Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Treo vào hai đầu của chiếc đũa ăn cơm 2 vật, buộc một sợi dây vào giữa của chiếc đũa, di chuyển sợi dây đến vị trí chiếc đũa giữ thăng bằng thì vị trí đó chính là trọng tâm của chiếc đũa.
Treo vào hai đầu của chiếc đũa ăn cơm 2 vật, buộc một sợi dây vào giữa của chiếc đũa, di chuyển sợi dây đến vị trí chiếc đũa giữ thăng bằng thì vị trí đó chính là trọng tâm của chiếc đũa.
Trọng lực có:
+ Điểm đặt tại trọng tâm của vật (quả táo).
+ Phương thẳng đứng.
+ Chiều từ trên xuống dưới.
+ Độ lớn phụ thuộc vào khối lượng của vật.
- Lực F1 có mômen lực là \(M_1=F_1d_1\) và có tác dụng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
- Lực F2 có mômen lực là \(M_2=F_2d_2\) và có tác dụng làm vật quay cùng chiều kim đồng hồ.
⇒ Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là mômen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ bằng với mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ.
1.
- Hình 13.2a: Vật chịu tác dụng của hai lực cùng phương, cùng chiều nên lực tổng hợp cũng cùng phương, cùng chiều với hai lực thành phần và có độ lớn bằng tổng của hai lực thành phần cộng lại: \(F = {F_1} + {F_2}\)
- Hình 13.2b: Vật chịu tác dụng của hai lực cùng phương, ngược chiều nên lực tổng hợp sẽ có chiều giống với lực thành phần có độ lớn lớn hơn. Độ lớn: \(F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right|\)
2.
Quy tắc tổng hợp hai lực cùng phương:
Lực tổng hợp của hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \) cùng phương là một lực \(\overrightarrow F \)
- Phương: cùng phương với hai lực thành phần
- Chiều:
+ \(\overrightarrow {{F_1}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{F_2}} \Rightarrow \overrightarrow F \uparrow \uparrow \overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \)
+ \(\overrightarrow {{F_1}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{F_2}} \): thì \(\overrightarrow F \) sẽ cùng chiều với lực có độ lớn lớn hơn
- Độ lớn:
+ \(\overrightarrow {{F_1}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{F_2}} \Rightarrow F = {F_1} + {F_2}\)
+ \(\overrightarrow {{F_1}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{F_2}} \Rightarrow F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right|\)