mặn, mát nồng, chúng tôi lại càng yêu sông hơn, cứ muốn vùng vẫy mãi trong làn nước mát. Sồng Hổng đẹp lắm! Cùng một ngày, mà nó có đến ba màu khác nhau. Những màu sắc rất thật của thiên nhiên mà con người khó có thể tạo ra được. Buổi sáng nhờ mặt trời thân thiện chiếu vàng, dòng sông như được khoác thêm một chiếc áo choàng lung linh, dát bạc lên trên lớp áo đỏ gạch. Trưa đến, những hạt nắng thi nhau xuống tắm làm cho con sông ánh lên màu nắng vàng hoe. Chiều về, khi ánh mặt trời dần dần dịu lại, sông lại trở về lớp áo giản dị thường ngày, là nơi để trẻ con vui đùa, các bà mẹ vừa nói chuyện vừa giặt quần áo, cảnh sinh hoạt tấp nập, đông vui, thỉnh thoảng xen lẫn tiếng cười khanh khách của lũ trẻ. Buổi tối bên sông, tôi thường rủ các bạn thả đèn hoa. Dòng sông lúc này được ánh trăng chiếu vào, rực rỡ, lung linh kì ảo như khoác chiếc áo vàng lóng lánh. Chúng tôi chạy đến bờ sông, thả những chiếc đèn bằng giấy màu xuống. Đẹp quá! Sáng quá!

 

Sông Hồng thơ mộng là vậy nhưng khi mùa lũ lụt đến, nó thay đổi hẳn. Tôi còn nhớ như in cái lần ấy, khi tôi chạy ra vui đùa với con sông mà không biết mùa lũ đã tới. Tôi bỗng thấy nước sông sôi sùng sục, tung bọt đỏ ngầu, giận dữ cuồn cuộn chảy. Tôi sợ hãi chạy về hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Con sông bị phù phép rồi mẹ ạ! Nó hung dữ lắm, khắc hẳn mọi ngày!".

Mẹ cười, xoa đầu tôi, nói rằng: 

– Không phải đâu! Đó là lũ lụt! Khi mùa lũ hết, con sông sẽ hiền hoà như xưa.

Tôi đã hiểu rằng đó là hiện tượng thiên nhiên mà con sông lớn nào cũng có. Ngày ngày trôi qua, mùa lũ khép lại, con sông lại trở về như xưa, dòng nước phù sa đi tưới tắm cho bao miệt vườn cây trái. Tôi không còn sợ mỗi khi con sông "thay đổi" nữa, mà tôi cảm thấy tự hào vì đó là nét hùng vĩ của con sông quê tôi.

Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của tôi. Sông gắn bó với tuổi thơ tôi và cả khi tôi trưởng thành. Mỗi lần về thăm quê, tôi lại cùng bọn trẻ thả đèn giấy trôi sông. Mặt sông lại ánh lên như chào mừng tôi trở vể với mảnh đất quê hương yêu dấu.

10 tháng 10 2016

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

6 tháng 12 2016

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà… thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.



haha

6 tháng 12 2016

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này.
Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nư khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của 1 người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như 1 dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 ân huệ, 1 điều đương nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến 1 lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn 1 cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bớ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sóng trong 1 thế giới không có mẹ, Không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? … Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là 1 khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện 1 tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn. Sau 1 tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật củacon. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm đẻ nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đàu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình. Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm đẻ nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ.
Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹĐi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

- ĐÓ LÀ ĐỀ

Đề 2 mik chưa nghĩ ra

25 tháng 10 2016

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống.

Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời.

 

Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ.

Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.

Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.

Không chép mạng

27 tháng 10 2016

thanks bạn nhiều

7 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Gia đình và quê hương được coi là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con...)

Thân đoạn:

Bàn luận:

Nêu khái chiếc nôi, nâng đỡ là gì?

Vai trò của gia đình và quê hương:

+ Giúp cho trẻ em cảm nhận được hơi ấm của gia đình, của tình yêu

+ Làm cho không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, các thành viên được kết nối với nhau

+ Là nơi bình yên để ta trở về sau mỗi phong ba

+ Mang đến cho con trẻ nhiều ta niềm tin, điểm tựa để ta vững bước vào đời

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Có thể lấy dẫn chứng về gia đình nổi tiếng hạnh phúc trên mạng. 

