K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2019

I. Mở bài

- Giới thiệu về tinh thần tự học

- Nêu khái quát vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh

II. Thân bài

- Gọi tên vấn đề

+ Thế nào là học? (Học là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng do người khác truyền lại)

+ Thế nào là tự học? ( Tự học là sự chủ động suy nghĩ tự khám phá, nghiên cứu các kiến thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề)

- Đánh giá ý nghĩa của tự học: Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh.Nó cũng thể hiện sự sáng tạo , ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động thu nhận những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người

- Cần có phương pháp tự học có hiệu quả:

+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lý, phù hợp với việc học tập trên lớp

+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nấng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.

+ Tạo cho mình thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.

III. kết bài

- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.

- Cần phải phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại.

9 tháng 3 2019

Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về kiến thức và trình độ ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu ấy của xã hội, con người cần phải không ngừng học tập. Hiện nay, khi mà trình độ công nghệ thông tin phát triển, có rất nhiều cách để chúng ta có thể học tập. Các bạn có thể học qua thầy cô, bạn bè, trương lớp, nhưng cũng có thể tự học. Nói về vấn đề này, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”.

Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm; đó là hình thức học một cách tự giác, chủ động nắm tri thức. Tự học: là ý thức tự giác học hỏi của con người. Đây là một phương pháp học mà ở đó bản thân mỗi người phải tự mình vận động, chủ động tiếp thu, lĩnh hội tri thức. Từ đó biến những tri thức bên ngoài thành kiến thức, vốn sống của bản thân.

Người biết cách tự học là người không chỉ tiếp nhận kiến thức từ nhà trường thầy cô mà còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở, quan sát thực tế,…

Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.

Vậy tại sao lại nói: Trong cách học phải lấy tự học làm cốt? Cốt ở đây có nghĩa là gì?

Cốt là cốt yếu, quan trọng nhất, cơ bản, mang tính chất quyết định. Lấy tự học làm cốt tức là lấy việc tự mình tìm tòi, học tập làm điều cơ bản, quyết định. Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí minh khẳng định vai trò, giá trị, tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định của việc tự học trong quá trình học tập.

Bác khẳng định vai trò to lớn của việc tự học vì trong xã hội không phải ai cũng có điều kiện được đi học. Tri thức của nhân loại thì vô hạn mà điều kiện học tập qua trường lớp của con người thì hữu hạn. Một học sinh nghèo, hàng ngày phải đi làm để kiếm sống, có thể tự học bằng thực tế cuộc sống; một bác xe ôm, có thể tự học ngoại ngữ khi bác đi chở khách người nước ngoài; một anh công nhân có thể tự học khi anh đi làm trong các công xưởng để nâng cao trình độ của bản thân,…

Hơn nữa, tri thức thì liên tục thay đổi theo thời gian, theo những kết quả nghiên cứu mới, trong khi kiến thức ở trường học thì có tính ổn định, không bắt kịp sự thay đổi đó. Không tự học thì con người sẽ tụt hâu, không bắt kịp với thời đại, không có đủ kiến thức để làm việc và tồn tại trong xã hội hiện đại. Tự học để nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề sẽ giúp con người có được những cơ hội tốt để phát triển bản thân và có được nhiều cơ hội thành công trong công việc, cuộc sống.

Tự học còn là quá trình giúp con con người tự bồi bổ kiến thức, rèn luyện ý chí, nghị lực, thói quen tích cực, chủ động tích lũy kinh nghiệm, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong thực tế do biết áp dụng những kiến thức đã học. Từ đó tạo cho mỗi người tính tự lập và có thể làm chủ được cuộc sống của bản thân. Một người luôn có tinh thần tự học, sẽ luôn chủ động trong mọi việc, có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành mọi công việc được giao. Tự học có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho sự sáng tạo của mỗi người trong công việc và cuộc sống.

việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh… Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo. Chính Hồ Chí Minh là một tấm gương tự học sáng ngời. Trong suốt cuộc đời của mình, Bác luôn tự học. Bác học mọi lúc mọi nơi, học qua sách vở, học qua những người bạn, học qua công việc… Đặc biệt, không thể không nhắc tới việc tự học ngoại ngữ của Bác Hồ. Ngoài các ngoại ngữ phổ biến như Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Bác Hồ còn thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác. Hay như Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua dầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người thợ quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử nhân loại, rút ra những kinh nghiệm bổ ích và Người đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới…

Thực vậy, việc tự học có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của chúng ta. Vậy, tự học như thế nào thì đem lại hiệu quả.

Tự học có nhiều hình thức như: Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự họcngoài xã hội…. Nghe giảng trên lớp cũng cần có sự tích cực học tập. Không phải thầy ghi gì, giảng gì người học cứ cắm đầu ghi chép và học thuộc theo nội dung đã chép được. Khi nghe giảng, người học phải chon lọc những gì cần học ghi vào vở, thực hành nội dung cơ bản rồi mới ghi chép. Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chấ của kiến thức.

