K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2016

Nếu vùng Thạch Hà xưa có hai dòng họ võ tướng nổi tiếng được người đương thời mệnh danh là “Thạch Hà thế tướng”: họ Ngô (Trảo Nha)'1) và họ Võ Tá ( Hạ Hoàng) thì cũng vùng nam Nghệ An xưa từ Hồng Lĩnh đến Hoành Sơn có bạ dòng họ nổi tiếng cả đất Bắc Hà. Về Văn học, có họ Nguyễn (Tiên Điền), Nguyễn Huy (Tràng Lưu) và Phan Huy (Thu Hoạch).
Ông nguyên tổ Phan Huy (không rõ tên) được phong tước Quận công là Đôn DZụ công. Đời thứ 2, thứ 3, thứ 4 và đời thứ 7 đều được phong tước Quận công. Con Đôn DZụ công được phong tước Trang Chiêu công. Con Trang Chiêu công được phong tước Thuần Mục công. Con Thuần Mục công được phong Thiều Quân công (thường gọi là cụ Thiều Quang). Cháu đời thứ 7 của Đôn DZụ công là Phan Huy Tịnh được phong tước Tăng Quận công. Họ Phan Huy cũng có nhiều người được phong tước hầu: Tài Lương hầu (đời thứ 5), Vinh Lộc hầu (đời thứ 6), Phúc Nhạc hầu (đời thứ 8).

