Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài
- Giới thiệu về tinh thần tự học
- Nêu khái quát vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh
II. Thân bài
- Gọi tên vấn đề
+ Thế nào là học? (Học là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng do người khác truyền lại)
+ Thế nào là tự học? ( Tự học là sự chủ động suy nghĩ tự khám phá, nghiên cứu các kiến thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề)
- Đánh giá ý nghĩa của tự học: Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh.Nó cũng thể hiện sự sáng tạo , ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động thu nhận những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người
- Cần có phương pháp tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lý, phù hợp với việc học tập trên lớp
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nấng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
III. kết bài
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.
- Cần phải phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại.
Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về kiến thức và trình độ ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu ấy của xã hội, con người cần phải không ngừng học tập. Hiện nay, khi mà trình độ công nghệ thông tin phát triển, có rất nhiều cách để chúng ta có thể học tập. Các bạn có thể học qua thầy cô, bạn bè, trương lớp, nhưng cũng có thể tự học. Nói về vấn đề này, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”.
Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm; đó là hình thức học một cách tự giác, chủ động nắm tri thức. Tự học: là ý thức tự giác học hỏi của con người. Đây là một phương pháp học mà ở đó bản thân mỗi người phải tự mình vận động, chủ động tiếp thu, lĩnh hội tri thức. Từ đó biến những tri thức bên ngoài thành kiến thức, vốn sống của bản thân.
Người biết cách tự học là người không chỉ tiếp nhận kiến thức từ nhà trường thầy cô mà còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở, quan sát thực tế,…
Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.
Vậy tại sao lại nói: Trong cách học phải lấy tự học làm cốt? Cốt ở đây có nghĩa là gì?
Cốt là cốt yếu, quan trọng nhất, cơ bản, mang tính chất quyết định. Lấy tự học làm cốt tức là lấy việc tự mình tìm tòi, học tập làm điều cơ bản, quyết định. Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí minh khẳng định vai trò, giá trị, tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định của việc tự học trong quá trình học tập.
Bác khẳng định vai trò to lớn của việc tự học vì trong xã hội không phải ai cũng có điều kiện được đi học. Tri thức của nhân loại thì vô hạn mà điều kiện học tập qua trường lớp của con người thì hữu hạn. Một học sinh nghèo, hàng ngày phải đi làm để kiếm sống, có thể tự học bằng thực tế cuộc sống; một bác xe ôm, có thể tự học ngoại ngữ khi bác đi chở khách người nước ngoài; một anh công nhân có thể tự học khi anh đi làm trong các công xưởng để nâng cao trình độ của bản thân,…
Hơn nữa, tri thức thì liên tục thay đổi theo thời gian, theo những kết quả nghiên cứu mới, trong khi kiến thức ở trường học thì có tính ổn định, không bắt kịp sự thay đổi đó. Không tự học thì con người sẽ tụt hâu, không bắt kịp với thời đại, không có đủ kiến thức để làm việc và tồn tại trong xã hội hiện đại. Tự học để nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề sẽ giúp con người có được những cơ hội tốt để phát triển bản thân và có được nhiều cơ hội thành công trong công việc, cuộc sống.
Tự học còn là quá trình giúp con con người tự bồi bổ kiến thức, rèn luyện ý chí, nghị lực, thói quen tích cực, chủ động tích lũy kinh nghiệm, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong thực tế do biết áp dụng những kiến thức đã học. Từ đó tạo cho mỗi người tính tự lập và có thể làm chủ được cuộc sống của bản thân. Một người luôn có tinh thần tự học, sẽ luôn chủ động trong mọi việc, có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành mọi công việc được giao. Tự học có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho sự sáng tạo của mỗi người trong công việc và cuộc sống.
việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh… Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo. Chính Hồ Chí Minh là một tấm gương tự học sáng ngời. Trong suốt cuộc đời của mình, Bác luôn tự học. Bác học mọi lúc mọi nơi, học qua sách vở, học qua những người bạn, học qua công việc… Đặc biệt, không thể không nhắc tới việc tự học ngoại ngữ của Bác Hồ. Ngoài các ngoại ngữ phổ biến như Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Bác Hồ còn thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác. Hay như Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua dầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người thợ quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử nhân loại, rút ra những kinh nghiệm bổ ích và Người đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới…Thực vậy, việc tự học có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của chúng ta. Vậy, tự học như thế nào thì đem lại hiệu quả.
