Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xem lại đề câu a
A B C H I = = x x
GT | △ABC: AB = AC. HC = HB = BC/2. HA = HI |
KL | a, ? b, AH là đường trung trực của BC c, IC // AB d, CAH = CIH |
Bài giải:
a, Xem lại đề
b, Xét △AHB và △AHC
Có: AB = AC (gt)
BH = HC (gt)
AH là cạnh chung
=> △AHB = △AHC (c.c.c)
=> AHB = AHC (2 góc tương ứng)
Mà AHB + AHC = 180o (2 góc kề bù)
=> AHB = AHC = 180o : 2 = 90o
=> AH ⊥ BC
Mà HB = HC
=> AH là đường trung trực của BC
c, +) Nếu học trường hợp bằng nhau của tam giác vuông r thì trình bày như này cũng đc nè :))
C1: Xét △AHB vuông tại H và △IHC vuông tại H
Có: AH = HI (gt)
HB = HC (gt)
=> △AHB = △IHC (2cgv)
=> ABH = HCI (2 góc tương ứng)
Mà 2 góc này nằm ở vị trí so le tron
=> AB // IC
+) Còn chưa học thì trình bày vậy:
C2: Xét △AHB và △IHC
Có: AH = HI (gt)
AHB = IHC (2 góc đối đỉnh)
HB = HC (gt)
=> △AHB = △IHC (c.g.c)
=> ABH = HCI (2 góc tương ứng)
Mà 2 góc này nằm ở vị trí so le tron
=> AB // IC
+) Nói chung trình bày cách nào cũng đc nếu học hết rồi
d, Vì △AHB = △IHC (cmt) => HAB = HIC (2 góc tương ứng)
Mà HAB = HAC (△AHB = △AHC)
=> HIC = HAC (đpcm)
a) Xét \(\Delta ABH\) và \(\Delta ACH\) có :
AB = AC ; AH : chung ; BH = CH
=> \(\Delta ABH\) = \(\Delta ACH\)
b) Có AB = AC
=> \(\Delta ABC\) cân tại A mà AH là trung tuyến
=> AH là trung trực của BC
c) Xét \(\Delta ABH\) và \(\Delta ICH\) có :
AH = HI ; BH = HC ; \(\widehat{AHB}=\widehat{IHC}=90^o\)
=> \(\Delta ABH\) = \(\Delta ICH\)
=> \(\widehat{ABH}=\widehat{ICH}\) mà hai góc này nằm ở vị trí slt
=> AB // CI
d) Xét \(\Delta ACI\) có CH vừa là đường caio ; CH vừa là trung tuyến
=> \(\Delta ACI\) cân tại C
=?> \(\widehat{CAI}=\widehat{CIA}\)
Bn ơi b2 câu b) là cmr AH là đường trung trực của BC mới đúng
2/ (Bạn tự vẽ hình giùm)
a/ \(\Delta ABH\)và \(\Delta ACH\)có: AB = AC (gt)
Cạnh AH chung
BH = HC (H là trung điểm của BC)
=> \(\Delta ABH\)= \(\Delta ACH\)(c. c. c) => \(\widehat{ABH}=\widehat{ACH}\)(hai góc tương ứng) (đpcm)
b/ Ta có \(\Delta ABH\)= \(\Delta ACH\)(cm câu a) => \(\widehat{AHB}=\widehat{AHC}\)(hai góc tương ứng)
Mà \(\widehat{AHB}+\widehat{AHC}=180^o\)(kề bù)
=> \(2\widehat{AHB}=180^o\)
=> \(\widehat{AHB}=90^o\)
=> AH _|_ BC
và BH = HC (H là trung điểm của BC)
=> AH là đường trung trực của BC (đpcm)
c/ \(\Delta ABH\)và \(\Delta ICH\)có: BH = HC (H là trung điểm của BC)
\(\widehat{AHB}=\widehat{IHC}\)(đối đỉnh)
AH = IH (gt)
=> \(\Delta ABH\)= \(\Delta ICH\)(c. g. c) => \(\widehat{ABH}=\widehat{ICH}\)(hai góc tương ứng bằng nhau ở vị trí so le trong) => IC // AB (đpcm)
d/ Ta có \(\Delta ABH\)= \(\Delta ICH\)(cm câu c) => AB = IC (hai cạnh tương ứng)
và AB = AC (gt)
=> IC = AC
\(\Delta AHC\)và \(\Delta IHC\)có: AC = IC (cmt)
AH = IH (gt)
Cạnh HC chung
=> \(\Delta AHC\)= \(\Delta IHC\)(c. c. c) => \(\widehat{CAH}=\widehat{CIH}\)(hai góc tương ứng) (đpcm)