K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

ĐỂ KIỂM TRA MÔN HÓA LỚP 8 Thời gian : 45 phút Đề 1.Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 điểm)

Câu 1( 1,5 điểm)Có các phản ứng hoá học sau:

1- CaCO3 → CaO + CO2

2. 4P + 5O2 → 2P2O5

3. CaO + H2O → Ca(OH)2

4. H2 + HgO → Hg + H2O

5. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

6. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Hãy khoanh tròn chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng.a) Nhóm chỉ gồm các phản ứng oxihoá - khử là:A. 1, 3 B. 2, 4C. 4, 6 D. 1, 4b) Nhóm chỉ gồm các phản ứng phân huỷ là:A 1, 2 B. 3, 4 C. 5, 6 D. 1, 6c) Nhóm chỉ gồm các phản ứng hoá hợp là:A. 1,3 B. 2, 4 C. 3, 5 D. 2, 3

Câu 2( 1,5 điểm)Hãy cho biết các câu sau đây đúng (Đ) hoặc sai(S)Số TTCâu Đ S

A Nguyên tố oxi có trong thành phần của nước

B Oxi phản ứng với tất cả các nguyên tố kim loại tạo thành oxit bazơ

C Hiđro phản ứng với tất cả các oxit kim loại tạo thành kim loại và nước

D Trong phản ứng của hiđro với một số oxit kim loại, hiđro là chất khử

E Nước phản ứng được với một số kim loại hoạt động mạnh tạo thành dungdịch bazơ và giải phóng khí hiđro

F Nước phản ứng được với tất cả oxit axit tạo thành dung dịch axit

Phần II. Tự luận ( 7, 0 điểm)

Câu 3 ( 2 điểm)Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:1. Kim loại phản ứng với oxi tạo thành oxit bazơ2. Phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit3. Oxit bazơ phản ứng với nước tạo thành bazơ tan trong nước.4. Oxit axit phản ứng với nước tạo thành axit tan trong nước.

Câu 4 ( 2 điểm)Có ba lọ đựng 3 chất rắn màu trắng: P2O5, CaO, CaCO3. Hãy nêu một phương pháp nhận biết mỗi chất trên. Giải thích và viết PTHH.

Câu 5 ( 3 điểm)Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam photpho trong oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm tạo thành tác dụng với nước tạo thành 500ml dung dịch.a) Viết các phương trình hoá học xảy rab) Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thành.(P = 31, H = 1, O = 16)
đây là đề trường mink bạn tham khảo nha !!!

học tốt ok!

13 tháng 3 2018

Em vào tìm kiếm trong mục đề thi, trong đó có đủ đề kiểm tra các chương của lớp 8. Sau khi làm bài xong thì em có thể xem đáp án luôn

30 tháng 4 2017

Theo đề của mình thì có : 16 câu trắc nghiệm ( nhận biết , tính toán đơn giản thôi)

3 câu tự luận gồm 1 bài toán , 1 bài chuỗi phản ứng , 1 bài nhận biết

Mình góp ý vậy thôi , nếu khô​ng giống thì đừng có trách mình đấy ,hehe

30 tháng 4 2017

thanks

26 tháng 10 2016

Sợt gg đi bạn :v

Đề trên đó hiếm cha gì

26 tháng 10 2016

Băng Di ứ giống 1 bài + dạng luôn á

30 tháng 6 2018

Đề cương ôn tập cuối HKIĐề cương ôn tập cuối HKIĐề cương ôn tập cuối HKIĐề cương ôn tập cuối HKI

30 tháng 6 2018

Chụp ốm gianroi nhưng mk chỉ có chương trình cũ thôi????

11 tháng 2 2019

B1: Mua bột đồng,muối ăn và bột sắt về

B2: phân loại và đổ ra riêng

B3: Đổ hỗn hợp ban đầu đi, lấy cái mới mua thế vào

XONG!!!!

GOOD LUCK!!

18 tháng 10 2017

Khi tác hỗn hợp các chất thường dựa vào độ tan của các chất trong nước.

Hòa tan hỗn hợp trên vào nước. Muối ăn tan, bột đồng và bột sắt không tan. Lọc rồi tách riêng phần dung dịch và phần chất rắn.

- Sấy khô chất rắn. Sử dụng nam châm để tách riêng sắt và đồng.