Tự học có nhiều hình thức như: Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự họcngoài xã hội…. Nghe giảng trên lớp cũng cần có sự tích cực học tập. Không phải thầy ghi gì, giảng gì người học cứ cắm đầu ghi chép và học thuộc theo nội dung đã chép được. Khi nghe giảng, người học phải chon lọc những gì cần học ghi vào vở, thực hành nội dung cơ bản rồi mới ghi chép. Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chấ của kiến thức.
Tự học ở nhà tức là phải tự học lại các kiến thức về lý thuyết đã đượchọc trên lớp vận dụng lý thuyết vào làm bài tập thực hành. Tự sưu tầmthêm các bài tập nâng cao để làm. Tự giác, tích cực đọc, nghiên cứu trước bài mới trước khi được học, đọc sách tham khảo về các kiến thức có liên quan đến môn học, đồng thời tự nghiên cứu sáng tạo ra các cách làm bài tập, giải bài tập hay bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất và dễ hiểu nhất. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng. Tấm gương của bạn Phạm Văn Nghĩa là một minh chứng cho tinh thần tự học. Em đã biết vận dụng những điều đã học từ nhà trường để thụ phấn cho cây, tạo ra ròng rọc kéo nước từ giếng sâu. Sự sáng tạo trong học tập của em đã gúp cho cây trồng nhà mình có năng suất cao, gúp mẹ em vơi bớt được phần nào nỗi nhọc nhằn vất vả. Chính vì vậy Phạm Văn Nghĩa đã được thành doàn thành phố Hồ ChíMinh phát động phong trào học tập tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
Đọc sách là một việc quen thuộc của người tự học và mỗi người có thói quen đọc sách khác nhau. Tuy nhiên, cần phải rèn luyện những kỹ năng, thói quen tốt để việc đọc sách thực sự có hiệu quả . Đây là một phương pháp tự học thuận tiện và khá hiệu quả. Chỉ cần có sách, bạn có thể tự học mọi lúc, mọi nơi, khi bạn muốn mà không phụ thuộc vào bất cứ ai. Khi đọc sách, có những kiến thức nào mới, bổ ích, chúng ta có thể ghi chép lại vào sổ tay. Sau đó, mỗi lần cần, chúng ta sẽ xem lại quyển sổ tay của mình để áp dụng vào cuộc sống.
Tự học còn là quan sát, tìm hiểu trong thực tế cuộc sống ở lĩnh vực bộ môn mình nghiên cứu. Đây là một phương pháp mà nhà văn, nhà triết học Ru-xô rất đề cao. Ông coi trọng việc đi bộ ngao du, vừa đi vừa tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu. Đây là cách học trực quan sinh động, thực tế và rất có ý nghĩa. Những kiến thức, những bài học mà con người thu được trong thực tế cuộc sống vô cùng dễ nhớ, dễ hiểu và gần gũi, có ích với cuộc sống của chúng ta.
Về tinh thần tự học, không chỉ ở Việt Nam mà lịch sử khoa học-nghệ thuật thế giới đã có những tấm gương tự học vĩ đại: nhà bác học Ê-đi-xơn, tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học có ích cho nhân lọai, đại văn hào Nga Mácxim Gorki, người coi cuộc sống là “những trường đại học của tôi”….
Tóm lại, trong cuộc sống của chúng ta, tự học là một con đường ngắn dẫn trến tri thức, khoa học. Lê nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi", vậy với tinh thần luôn luôn tự mình học hỏi, con người sẽ được "học mãi" trong đời sống của mình.