Tự học ở nhà tức là phải tự học lại các kiến thức về lý thuyết đã đượchọc trên lớp vận dụng lý thuyết vào làm bài tập thực hành. Tự sưu tầmthêm các bài tập nâng cao để làm. Tự giác, tích cực đọc, nghiên cứu trước bài mới trước khi được học, đọc sách tham khảo về các kiến thức có liên quan đến môn học, đồng thời tự nghiên cứu sáng tạo ra các cách làm bài tập, giải bài tập hay bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất và dễ hiểu nhất. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng. Tấm gương của bạn Phạm Văn Nghĩa là một minh chứng cho tinh thần tự học. Em đã biết vận dụng những điều đã học từ nhà trường để thụ phấn cho cây, tạo ra ròng rọc kéo nước từ giếng sâu. Sự sáng tạo trong học tập của em đã gúp cho cây trồng nhà mình có năng suất cao, gúp mẹ em vơi bớt được phần nào nỗi nhọc nhằn vất vả. Chính vì vậy Phạm Văn Nghĩa đã được thành doàn thành phố Hồ ChíMinh phát động phong trào học tập tấm gương Phạm Văn Nghĩa.

Đọc sách là một việc quen thuộc của người tự học và mỗi người có thói quen đọc sách khác nhau. Tuy nhiên, cần phải rèn luyện những kỹ năng, thói quen tốt để việc đọc sách thực sự có hiệu quả . Đây là một phương pháp tự học thuận tiện và khá hiệu quả. Chỉ cần có sách, bạn có thể tự học mọi lúc, mọi nơi, khi bạn muốn mà không phụ thuộc vào bất cứ ai. Khi đọc sách, có những kiến thức nào mới, bổ ích, chúng ta có thể ghi chép lại vào sổ tay. Sau đó, mỗi lần cần, chúng ta sẽ xem lại quyển sổ tay của mình để áp dụng vào cuộc sống.

Tự học còn là quan sát, tìm hiểu trong thực tế cuộc sống ở lĩnh vực bộ môn mình nghiên cứu. Đây là một phương pháp mà nhà văn, nhà triết học Ru-xô rất đề cao. Ông coi trọng việc đi bộ ngao du, vừa đi vừa tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu. Đây là cách học trực quan sinh động, thực tế và rất có ý nghĩa. Những kiến thức, những bài học mà con người thu được trong thực tế cuộc sống vô cùng dễ nhớ, dễ hiểu và gần gũi, có ích với cuộc sống của chúng ta.

Về tinh thần tự học, không chỉ ở Việt Nam mà lịch sử khoa học-nghệ thuật thế giới đã có những tấm gương tự học vĩ đại: nhà bác học Ê-đi-xơn, tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học có ích cho nhân lọai, đại văn hào Nga Mácxim Gorki, người coi cuộc sống là “những trường đại học của tôi”….

Tóm lại, trong cuộc sống của chúng ta, tự học là một con đường ngắn dẫn trến tri thức, khoa học. Lê nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi", vậy với tinh thần luôn luôn tự mình học hỏi, con người sẽ được "học mãi" trong đời sống của mình.

11 tháng 8 2021
Tham Khẻo :

1. Mở bài

- Thiếu nhi là mầm non của đất nước.
- Lời dạy của Bác Hồ nêu bật nhiệm vụ của thiếu nhi: "Học tập tốt, lao động tốt".

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Học tập tốt: Tiếp thu kiến thức, mở mang hiểu biết của bản thân trên ghế nhà trường và trong cuộc sống.
- Lao động tốt: Làm việc phù hợp với lứa tuổi, để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình, xây dựng trường lớp.

b. Lời dạy của Bác Hồ vô cùng đúng đắn:
- Tuổi nhỏ phải biết học tập tốt vì: chuẩn bị kiến thức cho tương lai, hoàn thiện bản thân, gặt hái thành công.
Dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Ngọc Ký...
- Tuổi nhỏ cũng phải biết lao động: Dù chưa làm được những việc lớn lao, ta cần bắt đầu từ việc nhỏ, rèn tính cần cù, có trách nhiệm
Dẫn chứng: Giúp cha mẹ dọn dẹp vệ sinh ngôi nhà thân yêu; vệ sinh trực lớp, trồng cây xanh...

c. Bài học cho học sinh:
- Học tập có phương pháp khoa học để đạt kết quả tốt.
- Chăm chỉ lao động để rèn luyện bản thân và làm được nhiều việc ý nghĩa.

3. Kết bài

- Khẳng định lời dạy của Bác.
- Yêu Tổ Quốc càng phải chăm học chăm làm.