Bàn luận mở rông:

Trái với sự coi trọng gia đình và quê hương là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với gia đình và quê hương?

Kết đoạn.

Khẳng định lại vấn đề.

Gợi ý phép liên kết:

Phép lặp: Gia đình, quê hương

Phép thế: Con người => họ

_mingnguyet.hoc24_

2 tháng 12 2016

Nếu vùng Thạch Hà xưa có hai dòng họ võ tướng nổi tiếng được người đương thời mệnh danh là “Thạch Hà thế tướng”: họ Ngô (Trảo Nha)'1) và họ Võ Tá ( Hạ Hoàng) thì cũng vùng nam Nghệ An xưa từ Hồng Lĩnh đến Hoành Sơn có bạ dòng họ nổi tiếng cả đất Bắc Hà. Về Văn học, có họ Nguyễn (Tiên Điền), Nguyễn Huy (Tràng Lưu) và Phan Huy (Thu Hoạch).
Ông nguyên tổ Phan Huy (không rõ tên) được phong tước Quận công là Đôn DZụ công. Đời thứ 2, thứ 3, thứ 4 và đời thứ 7 đều được phong tước Quận công. Con Đôn DZụ công được phong tước Trang Chiêu công. Con Trang Chiêu công được phong tước Thuần Mục công. Con Thuần Mục công được phong Thiều Quân công (thường gọi là cụ Thiều Quang). Cháu đời thứ 7 của Đôn DZụ công là Phan Huy Tịnh được phong tước Tăng Quận công. Họ Phan Huy cũng có nhiều người được phong tước hầu: Tài Lương hầu (đời thứ 5), Vinh Lộc hầu (đời thứ 6), Phúc Nhạc hầu (đời thứ 8).