- Cô cạn dung dịch, nước bay hơi hết thì thu được muối.

9 tháng 5 2019

Dạng 1: Điều chế một số muối

PTHH:

1. \(2Na+Cl_2\rightarrow2NaCl\)

2. \(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\uparrow\)

3. \(HCl+NaOH\rightarrow NaCl+H_2O\)

4. \(2NaOH+CuSO_4\rightarrow Cu\left(OH\right)_2^-+Na_2SO_4\)

5. \(CO_2+CaO\rightarrow CaCO_3^-\)

Dạng 2: Điều chế kim loại.

PTHH:

1. \(Fe+CuSO_4\rightarrow FeSO_4+Cu\downarrow\)

2. \(2NaCl\underrightarrow{đpnc}2Na+Cl_2\uparrow\)

3. \(Fe_2O_3+3H_2\rightarrow2Fe+3H_2O\)

9 tháng 5 2019

* Sản phẩm của kim loại tác dụng với oxi:

- Kim loại (trừ Au, Ag, Pt) tác dụng với oxi tạo oxit.

- PTHH:

1) 2Mg + O2 → 2MgO

2) 2Al + 3O2 → 2Al2O3

3) 3Fe + O2 → Fe3O4



14 tháng 11 2016

1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.

  • Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm:
  • Hạt nhân tạo bởi proton (p) và nơtron
  • Trong mỗi nguyên tử: p(+) = e (-)
  • Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
  • Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
  • Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

  • Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
  • Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại... có hạt hợp thành là nguyên tử.
  • Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

2. Thế nào là đơn chất, hợp chất. Cho ví dụ?

  • Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,...
  • Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O.

3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất:

  • Đơn chất: A (đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S,C )
  • Đơn chất: Ax (phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2)
  • Hợp chất: AxBy, AxByCz...

Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A) và cho biết:

  • Nguyên tố tạo ra chất.
  • Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.

4. Phát biểu quy tắc hóa trị. Viết biểu thức.

Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị

Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Biểu thức: x × a = y × b. B có thể là nhóm nguyên tử, ví dụ: Ca(OH)2, ta có 1 × II = 2 × 1
Vận dụng:

Tính hóa trị chưa biết: biết x, y và a (hoặc b) tính được b (hoặc a)

Lập công thức hóa học khi biết a và b:

  • Viết công thức dạng chung
  • Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ:

Lấy x = b hoặc b' và y = a hay a' (Nếu a', b' là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b)

5. Sự biến đổi của chất:

  • Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.
  • Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.

6. Phản ứng hóa học:

  • Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất k=hác.
  • Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
  • Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.
  • Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Có tính chất khác như màu sắc, trạng thái. Hoặc sự tỏa nhiệt và phát sáng.

7. Định luật bảo toàn khối lượng: A + B → C + D

  • Định luật: Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
  • Biếu thức: mA + mB = mC + mD

8. Phương trình hóa học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

  • Ba bước lấp phương trình hóa học: Viết sơ đồ phản ứng, Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa học
  • Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
14 tháng 11 2016

Cảm ơn bn rất nhiều!!!!

 

10 tháng 1 2022

Hoá học 8 kì I, em cần phải phân biệt thế nào là chất, thế nào là vật thể, phân biệt đâu là đơn chất, đâu là hợp chất. Em cần biết lập CTHH của hợp chất, của phân tử khi cho hoá trị hoặc tính hoá trị của các nguyên tố có trong hợp chất. Em cần nắm chắc biết cách tính phân tử khối của phân tử. Em cần phải biết tính khối lượng tính bằng gam của nguyên tử, của hợp chất. Biết cách lập tỉ khối. Một số dạng bài cơ bản về các hạt cơ bản của nguyên tử (proton, electron, notron). Cần phải phân biệt được đâu là hiện tượng vật lí, đầu là hiện tượng hoá học. Biết biểu diễn sơ đồ phản ứng, biểu diễn PTHH, đọc tỉ lệ số phân tử, nguyên tử các chất có trong PTHH. Những dạng tính toán cơ bản theo CTHH, những dạng tính toán cơ bản đến nâng cao theo PTHH,..

10 tháng 1 2022

hmmm bạn nên học lại hóa từ cơ bản

bạn nghĩ hóa khó nhưng ko phải đấy là bạn chưa học thôi