11 tháng 8 2021


 

    

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Học tập tốt: Tiếp thu kiến thức, mở mang hiểu biết của bản thân trên ghế nhà trường và trong cuộc sống.
- Lao động tốt: Làm việc phù hợp với lứa tuổi, để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình, xây dựng trường lớp...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt tại đây

 II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Học Tập Tốt, Lao Động Tốt (Chuẩn)

Đối với mỗi đất nước, có thể nói, thế hệ trẻ chính là nguồn sức sống, là tương lai của đất nước đó. Bác Hồ, một nhà cách mạng lớn, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam vô cùng yêu quý và quan tâm đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác từng dạy các cháu 5 điều phải thực hiện để trở thành người chủ tương lai của Tổ quốc, một trong 5 điều Bác dạy mà thiếu nhi Việt Nam luôn ghi nhớ, là lời dạy: "Học tập tốt, lao động tốt".

Lời dạy ấy có ý nghĩa như thế nào? Ai cũng hiểu "Học tập tốt" là ra sức tiếp thu tri thức, mở mang hiểu biết của bản thân. Hiểu rõ hơn, học tập tốt trước tiên là thực hiện mọi nhiệm vụ học tập mà thầy cô hướng dẫn và giao cho học sinh. Học tập tốt cũng là nâng cao tinh thần tự học, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, ở mọi nơi, mọi lúc. Còn "lao động tốt" chính là cần chăm chỉ làm việc. Việc làm của tuổi nhỏ chưa là những việc lớn lao, nhưng chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ, có ích. Bởi lao động không chỉ đem lại hiệu quả cho đời sống, mà còn là sự rèn luyện tính cần cù và tinh thần trách nhiệm ngay từ khi bạn còn rất nhỏ, chỉ có tinh thần yêu lao động mới đem đến cho chúng ta sự no ấm và hạnh phúc.

Lời dạy của Bác Hồ thật vô cùng đúng đắn và quý giá đối với các thế hệ thiếu niên nhi đồng. Bởi vì, tuổi nhỏ là tuổi để học tập và hoàn thiện bản thân. Quá trình học tập của mỗi con người không chỉ là quá trình bồi dưỡng kiến thức khoa học và xã hội, mà chính là quá trình khám phá những điều mới mẻ, khám phá chính bản thân mình, để không ngừng hoàn thiện. Từ đó, "học tập tốt" giúp cho con người có thể gặt hái thành công, tìm ra hướng đi đúng cho cuộc sống của mình. Trong tích xưa truyện cũ của dân tộc ta, người xưa có nêu tấm gương Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, chăm học, quyết vượt qua mọi gian khó để học tập tốt. Cuối cùng, từ một cậu bé chăn trâu, ông đã trở thành một trạng nguyên với tài hoa lừng danh đất Việt. Tấm gương của trạng nguyên càng cho chúng ta thấy, chỉ có học tập mới có thể giúp con người vươn lên, thay đổi số phận. Thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng vậy: sinh ra là một đứa trẻ bị liệt đôi tay, tương lai tưởng chừng như khép lại trước mặt thầy. Nhưng chính tinh thần không ngừng học hỏi, kiên quyết vươn đến chân trời tri thức đã giúp thầy tốt nghiệp Đại học, trở thành nhà văn, nhà giáo, thành tấm gương cho thế hệ trẻ khâm phục và noi theo không ngừng học tập.

Bên cạnh học tập cho tốt, tuổi nhỏ cũng cần phải biết "lao động tốt", đừng nghĩ rằng tuổi niên thiếu chỉ là học và vui chơi. Bác Hồ từng dạy rằng: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Việc lao động của chúng ta không phải chỉ giúp ông bà, cha mẹ bớt nhọc nhằn, hay giúp trường lớp của chúng ta xanh, sạch, đẹp, mà tuổi nhỏ lao động còn là để rèn kỹ năng sống, rèn tính cách tốt. Một bạn trẻ biết cần cù lao động từ nhỏ, khi lớn lên, chắc chắn sẽ trở thành một công dân tích cực làm việc để xây dựng quê hương. Việc lao động tốt của tuổi học sinh là làm việc nhà, vệ sinh trường lớp, góp phần gìn giữ môi trường sống, làm những công tác xã hội vừa sức. Khi đó, thời thơ ấu của chúng ta lại càng thêm đẹp và có ý nghĩa.

