Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hãng tin infox.ru của Nga vừa đăng bài viết về quan hệ Nga-Việt Nam, trong đó đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn bài viết trên cho biết Nga bắt đầu tích cực thúc đẩy chính sách hướng Đông vào nửa cuối thập kỷ đầu tiên thế kỷ 21. Nếu như ở Đông Bắc Á, đối tác chiến lược chính của Nga là Trung Quốc thì ở Đông Nam Á, Việt Nam giữ vị trí này.
Mối quan hệ đặc biệt giữa Nga và Việt Nam được thiết lập vào năm 2012, khi hai bên nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Sau ba năm, cũng chính Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký hiệp định về thành lập khu vực thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU, gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan) và thỏa thuận này đã có hiệu lực cách đây hơn một năm.
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa Nga và Việt Nam ngày càng được khẳng định khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bốn lần đến Việt Nam, trong đó gần đây nhất là chuyến đi của ông Putin đến Đà Nẵng để tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong hai ngày 10-11/11 vừa qua.
Về mức độ mối quan hệ với Việt Nam cũng được chứng minh bằng mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu ý kiến xã hội toàn Nga (VTsIOM), trong ASEAN, người dân Nga biết nhiều nhất tới Việt Nam. Giám đốc Trung tâm VTsIOM Valery Fedorov nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia được người Nga biết đến nhiều nhất trong số các quốc gia ASEAN và đây là điều không phải bàn cãi.
Theo ông Fedorov, để đưa ra nhận định này, Trung tâm VTsIOM đã đánh giá tất cả các yếu tố như du lịch, hàng hóa, văn hóa, mối liên hệ giữa con người và vai trò chính trị trên thế giới. Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center), 83% người dân Việt Nam có tình cảm với nước Nga, một trong những mức cao nhất trong số các quốc gia trên thế giới.
Bài viết cũng cho biết trong bối cảnh áp lực của các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ và phương Tây, Nga đã tăng cường chính sách kinh tế hướng Đông của mình. Và cầu nối cho sự hợp tác kinh tế của Nga với các quốc gia Đông Nam Á chính là Việt Nam. Theo bài viết, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã nhiều lần nhấn mạnh sẵn sàng đóng vai trò cầu nối và điều này là hoàn toàn có khả năng bởi vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong khối ASEAN.
Sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong khối. Điều đặc biệt quan trọng là bước đột phá về kinh tế của Việt Nam sau khi thực hiện chính sách “Đổi mới” từ hơn 30 năm trước và điều này đã giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP trung bình trên 6%/năm, đưa Việt Nam từ một nước nghèo thành một lực lượng kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á.
Việt Nam cũng theo đuổi chính sách hội nhập kinh tế trong hệ thống khu vực. Hiện các quốc gia ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Nếu trước đây, Việt Nam gần như không xuất khẩu vốn thì hiện nay, đầu tư từ Việt Nam sang các quốc gia khác trong hiệp hội đã đạt mức độ đáng kể. Đặc biệt, thị trường Việt Nam đang hoạt động tích cực ở các nước láng giềng như Campuchia, Lào và Myanmar. Bài báo nhận định vai trò của Việt Nam cả về chính trị và góc độ kinh tế đã gia tăng đáng kể trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây.
Tuy nhiên, trong khi các mối quan hệ chính trị và nhân đạo giữa Việt Nam và Nga đạt mức độ rất cao thì hợp tác kinh tế lại chưa đáp ứng được mong đợi của hai bên, điều đã được lãnh đạo hai nước nhiều lần nhắc tới. Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga Igor Shuvalov cho rằng hai nước cần phát triển hơn nữa mối quan hệ kinh tế. Hồi tháng Sáu vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Liên bang Nga, hai bên đã nhất trí về hơn 20 chương trình đầu tư chung với tổng trị giá khoảng 10 tỷ USD.
Khẳng định vai trò nòng cốt trong khu vực
Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã nổi lên là một thành viên năng động và trách nhiệm, mang lại những ảnh hưởng tích cực cho cấu trúc của ASEAN, thúc đẩy hợp tác nội khối và tạo nhiều cơ hội cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc duy trì sự thống nhất, hòa bình và ổn định khu vực.