Cổng vào nhà thờ của họ Phan Huy
Từ đời thứ 8 trở đi, bên cạnh nhiều võ tướng hiển hách và hàng Công hầu, họ Phan Huy (Thu Hoạch) liên tục phát triển rực rỡ về văn học. Người khai khoa đầu tiên của họ Phan Huy là Phan Huy Cận (còn có tên là Phan Huy Áng đời thứ 8). Phan Huy Cận (1722 - 1789) là con trai thứ 6 của Tăng Quận công Phan Huy Tịnh (đời thứ 7). Khoa Giáp Tuất (1754) Cảnh Hưng thứ 15, Phan Huy Cận, 33 tuổi, đỗ Hội nguyên Tiến sĩ. Trước đó, ông đỗ Giải nguyên trường Nghệ. Tài năng chính trị và học vấn của ông có tiếng đến nỗi cha con Ân vương Trịnh Doanh (1740 -1767) và Tĩnh vương Trịnh Sâm (1767 - 1782) là hai chúa giỏi của nhà Trịnh cũng phải nể trọng. Nhà Trịnh đã cất nhắc Phan Huy Cận lên chức Bồi tụng, đứng sau Tham tụng, điều khiển Lục phiên ở Phủ Chúa, lại phong ông đến chức Bình Chương quân quốc trọng sự (nhân dân gọi là cụ Bình Chương). Phan Huy Cận là người “luôn giữ mình ngay thẳng, không xu phụ kẻ quyền thế nên phe cánh nịnh hót quyền quý trọng triều xúi giục để nhà Trịnh bãi chức ông. Sau đó chúa Trịnh lại triệu vời vào Phủ Chúa dùng trở lại nhưng Phan Huy Cận lấy cớ tuổi già, xin về ẩn tại thôn Yên Sơn, làng Thụy Khê, phủ Quốc Oai, xứ Sơn Tây (nay là xã Sài Sơn - Hà Tây) lập ra một chi phái họ Phan Huy (Thu Hoạch) tại đó. Chi phái này mặc dầu định cư tại Sài Sơn (Hà Tây) nhưng con Phan Huy Cận là Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn, cháu là Phan Huy Thực, Phan Huy Chú, chắt là Phán Huy Vịnh v.v. hàng năm vẫn về Thu Hoạch (nay là Thạch Châu - Thạch Hà) giỗ tổ Đôn DZụ Công, thăm viếng quê gốc.
Ở lại Thu Hoạch (nay là Thạch Châu, huyện Lộc Hà) trực tiếp thờ tự Nguyên tổ của họ Phan Huy có con thứ 3 của Tăng quận công Phan Huy Tịnh là Phan Huy Thiêm. Ông này là tổ thứ 8, trở thành nhánh trưởng của họ Phan Huy vì người anh cả Phan Huy Công, anh thứ hai Phan Huy Diễn đều thất tự. Ngoài Phan Huy Cận, dưới chế độ phong kiến Lê - Nguyễn, còn có các Tiến sĩ Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn (đời thứ 9), Phan Huy Tùng (đời thứ 13). Ngoài ra họ này con có nhiều ông cử tài cao học rộng như Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, có nhà văn hóa lớn như Phan Huy Chú.
Phan Huy Ích (1750 - 1822) là một nhà văn hóa lớn, một nhà chính trị và ngoại giao sắc sảo ở thế kỷ 18. Ông là con của Hội nguyên Tiến sĩ Phan Huy Cận. Ông cũng là học trò, là con rể Hội nguyên Hoàng giáp Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780). Vợ Phan Huy Ích là Ngô Thị Thục - em gái của Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), một bậc nhụ nhân hiền thảo.
Tài học của Phan Huy Ích được xếp vào hàng xuất chúng. Khoa Ất Vị (1775) Cảnh Hưng thứ 36, Phan Huy Ích đỗ Hội nguyên rồi tiếp đó đỗ Đình nguyên Tiến sĩ. Con đường hoạn lộ của Phan Huy Ích dưới thời Lê - Trịnh khá hanh thông, thuận lợi. Nhưng rồi “vụ Canh Tý” (1780) xảy ra, Trịnh Tông mưu toan với Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Đĩnh v.v. cùng với phe phái chống Đặng Thị Huệ. Âm mưu đảo chính bị bại lộ, anh vợ Phan Huy Ích là Ngô Thì Nhậm bị nghi oan tố cáo dính dáng vào vụ Canh Tý. Thân sinh Ngô Thì Nhậm cũng tức là bố vợ Phan Huy Ích vì việc đó bực dọc rồi chết. Phan Huy Ích cũng vì thế mà bị hiềm nghi. May sao Tây Sơn lấy được Bắc Hà, vua Quang Trung tuy “chỉ học ở sự nghe trông” (2) nhưng là minh quân thánh chúa, là bậc “Khoáng thế anh hùng”, có con mắt tinh đời đã thu nạp nhiều nhân tài Bắc Hà, trong đó có Phan Huy Ích cùng người anh vợ là Ngô Thì Nhậm. Được phụng sự triều đại mới, vượt ra khỏi sự thị phi cực đoan “trung thần bất sự nhị quân”, Phan đã đưa hết tài trí, sức lực, tâm huyết phục vụ tân chúa, phục vụ dân tộc. Cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan là nhà từ hàn, là bậc văn thần ngoại giao được Quang Trung ủy thác tín dùng giao cho việc lớn giao thiệp với nhà Thanh. Vua Quang Trung nói “Việc binh ở Bắc Hà ta giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lan. Việc giao thiệp với Trung Quốc ta giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích” (theo sách Hoàng Lê nhất thông chí - Bản dịch của Ngỏ Tất Tố).
Cùng với Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đã không phụ lòng Quang Trung. Năm Canh Tuất (1790), Phan Huy Ích là trọng thần hàng văn và Ngô Văn sở là trọng thần hàng võ cùng với sứ bộ 150 người tháp tùng “quốc vương” giả(3) và hoang tử Nguyễn Quang Thùy sang Trung Quốc triều cống và chầu vua Thanh Càn Long. Phan Huy ích cùng với các văn thần Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn trổ tài ngoại giao đã thật sự làm “hạ nhiệt” vĩnh viễn đầu óc phục thù của Thanh Càn Long, làm cho mối bang giao Việt - Trung trở thành mối bang giao hòa hiếu. Sự thành công của tài ngoại giao Phan Huy ích lúc ấy đã làm vua Thanh Càn Long (đã 80 tuổi) cho phép “quốc vương” giả của An Nam làm lễ ôm gối”, một ân sủng đặc biệt hiếm thấy mà vua nhà Thanh ban cho các bậc công hầu khanh tướng. Đó là một cống hiến xuất sắc của Phan thể hiện tinh thần hòa hiếu lấy “đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của tổ tiên xưa. Chỉ riêng điều đó Phan Huy ích thật sự xứng đáng là danh nhân lịch sử của dân tộc. Ngoài sự nghiệp chính trị, ngoại giao tài giỏi, Phan Huy ích con là một nhà trước tác lớn, là nhà thơ nhà văn xuất sắc. Ông đã để lại cho đời hai tác phẩm lớn là “DZụ Am ngâm lục” và “DZụ Am văn tập” (DZụ Am là hiệu của ông). Ông là dịch giả và tác giả của nhiều khúc ngâm bằng Nôm vô cùng thống thiết. Nhiều học giả nổi tiếng như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Giáo sư Văn Tân đều cho rằng bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành là của Phan Huy Ích (Theo sách “Chinh phụ ngâm bị khảo” của Hoàng Xuân Hãn - Nhà xuất bản Minh Tân - Paris - 1952). Ông là tác giả bài “vãn” “Ai tư vãn”, thay mặt Lê Ngọc Hân tế vua Quang Trung, đánh giá sự nghiệp Quang Trung ngang với sự nghiệp Nghiêu, Thuấn, Thang, Võ:
"... Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình
Nghe rành rành trước vua Nghiêu, Thuấn
Công đức nhiều ngự vận càng lâu
Mà nay lượng cả ân sâu
Móc mưa tưới khắp chín châu đượm nhuần...”.
Bài văn tế vợ “Truy tiến phu nhân” bà Ngô Thị Thục cũng là một áng văn Nôm tuyệt vời của Phan Huy Ích gây xúc động sâu sắc. “Lịch triều điển cố” “DZụ Am ngâm lục” và “DZụ Am văn tập” là những công trình trước tác và sáng tác lớn của Phan Huy ích đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nền văn hóa dân tộc. Dưới triều Gia Long (năm 1803) Phan Huy Ích bị Gia Long sai đánh đòn thị nhục ở Văn Miếu rồi được tha. Sau đó ông về ở ẩn tại Sài Sơn. Năm 1814 ông về quê tổ Thu Hoạch mở trường dạy học cho đến 1819 lại ra Sài Sơn. Mặc dầu sự nghiệp giáo dục của Phan Huy ích không lớn bằng sự nghiệp chính trị, ngoại giao, trước thư lập ngôn của ông nhưng trong lĩnh vực giáo dục của ông cũng bộc lộ nhân cách và tài năng của một nhà giáo dục xuất sắc.
Em ruột Phan Huy ích là Phan Huy Ôn - một bậc cao khoa thực tả thực học cỏ cống hiến lớn cho nền văn hóa dân tộc. Khoa thi Hương Mậu Tuất (1778) Cảnh Hưng thứ 39, Phan Huy Ôn đỗ Giải nguyên trường Nghệ. Tiếp đến khoa Kỷ Hợi (1779) Cảnh Hưng thứ 40 thi Hội, ông đỗ Tiến sĩ lúc mới 25 tuổi!
Phan Huy ôn là một nhà trước thuật, khảo cứu uyên bác đã đế lại cho đời một công trình khảo cứu quý là bộ sách: Đăng khoa bị khảo”.
Dưới thời phong kiến Lê - Nguyễn, ngoài những nhân vật xuất sắc như Phan Huy Cận, Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn còn nhiều nhân vật khác tuy không phải là bậc cao khoa - ông Nghè - Tiến sĩ nhưng có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự phát triển nền văn hóa dân tộc, trong đó nổi bật là Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú.
Phan Huy Thực (? - 1842) là con trai cả của Phan Huy ích, tên tự là Vị Chỉ, tên hiệu là Xuân Khanh là Tổng tài (Tổng biên tập) bộ “Thực lục". Với cương vị này, Phan Huy Thực đã cùng với các sử thần Quốc sử quán triều Nguyễn biên khảo bộ sử ‘Thực lục" hết sức công phu, tỉ mỉ, là một công trình sử học đồ sộ dưới triều Nguyễn. Ngoài ra, Phan Huy Thực còn có một số tác phẩm được lưu truyền đến ngày nay như: “Tinh thiều kỷ hành. Hoa thiều tạp vịnh, Mộng dương tập tự, Nhan nguyệt vấn đáp'. Õng là dịch giả bài thơ nổi tiếng 'Tỳ bà hành’' của Bạch Cư dị thời thịnh Đường. Con trai Phan Huy Thực là Phan Huy Vịnh, tự là Hàm Phủ, đỗ cử nhân khoa Kỷ Sửu (1829) Minh Mạng thứ 10. Phan Huy Vịnh từng làm Chánh sứ sang nhà Thanh, được phong Lễ bộ Thượng thư. Ông được triều Nguyễn cử làm Tổng tài Quốc sử quán. Ông cũng là nhà thơ, nhà văn có tài với những tác phẩm thơ văn được đánh giá cao như các tập “Như thanh sứ trình” “Sứ trình tùy bút tập”.
Phan Huy Chú tuy học vị không cao, nhưng là nhà sử học lớn ở thế kỷ 19. Nếu thế kỷ 18 có Bảng nhãn Lê Quý Đôn là nhà bác học, nhà bách khoa toàn thư thì thế kỷ 19 có tú tài Phan Huy Chú cũng là nhà bách khoa toàn thư với công trình đồ sộ "Lịch triều Hiến chương loại chi”. Bộ “Hiến chương” ghi chép đầy đủ. tỉ mỉ, chính xác về các mặt kinh tế. chính trị, xã hội, văn hóa v.v. của dân tộc …
Trên đây chỉ giới thiệu chi phái Thu Hoạch và chi phái Sài Sơn của họ Phan Huy gốc Thu Hoạch (nay là Thạch Châu - Lộc Hà). Dòng họ này thế kỷ 18 còn có các em ruột của Phan Huy Cận định cư lập nghiệp ở các xứ khác lập ra các chi phái Phan Huy. Phan Huy Vĩ, em ruột cận kề với Phan Huy Cận, con trai thứ 7 Tăng quận công Phan Huy Tịnh dời ra ở Thanh Oai (Hà Tây) lập ra chi phái họ Phan Huy tại đó. Em ruột cận kề Phan Huy Vĩ là Phan Huy khiêm định cư và lập ra chi phái Phan Huy ở Gia Lâm (Hà Nội). Em ruột cận kề Phan Huy Khiêm là Phan Huy Trì định cư ở Thời Hoạch (nay là Thạch Mỹ - Thạch Hà) lập ra ở đó một chi phái Phan Huy. Như vậy, họ gốc Phan Huy (Thu Hoạch) đến thế kỷ 18 có tất cả 5 chi phái, trong đó có 4 chi phái di cư lập nghiệp ở ngoại tỉnh, ngoại xã. Ngoài chi phái gốc Thu Hoạch và chi phái Sài Sơn, các chi phái khác tuy không phát triển rực rỡ bằng hai chi phái trên nhưng cũng phát triển bình thường không bị mai một qua những cuộc bể dâu, thăng trấm lịch sử.