Để "Học tập tốt, lao động tốt" như lời dạy của Bác Hồ, mỗi bạn trẻ cần phải biết học tập có phương pháp khoa học và lao động vừa sức của bản thân, "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Trong học tập, ta cần bố trí thời gian biểu khoa học, cần kiên trì, nhẫn nại trong khám phá tri thức khoa học. Tuổi học sinh hôm nay không chỉ học trong nhà trường, trong sách giáo khoa, mà còn phải năng động, học ở đời sống, trên mạng công nghệ thông tin, tiếp thu kiến thức mới, hiểu và theo kịp cuộc cách mạng khoa học 4.0 trên toàn cầu. Còn việc lao động: Bạn trẻ hôm nay cần siêng năng hơn nữa, tránh việc sa đà trên mạng internet hay miệt mài dùng thời giờ vào điện thoại thông minh. Chính những công việc tay chân mà hữu ích sẽ giúp cho bạn rèn luyện sức khỏe, có tinh thần minh mẫn. Học tập tốt và lao động tốt luôn bổ trợ cho nhau.

Tóm lại, dù Bác Hồ đã đi xa, nhưng năm điều Bác dạy vẫn luôn là kim chỉ nam cho tuổi nhỏ dưới mái trường. Trong đó, "Học tập tốt, lao động tốt" luôn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ Việt Nam yêu Tổ quốc, nên ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết chăm học chăm làm, không ngừng rèn luyện vươn lên theo kịp thời đại. Chỉ có như vậy trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ bảo vệ vững chắc giang sơn gấm vóc mà cha ông đã đem xương máu để dựng xây.

--------------------HẾT-------------------

Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh em học tập từ Bác phương pháp học tập là : luôn học hỏi , tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay và tìm hiểu những nền văn hóa mới nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc .  Em thấy phương pháp học tập của Bác rất hay . Việc chúng ta luôn chủ động học hỏi sẽ tốt hơn là ỷ lại vào một ai đó và lười biếng . Như ta đã biết , tự học như một chìa khóa dẫn đến con đường thành công . Và phương pháp luôn học hỏi cũng vậy . Thật bổ ích và đáng học hỏi làm sao ! Tiếp đó là việc tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay . Đó cũng là một điều rất tốt . Vì khi ta tiếp thu một cái đẹp , tâm hồn ta sẽ cảm thấy thoải mái . Khi ta tiếp thu một cái hay , phẩm chất của ta lại được bồi đắp và  tu dưỡng trọn vẹn . Chao ôi , Bác quả là một người đáng khâm phục khi thực hiện phương pháp này ! Cuối cùng là tìm hiểu những nền văn hóa mới nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc . Tìm hiểu nền văn hóa khác giúp cuộc sống chúng ta muôn màu muôn vẻ hơn . Nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc vì đó như cái đáng tự hào của chúng ta vậy . Tóm lại , từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh , em đã học hỏi được rất nhiều phương pháp học bổ ích .

7 tháng 9 2021

Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh em học tập từ Bác phương pháp học tập là :

luôn học hỏi , tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay và tìm hiểu những nền văn hóa mới nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc .  Em thấy phương pháp học tập của Bác rất hay . Việc chúng ta luôn chủ động học hỏi sẽ tốt hơn là ỷ lại vào một ai đó và lười biếng . Như ta đã biết , tự học như một chìa khóa dẫn đến con đường thành công . Và phương pháp luôn học hỏi cũng vậy . Thật bổ ích và đáng học hỏi làm sao ! Tiếp đó là việc tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay . Đó cũng là một điều rất tốt . Vì khi ta tiếp thu một cái đẹp , tâm hồn ta sẽ cảm thấy thoải mái . Khi ta tiếp thu một cái hay , phẩm chất của ta lại được bồi đắp và  tu dưỡng trọn vẹn . Chao ôi , Bác quả là một người đáng khâm phục khi thực hiện phương pháp này ! Cuối cùng là tìm hiểu những nền văn hóa mới nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc . Tìm hiểu nền văn hóa khác giúp cuộc sống chúng ta muôn màu muôn vẻ hơn . Nhưng không được quên đi bản sắc dân tộc vì đó như cái đáng tự hào của chúng ta vậy . Tóm lại , từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh , em đã học hỏi được rất nhiều phương pháp học bổ ích .

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức gây tổn thương đến người bạn của mình. Hiện nay bạo lực học đường diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức. Có thể là bạo lực bằng hành động, dùng các đồ vật để gây thương tích lên thân thể nạn nhân. Hoặc đó có thể là bạo lực ngôn từ dẫn đến trầm cảm và tổn thương cho tâm hồn. Nhưng dù dưới hình thức nào sử dụng bạo lực cũng là hành vi thiếu đạo đức. Nguyên nhân của vấn nạn này là do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. Bên cạnh đó còn có yếu tố thiếu sự quan tâm của gia đình và sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. Hàng năm có đến chục nghìn vụ bắt nạt học đường, rất nhiều em học sinh vì việc bạo lực mà bỏ dở tương lai. Vì thế, nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề. Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái khi con em mình có biểu hiện bạo lực. Và tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.

10 tháng 8 2023

Dàn ý:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

Đoạn văn gợi ý:

Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!

Tuệ Lâm

2 tháng 9 2020

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.

    Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.

    Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".

    Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…