Cụ thể, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Campuchia, Lào và Myanmar vào ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một “mái nhà chung” ASEAN bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Điều này đã góp phần đưa ASEAN trở thành tổ chức đại diện cho toàn khu vực, liên kết sâu rộng và có vai trò quan trọng ở Đông Nam Á và châu Á -Thái Bình Dương.
Năm 1998, chỉ 3 năm sau khi Việt Nam trở thành thành viên của khối, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6. Kế hoạch hành động Hà Nội được đưa ra tại Hội nghị đã giúp duy trì sự hợp tác và tăng cường vị thế của hiệp hội trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN 2001 và nước Chủ tịch ASEAN 2010. Ở hai cương vị này, Việt Nam đã giúp thúc đẩy một bước tiến lớn hướng tới thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, qua đó tăng cường vai trò và vị thế quốc tế của khối.
Trong suốt 25 năm qua, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến và đã được hiện thực hóa, trong đó phải kể đến Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng mở rộng (ADMM+) hay thành lập Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN. Năm 2010, nước Chủ tịch Việt Nam tạo được đồng thuận về quyết định mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) cho Nga và Mỹ tham gia...
Trong vai trò điều phối, Việt Nam đã làm tốt việc kết nối, mở rộng và làm sâu sắc quan hệ giữa ASEAN với các đối tác chiến lược, như: Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Australia và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực triển khai lộ trình tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN, tham gia soạn thảo sáng kiến liên kết ASEAN, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ các thành viên mới hội nhập khu vực.
Đặc biệt, trong năm 2019 Việt Nam đã cùng các nước thành viên xây dựng và thông qua quan điểm về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, giúp hình thành lập trường chung của ASEAN về vấn đề này. Cũng trong năm 2019, Việt Nam tham gia thúc đẩy thông qua, hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Dịch vụ, xây dựng lộ trình cắt giảm hàng rào phi thuế quan và kết thúc đàm phám Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), dự kiến sẽ được ký trong năm 2020 tại Việt Nam.
Đánh giá về vai trò và những đóng góp của Việt Nam trong suốt 25 năm qua, Đại sứ Trần Đức Bình, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN cho biết: Việt Nam là một quốc gia thành viên có trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tất cả các hoạt động của ASEAN và luôn nằm trong nhóm nước có tỷ lệ cao nhất trong việc thực hiện kế hoạch tổng thể về xây dựng cộng đồng ASEAN.
Năm 2020, việc Việt Nam đang tích cực phát huy vai trò dẫn dắt của Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã một lần nữa ghi thêm vào danh mục những đóng góp của Việt Nam cho ASEAN trong suốt 25 năm qua, cũng như khẳng định vị thế và vai trò lãnh đạo của quốc gia trong khu vực. Cộng đồng ASEAN kịp thời hành động, chủ động thích ứng, gắn kết các quốc gia đối phó với đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Sau sự thành công của Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó với COVID-19, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến cũng đã thành công tốt đẹp... Các quốc gia thành viên đã đưa ra Tuyên bố Tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên thách thức và hướng tới phát triển bền vững, trở thành kim chỉ nam cho ASEAN trên con đường phát triển và hội nhập. Dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, các quốc gia trong khu vực đã cùng chia sẻ những kết quả ban đầu đáng khích lệ trong cuộc chiến chống Covid-19 và các sáng kiến như lập Quỹ ứng phó dịch Covid-19 của ASEAN, Kho dự trữ vật tư y tế của khu vực, Bộ quy trình vận hành tiêu chuẩn của ASEAN cho các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, xây dựng Kế hoạch phục hồi toàn diện sau dịch bệnh.
Tổng thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi đánh giá: Việt Nam đã thể hiện “tầm lãnh đạo mạnh mẽ” trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch COVID-19. ASEAN đã đoàn kết và nhanh chóng ứng phó với đại dịch kể từ tháng 2/2020. Điều này một lần nữa khẳng định “tầm lãnh đạo của Việt Nam” đặc biệt trong việc thúc đẩy các quốc gia thành viên đối thoại và hợp tác thông qua một loạt các hội nghị trực tuyến. ASEAN hoàn toàn có thể vượt qua thử thách của dịch COVID-19 với sự đồng thuận, kiên cường và nỗ lực.