Cổng vào nhà thờ của họ Phan Huy
Từ đời thứ 8 trở đi, bên cạnh nhiều võ tướng hiển hách và hàng Công hầu, họ Phan Huy (Thu Hoạch) liên tục phát triển rực rỡ về văn học. Người khai khoa đầu tiên của họ Phan Huy là Phan Huy Cận (còn có tên là Phan Huy Áng đời thứ 8). Phan Huy Cận (1722 - 1789) là con trai thứ 6 của Tăng Quận công Phan Huy Tịnh (đời thứ 7). Khoa Giáp Tuất (1754) Cảnh Hưng thứ 15, Phan Huy Cận, 33 tuổi, đỗ Hội nguyên Tiến sĩ. Trước đó, ông đỗ Giải nguyên trường Nghệ. Tài năng chính trị và học vấn của ông có tiếng đến nỗi cha con Ân vương Trịnh Doanh (1740 -1767) và Tĩnh vương Trịnh Sâm (1767 - 1782) là hai chúa giỏi của nhà Trịnh cũng phải nể trọng. Nhà Trịnh đã cất nhắc Phan Huy Cận lên chức Bồi tụng, đứng sau Tham tụng, điều khiển Lục phiên ở Phủ Chúa, lại phong ông đến chức Bình Chương quân quốc trọng sự (nhân dân gọi là cụ Bình Chương). Phan Huy Cận là người “luôn giữ mình ngay thẳng, không xu phụ kẻ quyền thế nên phe cánh nịnh hót quyền quý trọng triều xúi giục để nhà Trịnh bãi chức ông. Sau đó chúa Trịnh lại triệu vời vào Phủ Chúa dùng trở lại nhưng Phan Huy Cận lấy cớ tuổi già, xin về ẩn tại thôn Yên Sơn, làng Thụy Khê, phủ Quốc Oai, xứ Sơn Tây (nay là xã Sài Sơn - Hà Tây) lập ra một chi phái họ Phan Huy (Thu Hoạch) tại đó. Chi phái này mặc dầu định cư tại Sài Sơn (Hà Tây) nhưng con Phan Huy Cận là Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn, cháu là Phan Huy Thực, Phan Huy Chú, chắt là Phán Huy Vịnh v.v. hàng năm vẫn về Thu Hoạch (nay là Thạch Châu - Thạch Hà) giỗ tổ Đôn DZụ Công, thăm viếng quê gốc.
Ở lại Thu Hoạch (nay là Thạch Châu, huyện Lộc Hà) trực tiếp thờ tự Nguyên tổ của họ Phan Huy có con thứ 3 của Tăng quận công Phan Huy Tịnh là Phan Huy Thiêm. Ông này là tổ thứ 8, trở thành nhánh trưởng của họ Phan Huy vì người anh cả Phan Huy Công, anh thứ hai Phan Huy Diễn đều thất tự. Ngoài Phan Huy Cận, dưới chế độ phong kiến Lê - Nguyễn, còn có các Tiến sĩ Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn (đời thứ 9), Phan Huy Tùng (đời thứ 13). Ngoài ra họ này con có nhiều ông cử tài cao học rộng như Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, có nhà văn hóa lớn như Phan Huy Chú.
Phan Huy Ích (1750 - 1822) là một nhà văn hóa lớn, một nhà chính trị và ngoại giao sắc sảo ở thế kỷ 18. Ông là con của Hội nguyên Tiến sĩ Phan Huy Cận. Ông cũng là học trò, là con rể Hội nguyên Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780). Vợ Phan Huy Ích là Ngô Thị Thục - em gái của Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), một bậc nhụ nhân hiền thảo.
Tài học của Phan Huy Ích được xếp vào hàng xuất chúng. Khoa Ất Vị (1775) Cảnh Hưng thứ 36, Phan Huy Ích đỗ Hội nguyên rồi tiếp đó đỗ Đình nguyên Tiến sĩ. Con đường hoạn lộ của Phan Huy Ích dưới thời Lê - Trịnh khá hanh thông, thuận lợi. Nhưng rồi “vụ Canh Tý” (1780) xảy ra, Trịnh Tông mưu toan với Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Đĩnh v.v. cùng với phe phái chống Đặng Thị Huệ. Âm mưu đảo chính bị bại lộ, anh vợ Phan Huy Ích là Ngô Thì Nhậm bị nghi oan tố cáo dính dáng vào vụ Canh Tý. Thân sinh Ngô Thì Nhậm cũng tức là bố vợ Phan Huy Ích vì việc đó bực dọc rồi chết. Phan Huy Ích cũng vì thế mà bị hiềm nghi. May sao Tây Sơn lấy được Bắc Hà, vua Quang Trung tuy “chỉ học ở sự nghe trông” (2) nhưng là minh quân thánh chúa, là bậc “Khoáng thế anh hùng”, có con mắt tinh đời đã thu nạp nhiều nhân tài Bắc Hà, trong đó có Phan Huy Ích cùng người anh vợ là Ngô Thì Nhậm. Được phụng sự triều đại mới, vượt ra khỏi sự thị phi cực đoan “trung thần bất sự nhị quân”, Phan đã đưa hết tài trí, sức lực, tâm huyết phục vụ tân chúa, phục vụ dân tộc. Cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan là nhà từ hàn, là bậc văn thần ngoại giao được Quang Trung ủy thác tín dùng giao cho việc lớn giao thiệp với nhà Thanh. Vua Quang Trung nói “Việc binh ở Bắc Hà ta giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lan. Việc giao thiệp với Trung Quốc ta giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích” (theo sách Hoàng Lê nhất thông chí - Bản dịch của Ngỏ Tất Tố).
Cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đã không phụ lòng Quang Trung. Năm Canh Tuất (1790), Phan Huy Ích là trọng thần hàng văn và Ngô Văn sở là trọng thần hàng võ cùng với sứ bộ 150 người tháp tùng “quốc vương” giả(3) và hoang tử Nguyễn Quang Thùy sang Trung Quốc triều cống và chầu vua Thanh Càn Long. Phan Huy ích cùng với các văn thần Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn trổ tài ngoại giao đã thật sự làm “hạ nhiệt” vĩnh viễn đầu óc phục thù của Thanh Càn Long, làm cho mối bang giao Việt - Trung trở thành mối bang giao hòa hiếu. Sự thành công của tài ngoại giao Phan Huy ích lúc ấy đã làm vua Thanh Càn Long (đã 80 tuổi) cho phép “quốc vương” giả của An Nam làm lễ ôm gối”, một ân sủng đặc biệt hiếm thấy mà vua nhà Thanh ban cho các bậc công hầu khanh tướng. Đó là một cống hiến xuất sắc của Phan thể hiện tinh thần hòa hiếu lấy “đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của tổ tiên xưa. Chỉ riêng điều đó Phan Huy ích thật sự xứng đáng là danh nhân lịch sử của dân tộc. Ngoài sự nghiệp chính trị, ngoại giao tài giỏi, Phan Huy ích con là một nhà trước tác lớn, là nhà thơ nhà văn xuất sắc. Ông đã để lại cho đời hai tác phẩm lớn là “DZụ Am ngâm lục” và “DZụ Am văn tập” (DZụ Am là hiệu của ông). Ông là dịch giả và tác giả của nhiều khúc ngâm bằng Nôm vô cùng thống thiết. Nhiều học giả nổi tiếng như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Giáo sư Văn Tân đều cho rằng bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành là của Phan Huy Ích (Theo sách “Chinh phụ ngâm bị khảo” của Hoàng Xuân Hãn - Nhà xuất bản Minh Tân - Paris - 1952). Ông là tác giả bài “vãn” “Ai tư vãn”, thay mặt Lê Ngọc Hân tế vua Quang Trung, đánh giá sự nghiệp Quang Trung ngang với sự nghiệp Nghiêu, Thuấn, Thang, Võ:
"... Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình
Nghe rành rành trước vua Nghiêu, Thuấn
Công đức nhiều ngự vận càng lâu
Mà nay lượng cả ân sâu
Móc mưa tưới khắp chín châu đượm nhuần...”.
Bài văn tế vợ “Truy tiến phu nhân” bà Ngô Thị Thục cũng là một áng văn Nôm tuyệt vời của Phan Huy Ích gây xúc động sâu sắc. “Lịch triều điển cố” “DZụ Am ngâm lục” và “DZụ Am văn tập” là những công trình trước tác và sáng tác lớn của Phan Huy ích đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nền văn hóa dân tộc. Dưới triều Gia Long (năm 1803) Phan Huy Ích bị Gia Long sai đánh đòn thị nhục ở Văn Miếu rồi được tha. Sau đó ông về ở ẩn tại Sài Sơn. Năm 1814 ông về quê tổ Thu Hoạch mở trường dạy học cho đến 1819 lại ra Sài Sơn. Mặc dầu sự nghiệp giáo dục của Phan Huy ích không lớn bằng sự nghiệp chính trị, ngoại giao, trước thư lập ngôn của ông nhưng trong lĩnh vực giáo dục của ông cũng bộc lộ nhân cách và tài năng của một nhà giáo dục xuất sắc.
Em ruột Phan Huy ích là Phan Huy Ôn - một bậc cao khoa thực tả thực học cỏ cống hiến lớn cho nền văn hóa dân tộc. Khoa thi Hương Mậu Tuất (1778) Cảnh Hưng thứ 39, Phan Huy Ôn đỗ Giải nguyên trường Nghệ. Tiếp đến khoa Kỷ Hợi (1779) Cảnh Hưng thứ 40 thi Hội, ông đỗ Tiến sĩ lúc mới 25 tuổi!