Trong nhà truyền thống của họ Phan Huy

Sau Cách mạng tháng Tám, họ Phan Huy vẫn phát huy truyền thống là dòng họ văn hóa của đất Bắc Hà xưa. Hiện nay, dòng họ này có nhiều nhà khoa học tài giỏi. Một trong những điển hình đó là học giả Phan Huy Lê, giáo sư đầu ngành của ngành Khoa học Lịch sử Việt Nam, từng được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Suốt trong chiều dài lịch sử đất nước từ xưa tới nay họ Phan Huy (Thu Hoạch) xứng đáng là dòng họ văn hóa của cả dân tộc nói chung, của Phan tộc Việt Nam, Phan tộc Hà Tĩnh và huyện LộcHà nói riêng.
 

Ban oi sai de thi thui nha !

9 tháng 11 2016

oe lytutrong thachhaht

13 tháng 12 2017

Em không đồng tình với cách nghĩ của An vì một làng quê nghèo khó khăn quanh năm mọi người đều đầu tắt mặt tối lo cái ăn chưa đủ, nói đâu đến việc học hành, đỗ đạt làm quan.

Cái nghèo khó có thể do điều kiện tự nhiên không thuận lợi chứ không phải vì mọi người không cố gắng . Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình, dòng họ của An có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm. Chính truyền thống đó là sức mạnh để cho An vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập để góp phần xây dựng quê hương mình thoát khỏi nghèo đói.

25 tháng 10 2016

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống.

Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời.

 

Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ.

Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.

Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.

Không chép mạng

27 tháng 10 2016

thanks bạn nhiều

29 tháng 12 2021

Thu qua, đông tàn, cánh hoa mai nở vàng đón chào mùa xuân sang… Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa.Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho mùa xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm.Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, em chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.

29 tháng 12 2021

Thu qua, đông tàn, cánh hoa mai nở vàng đón chào mùa xuân sang… Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa.Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa, bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho mùa xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm.Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, em chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.

5 tháng 10 2021

tác giả nào bạn?

5 tháng 10 2021

Trong tác phẩm nào em nhỉ?

22 tháng 10 2016

Bài 1: Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm.Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.

Bài 2:

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.Câu thơ còn thể hiện thái độ không khoan nhượng, không nhún nhường trước những hành động bạo tàn đó, thể hiện được chí khí,bản lĩnh của một người dân yêu nước. Không chỉ giận dữ trước hành động của lũ giặc, Lí Thường Kiệt còn lên tiếng cảnh báo trước hậu quả của lũ giặc sẽ phải nhận lấy khi xâm lược Việt Nam “chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời” đó chính là kết cục đầy ê chề, thê thảm của lũ cướp nước. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được niềm tin bất diệt của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn ấy.Như vậy, bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.


 

5 tháng 10 2016

Bài này được không .undefined

5 tháng 10 2016

tự nghĩ đc ko bạn