Đáp án
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu, dẫn dắt, trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”- câu nói khẳng định giá trị cơ bản của mỗi con người xoay quanh 2 vấn đề Tài và Đức.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (1đ)
+ Tài: Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì.
+ Đức: Tư chất tốt đẹp, là phẩm chất và tư cách con người.
Trong một con người, tài và đức luôn phải song hành cùng nhau.
- Phân tích – chứng minh (6đ):
• Biểu hiện của tài – đức trong mỗi con người:
+ Tài: thể hiện qua năng lực thực hiện hoạt động, công việc nào đó của con người một cách chính xác, xuất sắc. Người có tài là người có khả năng hoàn thành tốt công việc. Người đa tài là người có khả năng làm tốt nhiều việc.
+ Đức: sống đúng với những quy chuẩn đạo đức của con người do xã hội đề ra. Người có đạo đức là người sống lương thiện, ôn hòa, bao dung, vị tha.
+ Người có tài và đức luôn được xã hội trân quý: các vị lương y cứu người, người thầy cô giáo chân chính…
• Mối quan hệ giữa tài và đức:
+ Mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Một con người hoàn thiện là người hội tụ cả hai yếu tố trên.
+ Người có tài năng nhưng không có đạo đức dễ dẫn tới những hành động và suy nghĩ lệch lạc, có thể gây nguy hại cho cộng đồng.
+ Người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không có tài năng thì làm việc cũng khó thành công, ít khả năng đóng góp cho cộng đồng.
+ Trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. “tài”, “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, nó phải được vun đắp, trau dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé để phát triển toàn diện con người.
+ Hồ Chí Minh là minh chứng rõ nét của con người hài hòa 2 mặt tài và đức.
• Bình luận (2đ):
+ Đây là quan niệm hoàn toàn đúng đắn, giáo dục con người tự hoàn thiện mình để trở thành công dân có ích cho xã hội.
+ Mỗi cá nhân cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi kiến thức để rèn luyện cả tài lẫn đức.
+ Liên hệ bản thân.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại vai trò của tài và đức, bài học tu dưỡng đạo đức và trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, cống hiến cho đất nước.
- Phần giới thiệu vấn đề: lời răn dạy "Học tập tốt, lao động tốt".
- Vấn đề được dẫn dắt bằng cách trực tiếp. Cách giới thiệu dễ hiểu vào thẳng vấn đề. Vì vậy người đọc sẽ xác định được chính xác vấn đề người viết đang triển khai.
Địa chỉ, ngày...tháng ... năm 2016
Bác Hồ kính mến
Kính gửi Bác Hồ - người chủ tịch vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Cháu là ..... hôm nay cháu viết bức thư này là muốn kể cho bác nghe về một việc làm khá thiết thực mà cháu và các bạn cùng lớp vừa mới làm được
Bác à năm nay cháu đã lên lớp rồi đấy , đã trở thành một người chị hai và chuẩn bị trở thành chị cả của trường rồi đó bác vì thế những việc làm của trường cháu cũng được tham gia nhiều hơn . Bác biết không mới vừa qua trường trung học cơ sở Định Hưng của chúng cháu vinh dự được đón bằng chuẩn quốc gia mà tỉnh trao tặng .Cùng với đó là tháng thi đua hoa điểm mười chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 . trong đợt thi đua đó lớp 8A chúng cháu đã thực hiện rất tốt các phong trào mà nhà trường đề ra hơn thế nữa chúng cháu đã thực hiện tốt điều thứ nhất trong 5 điều mà bác đã dạy như thi đua học tập tốt giành nhiều hoa điểm mười và lao động thật tốt , chăm chỉ đễ giữ vệ sinh xung quanh trường nhằm đón hai ngày lễ lớn .Ngoài ra lớp còn tích cực tham gia văn nghệ và còn được giải nhất nữa đó bác. Sau đợt thi đua lớp chúng cháu đã vinh dự được nhà trường khen thưởng là lớp tiên tiến xuất sắc đáng để noi theo , là lớp tiên phong trong công tác đoàn đội nữa đấy
Nhưng bác ơi đó chỉ mới xét chung về tập thể thôi còn về cá nhân thì lớp cháu cũng là lớp có đông bạn được ken thưởng nhất trường nữa đó . ví dụ như bạn Trịnh Thị Thanh Tâm và bạn Trịnh Huyền Trang , hai bạn ấy trong một tuần đã xung phong phát biểu và được 5 con điểm miệng trong đó 2 con mười và 3 con 9
Không chỉ thế hai bạn ấy còn là hai đội viên xuất sắc , là nòng cốt học sinh giỏi đội tuyển toán và anh .Hai bạn ấy quả là hai tấm gương sáng xứng đáng để noi theo và học tập
Những việc đó tuy chẳng đáng nhằm nhò khi so với các tấm gương to lớn khác nhưng Bác à chúng cháu xin hứa với Bác rằng sẽ luôn học tập và noi theo tấm gương bác và những lời bác dạy YÊU BÁC
Cháu của Bác
...