Phan Huy ôn là một nhà trước thuật, khảo cứu uyên bác đã đế lại cho đời một công trình khảo cứu quý là bộ sách: Đăng khoa bị khảo”.
Dưới thời phong kiến Lê - Nguyễn, ngoài những nhân vật xuất sắc như Phan Huy Cận, Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn còn nhiều nhân vật khác tuy không phải là bậc cao khoa - ông Nghè - Tiến sĩ nhưng có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nền văn hóa dân tộc, trong đó nổi bật là Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú.
Phan Huy Thực (? - 1842) là con trai cả của Phan Huy ích, tên tự là Vị Chỉ, tên hiệu là Xuân Khanh là Tổng tài (Tổng biên tập) bộ “Thực lục". Với cương vị này, Phan Huy Thực đã cùng với các sử thần Quốc sử quán triều Nguyễn biên khảo bộ sử ‘Thực lục" hết sức công phu, tỉ mỉ, là một công trình sử học đồ sộ dưới triều Nguyễn. Ngoài ra, Phan Huy Thực còn có một số tác phẩm được lưu truyền đến ngày nay như: “Tinh thiều kỷ hành. Hoa thiều tạp vịnh, Mộng dương tập tự, Nhan nguyệt vấn đáp'. Õng là dịch giả bài thơ nổi tiếng 'Tỳ bà hành’' của Bạch Cư dị thời thịnh Đường. Con trai Phan Huy Thực là Phan Huy Vịnh, tự là Hàm Phủ, đỗ cử nhân khoa Kỷ Sửu (1829) Minh Mạng thứ 10. Phan Huy Vịnh từng làm Chánh sứ sang nhà Thanh, được phong Lễ bộ Thượng thư. Ông được triều Nguyễn cử làm Tổng tài Quốc sử quán. Ông cũng là nhà thơ, nhà văn có tài với những tác phẩm thơ văn được đánh giá cao như các tập “Như thanh sứ trình” “Sứ trình tùy bút tập”.
Phan Huy Chú tuy học vị không cao, nhưng là nhà sử học lớn ở thế kỷ 19. Nếu thế kỷ 18 có Bảng nhãn Lê Quý Đôn là nhà bác học, nhà bách khoa toàn thư thì thế kỷ 19 có tú tài Phan Huy Chú cũng là nhà bách khoa toàn thư với công trình đồ sộ "Lịch triều Hiến chương loại chi”. Bộ “Hiến chương” ghi chép đầy đủ. tỉ mỉ, chính xác về các mặt kinh tế. chính trị, xã hội, văn hóa v.v. của dân tộc …
Trên đây chỉ giới thiệu chi phái Thu Hoạch và chi phái Sài Sơn của họ Phan Huy gốc Thu Hoạch (nay là Thạch Châu - Lộc Hà). Dòng họ này thế kỷ 18 còn có các em ruột của Phan Huy Cận định cư lập nghiệp ở các xứ khác lập ra các chi phái Phan Huy. Phan Huy Vĩ, em ruột cận kề với Phan Huy Cận, con trai thứ 7 Tăng quận công Phan Huy Tịnh dời ra ở Thanh Oai (Hà Tây) lập ra chi phái họ Phan Huy tại đó. Em ruột cận kề Phan Huy Vĩ là Phan Huy khiêm định cư và lập ra chi phái Phan Huy ở Gia Lâm (Hà Nội). Em ruột cận kề Phan Huy Khiêm là Phan Huy Trì định cư ở Thời Hoạch (nay là Thạch Mỹ - Thạch Hà) lập ra ở đó một chi phái Phan Huy. Như vậy, họ gốc Phan Huy (Thu Hoạch) đến thế kỷ 18 có tất cả 5 chi phái, trong đó có 4 chi phái di cư lập nghiệp ở ngoại tỉnh, ngoại xã. Ngoài chi phái gốc Thu Hoạch và chi phái Sài Sơn, các chi phái khác tuy không phát triển rực rỡ bằng hai chi phái trên nhưng cũng phát triển bình thường không bị mai một qua những cuộc bể dâu, thăng trấm lịch sử.

Trong nhà truyền thống của họ Phan Huy

Sau Cách mạng tháng Tám, họ Phan Huy vẫn phát huy truyền thống là dòng họ văn hóa của đất Bắc Hà xưa. Hiện nay, dòng họ này có nhiều nhà khoa học tài giỏi. Một trong những điển hình đó là học giả Phan Huy Lê, giáo sư đầu ngành của ngành Khoa học Lịch sử Việt Nam, từng được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Suốt trong chiều dài lịch sử đất nước từ xưa tới nay họ Phan Huy (Thu Hoạch) xứng đáng là dòng họ văn hóa của cả dân tộc nói chung, của Phan tộc Việt Nam, Phan tộc Hà Tĩnh và huyện LộcHà nói riêng.
 

Ban oi sai de thi thui nha !

14 tháng 10 2021

9. D

14 tháng 10 2021

8. a
9. a
Mình ko chắc nhé

14 tháng 10 2021

 ko có gì