Ngành du lịch
- Việt Nam có một địa hình đa dạng, từ bãi biển dài và đồng bằng sông Cửu Long phẳng lặng đến các dãy núi cao và khu vực cao nguyên. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành du lịch:
+ Bãi biển và du lịch biển: Với hơn 3,000 km bờ biển, Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp và cảnh quan biển tuyệt vời. Địa hình phẳng của các vùng biển như Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển và các khu nghỉ dưỡng.
+ Du lịch núi và leo núi: Các dãy núi như dãy Trường Sơn và dãy núi Tây Bắc cung cấp cơ hội tuyệt vời cho du lịch núi và leo núi. Địa hình núi cao, rừng rậm và dân tộc thiểu số làm cho khu vực này trở nên hấp dẫn đối với người yêu thích phượt và du lịch mạo hiểm.
+ Du lịch vùng cao nguyên: Các khu vực cao nguyên như Đà Lạt và Pleiku cung cấp không gian mát mẻ và cảnh quan độc đáo. Địa hình cao nguyên tạo điều kiện thích hợp cho du lịch thảo nguyên, thăm vườn hoa, và trải nghiệm khí hậu mát mẻ.
- Khó khăn và thách thức: địa hình núi cao và xa xôi có thể tạo ra thách thức về việc xây dựng cơ sở hạ tầng và vận chuyển. Việc phát triển du lịch ở những khu vực này có thể đòi hỏi đầu tư lớn và quản lý thông minh để bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương.
THAM KHẢO:
-Sông ngòi:
+Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
+Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung
+Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
+Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
-Đất:
+Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam
+Nước ta có ba nhóm đất chính:Nhóm đất feralit vùng núi thấp,nhóm đất mùn núi cao,nhóm đất phù sa sông và biển
Tham khảo
câu 1;
Vị trí và giới hạn lãnh thổ
- Diện tích đất tự nhiên nước ta (bao gồm đất liền và hải đảo) là 331 212 km2. - Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. - Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). - Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
c2;- Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên
+ Vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc.
+ Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, Đông Nam á đất liền và Đông Nam á hải đảo.
+ Vị trí ở vị trí tiếp xúc giữa các luồng sinh vật và luồng gió mùa.
c3;Sông bạch đằng ; sông kinh thầy; sông cấm ;......
Tham khảo:
Với Việt Nam, tham gia ASEAN là đột phá khâu mở cánh cửa phá vỡ bao vây cấm vận và từng bước hội nhập vào đời sống khu vực và quốc tế. Trở thành thành viên ASEAN đã giúp thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hòa bình hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực trên nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, tạo cho chúng ta những cơ hội và triển vọng mới phát triển đất nước.
Tham gia ASEAN còn góp phần nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. 20 năm tham gia ASEAN chứng kiến quá trình trưởng thành của Việt Nam trên sân chơi hội nhập, từ giai đoạn học hỏi, làm quen để vượt qua những bỡ ngỡ, e ngại ban đầu, đến hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của một thành viên và tiến tới vị thế hiện nay là một thành viên chủ động, tích cực tham gia định hình “luật chơi chung”. Có thể nói, các giai đoạn Việt Nam tham gia ASEAN luôn đồng hành, là một trong những cơ sở cho quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam. Tổng kết quá trình Việt Nam tham gia ASEAN, nhiều dấu ấn đóng góp quan trọng của Việt Nam luôn gắn liền với những bước tiến đầy ý nghĩa của ASEAN. Trong ba trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN, thì ý tưởng thành lập Cộng đồng Văn hóa - Xã hội là sáng kiến của Việt Nam.
Trong suốt quá trình tham gia hội nhập ASEAN, Việt Nam luôn nỗ lực hết mình vì sự phát triển và lớn mạnh của Hiệp hội với ý thức về tầm quan trọng chiến lược của ASEAN đối với Việt Nam: một Hiệp hội ASEAN đoàn kết, vững mạnh và thống nhất sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển ở khu vực. Với phương châm chủ đạo đó, một thập kỷ rưỡi qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực cùng các nước thành viên thúc đẩy hợp tác, tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN, cùng ASEAN vượt qua những giai đoạn thăng trầm, qua đó, góp phần không nhỏ vào những thành công ASEAN có được ngày hôm nay.