.....
OK nkoa bạn
THAM KHẢO NHÉ
Định Hưng, ngày 25 tháng 11 năm 2016
Bác Hồ kính mến
Kính gửi Bác Hồ - người chủ tịch vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Cháu là Jackaroy. hôm nay cháu viết bức thư này là muốn kể cho bác nghe về một việc làm khá thiết thực mà cháu và các bạn cùng lớp vừa mới làm được
Bác à năm nay cháu đã lên lớp rồi đấy , đã trở thành một người chị hai và chuẩn bị trở thành chị cả của trường rồi đó bác vì thế những việc làm của trường cháu cũng được tham gia nhiều hơn . Bác biết không mới vừa qua trường trung học cơ sở Định Hưng của chúng cháu vinh dự được đón bằng chuẩn quốc gia mà tỉnh trao tặng .Cùng với đó là tháng thi đua hoa điểm mười chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 . trong đợt thi đua đó lớp 8A chúng cháu đã thực hiện rất tốt các phong trào mà nhà trường đề ra hơn thế nữa chúng cháu đã thực hiện tốt điều thứ nhất trong 5 điều mà bác đã dạy như thi đua học tập tốt giành nhiều hoa điểm mười và lao động thật tốt , chăm chỉ đễ giữ vệ sinh xung quanh trường nhằm đón hai ngày lễ lớn .Ngoài ra lớp còn tích cực tham gia văn nghệ và còn được giải nhất nữa đó bác. Sau đợt thi đua lớp chúng cháu đã vinh dự được nhà trường khen thưởng là lớp tiên tiến xuất sắc đáng để noi theo , là lớp tiên phong trong công tác đoàn đội nữa đấy
Nhưng bác ơi đó chỉ mới xét chung về tập thể thôi còn về cá nhân thì lớp cháu cũng là lớp có đông bạn được ken thưởng nhất trường nữa đó . ví dụ như bạn Trịnh Thị Thanh Tâm và bạn Trịnh Huyền Trang , hai bạn ấy trong một tuần đã xung phong phát biểu và được 5 con điểm miệng trong đó 2 con mười và 3 con 9
Không chỉ thế hai bạn ấy còn là hai đội viên xuất sắc , là nòng cốt học sinh giỏi đội tuyển toán và anh .Hai bạn ấy quả là hai tấm gương sáng xứng đáng để noi theo và học tập
Những việc đó tuy chẳng đáng nhằm nhò khi so với các tấm gương to lớn khác nhưng Bác à chúng cháu xin hứa với Bác rằng sẽ luôn học tập và noi theo tấm gương bác và những lời bác dạy YÊU BÁC
Cháu của Bác
Karry
Jackaroy
Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" để thoái thác trách nhiệm đó
Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi. Nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh. Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài. Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp. Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học. Ta nói "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại. Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,… được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy được cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích.
Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống. Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ vàcũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ "Học, học nữa, học mãi", học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,… để tồn tại, để chung sống và để phát triển. "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự "đào mồ chôn mình", nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại
Mọi người sinh ra đều bình đẳng, sự khác biệt có chăng là do học vấn. Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Có lẽ cũng chính vì thế nên có ý kiến cho rằng: "Học tập là cuốn vở không có trang cuối". Thật vậy! Học tập là một công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Học tập là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại. Học tập là hạt giống ươm mầm hạnh phúc. Chúng ta có thể học bằng nhiều hình thức, học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và ở bất cứ ai. Ai đó đã nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng". Điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiến thức của nhân loại là biển cả mênh mông, còn những gì mà chúng ta biết và tiếp thu được chỉ là những hạt cát. "Học tập là cuốn vở không trang cuối" là một cách nói ẩn dụ. "Cuốn vở không trang cuối" là hình ảnh tượng trưng cho sự rộng lớn, mênh mông của tri thức. Cuộc sống luôn vận động, mỗi ngày lại có thêm vô số những phát minh mới, kiến thức mới… làm cho chân trời tri thức càng thêm rộng mở. Câu nói "Học tập là cuốn vở không trang cuối" vừa khẳng định tầm quan trọng của học tập, vừa nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý thức phấn đấu vươn lên, vượt qua những giới hạn để phát triển không ngừng, chạm đến những bậc cao hơn trong quá trình chinh phục đỉnh cao tri thức. Học tập là một công việc phải làm suốt đời không ngừng nghỉ. "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Chúng ta không chỉ học từ trường lớp, thầy cô, bạn bè, qua sách báo, tivi, internet… mà còn qua mỗi người mà chúng ta gặp. Học ở họ cách sống và cả tri thức, những vốn sống cần có, quý giá của mỗi con người. Học để tồn tại, để khẳng định chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn không thôi ngưỡng mộ những tấm gương say mê và thành công trên con đường học vấn, nhưng học chưa bao giờ dừng lại. Chúng ta hãnh diện và tự hào, ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu – người Việt Nam được vinh danh thế giới với giải thưởng toán học Fields danh giá, chứng minh bộ đề cơ bản Langland. Không dừng ở đó, ông còn cố gắng học tập, nghiên cứu để vươn cao, vươn xa hơn, cống hiến cho đất nước, cho nhân loại. Chúng ta có thể tự hào về một chàng trai người Việt được vinh danh tại Úc – Nguyễn Trọng Nghĩa. Từ học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá "sinh viên quốc tế của năm". Nhưng không dừng lại ở đó, bạn còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện. "Học tập là cuốn vở không có trang cuối". Lênin cũng đã từngnói: "Học, học nữa, học mãi". Học tập là một quá trình vận động không ngừng, là một công việc phải làm suốt đời. Thế nhưng "học phải đi đôi với hành" và học phải có chọn lọc. Chúng ta cần phải chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức. Đường đến vinh quang không trải đầy hoa hồng, sẽ có lắm khó khăn và thử thách. Ngay từ bây giờ, cần tạo cho mình một động lực phấn đấu, xác định ước mơ và vạch định kế hoạch để phấn đấu không ngừng. Những kẻ sống mà không biết phấn đấu, chỉ nói không làm hay gặp khó khăn mà chùn bước sẽ mãi là những kẻ vô danh, bị thời gian làm cho quên lãng. Nhất là tuổi trẻ: "Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí".
"Học tập là cuốn vở không có trang cuối" là một câu nói vô cùng đúng đắn. Như là một chiếc kim chỉ nam cho mọi chúng ta, câu nói đã khẳng định một cách rõ nét vai trò quan trọng của học vấn và nhắc nhở chúng ta phải phấn đấu không ngừng để tiếp thu và vươn lên đến đỉnh cao tri thức nhân loại. Câu nói ấy chẳng khác gì một châm ngôn sống cho mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ thời đại @. Trong thời buổi hội nhập này, câu nói càng thêm phần ý nghĩa.