Đóng góp đầu tiên đáng ghi nhận của Việt Nam trong ASEAN là vai trò tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia vào ASEAN, qua đó, hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, đưa ASEAN trở thành tổ chức đại diện cho toàn khu vực, chấm dứt thời kỳ chia rẽ giữa các nhóm nước, mở ra giai đoạn hợp tác hữu nghị cùng phát triển ở khu vực.
Năm 1998, chỉ 3 năm sau khi gia nhập, Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội. Năm 2001, Việt Nam là nước chủ trì xây dựng và góp phần trong Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp Khoảng cách Phát triển. Việt Nam cũng đã tích cực đóng góp xây dựng và triển khai các lộ trình, kế hoạch hành động về xây dựng cộng đồng ASEAN.
Đáng chú ý, Việt Nam đã đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch ASEAN 2010 đúng vào giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng của ASEAN.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong 5 nước đầu tiên phê chuẩn sau khi Hiến chương ASEAN được ký kết và luôn tích cực trong quá trình triển khai; là nước thứ 2 cử đại diện thường trực trong Ủy ban các Đại diện thường trực về ASEAN (CPR) và được đánh giá là một trong những nước đi đầu trong việc triển khai các biện pháp hướng tới hình thành cộng đồng vào cuối năm nay.
Việt Nam là một trong những nước tích cực trong việc thúc đẩy duy trì đoàn kết nội khối, đề cao tự cường khu vực, các giá trị, chuẩn mực ứng xử chung của ASEAN và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.
Với việc đề cao sức mạnh đoàn kết và tự cường, Việt Nam đã nỗ lực cùng các nước ASEAN vượt qua những giai đoạn khó khăn. Trong năm 1998, chúng ta đã tích cực phối hợp với các nước ASEAN trong việc vượt qua cơn bão khủng hoảng tài chính 1997-1998 cũng như đưa ra quyết sách kết nạp Campuchia vào ASEAN năm 1999.
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010, bản lĩnh tự chủ của ASEAN trong ứng xử với các nước lớn lại một lần nữa được khẳng định thông qua quyết định kết nạp Nga và Mỹ vào Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), qua đó càng khẳng định vai trò chủ đạo của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.
Việt Nam cũng đã có những đóng quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực, trong đó có bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Việt Nam luôn đề cao vai trò của việc tuân thủ Hiến chương ASEAN và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) như bộ quy tắc ứng xử điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, ở khu vực, nhất là các nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Về Biển Đông, Việt Nam luôn tích cực đề cao tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; tuân thủ luật pháp quốc tế; kiềm chế và không làm phức tạp tình hình; không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982; thực hiện đầy đủ DOC và sớm đạt được COC v.v…
Những đóng góp chính
Đóng góp của Việt Nam vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện rõ trên những khía cạnh chính sau: Thứ nhất, có vai trò quan trọng đưa hai nhóm nước ASEAN xích lại gần nhau nhờ vị trí địa - chính trị và quá trình lịch sử của Việt Nam tạo ra. Việt Nam đã đóng góp lớn trong việc xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Thứ hai, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội ở những thời điểm khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Thứ ba, về tầm cỡ kinh tế, so với các quốc gia khác trong khu vực,Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, luôn xác định có trách nhiệm trong việc hoàn thành các cam kết của mình. Việt Nam đã vượt lên nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar trong ASEAN 4 tạo nên một mức mới trong ASEAN. Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với không ít thành công đã đạt được. Việt Nam cũng là quốc gia thoát nghèo nhanh nhất nên dễ thuyết phục nước khác.
Với tinh thần tích cực, chủ động, trách nhiệm, kể từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã hết sức nỗ lực cùng các nước ASEAN trong việc thúc đẩy đạt được nhiều kết quả quan trọng.
refer
Vai trò của Việt Nam trong cộng đồng ASEAN - Chi tiết tin tức - Sở Ngoại vụ