Vách nhà ken câu hát "

Sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng?

...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019

Biện pháp đăng đối, cho thấy cuộc sống, truyền thống tốt đẹp của người đồng mình.

3 tháng 5 2019

Thơ của Y Phương rất dễ nhận ra, ông thường viết về tình cảm gia đình, quê hương, đất nước. Thơ của ông thể hiện tình cảm chân thành mạnh mẽ trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Từ những đề tài quen thuộc đó, Y Phương đã cho ra đời một bài thơ về tình phụ tử đó là "Nói Với Con". Một cách diễn đạt mộc mạc chân chất của người miền núi những lời tâm tình tha thiết, những lời dặn dò ân cần, chia sẻ của người cha đối với con lòng tự hào về con người và quê hương yêu dấu của mình.

Mở đầu bài thơ là lời nhắn nhủ của người cha đối với con về gia đình, quê hương, đất nước, nghĩa tình:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Con được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong lao động và trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình của quê hương. Gia đình quê hương là cái nôi êm của đời con.

Đoạn thơ mở ra hình ảnh gia đình êm ấm, hạnh phúc

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Bằng những hình ảnh cụ thể giản dị, Y Phương đã gợi tả hình ảnh gia đình ấm êm hạnh phúc. Đó là hình ảnh con đang chập chững bước đi. Tiếng nói tiếng cười của con đều do ba mẹ ban tặng. Con lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của gia đình, trong sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ. Những hoạt động bình dị của dân tộc Tày "Đan lờ", "Ken".

Ba chữ "Người đồng mình" Y Phương gọi tên người cùng làng thật thân mật đầy giản dị,

bộc lộ tình cảm quê hương gắn bó. "Người đồng mình" tuy cuộc sống vất vả nhưng họ có ý chí mạnh mẽ, khoáng đạt, nghĩa tình gắn bó với quê hương, dẫu quê hương có nhiều khó khăn. "Người đồng mình" là người quê mình, là những biểu tượng cho vẻ đẹp của quê hương.

Bài thơ thể hiện tình cảm yêu quê hương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu và niềm tự hào quê hương đát nước. Bài thơ còn thể hiện lòng yêu thương con cái, uovws mong thế hê mai sau nối tiếp xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương.

Bài thơ "Nói với con" của Y Phương bằng những cách nói cách nghĩ, những hình ảnh mộc mạc, cụ thể của người dân tộc Tày, tác giả cho người đọc hiểu được sự nuôi dưỡng, che chở của cha mẹ đối với con và mong con sống xúng đáng với quê hương.

15 tháng 4 2019

Giúp mich vs ạ

25 tháng 11 2021

1 + 2 = ?

hả các anh lớp cao nhắc em

29 tháng 9 2019

Tác giả là người am hiểu về phong tục tập quán, đời sống của “người đồng mình”.

Nhà thơ đã vẽ lên khung cảnh sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng của dân tộc mình. Hai câu thơ gợi lên khung cảnh lao động của người dân miền núi.

    + Đan lờ cài nan hoa: hình ảnh miêu tả trực quan, từ động tác mềm mại của bàn tay những chàng trai, cô gái Tây, nan tre trở thành những bông hoa đẹp đẽ.

    + Vách nhà ken câu hát là câu thơ đầy chất thơ mộng, đây là những yếu tố văn hóa phi vật thể.

Hai câu thơ thi vị bởi trong lao động, người ta vẫn lạc quan, vui vẻ tận hưởng cuộc sống, và sống hạnh phúc bởi bàn tay lao động.

6 tháng 4 2022

Tham khảo:

Ngôn ngữ đậm đà màu sắc miền núi, những hình ảnh cụ thể giàu sức gợi cảm, Y Phương đã mở ra trước mắt người đọc cuộc sống lao động cần cù, vui tươi của người đồng mình qua hai câu “đan lờ…câu hát”

Câu 1: (cuộc sống lao động) Lờ là dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi. Từ những thanh tre, thanh nứa họ tạo ra những chiếc lờ thật đẹp đẽ tựa những những bông hoa. Người đồng mình không chỉ chăm chỉ, chịu khó mà còn khéo léo, tài hoa. Chính công việc ấy đã tạo nên vẻ đẹp cho người lao động.

Câu 2: (cuộc sống vui tươi) Vách nhà không chỉ được ken bằng tre bằng nứa mà còn đầy ắp những câu hát. Cho ta thấy một tinh thần lạc quan, yêu đời của người đồng mình. Các động từ “cài, ken” đi kèm danh từ “nan hoa, câu hát” vừa diễn tả động tác khéo léo của người lao động, vừa cho thấy cuộc sống tràn ngập niềm vui.

=> Người đồng mình yêu lao động, yêu cái đẹp và biết cách làm cho cuộc sống của mình trở nên vui tươi, vậy nên, trong nhà họ lúc nào cũng vang câu hát.

6 tháng 4 2022

Tham khảo :

Ngôn ngữ đậm đà màu sắc miền núi, những hình ảnh cụ thể giàu sức gợi cảm, Y Phương đã mở ra trước mắt người đọc cuộc sống lao động cần cù, vui tươi của người đồng mình qua hai câu “đan lờ…câu hát”

Câu 1: (cuộc sống lao động) Lờ là dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi. Từ những thanh tre, thanh nứa họ tạo ra những chiếc lờ thật đẹp đẽ tựa những những bông hoa. Người đồng mình không chỉ chăm chỉ, chịu khó mà còn khéo léo, tài hoa. Chính công việc ấy đã tạo nên vẻ đẹp cho người lao động.

Câu 2: (cuộc sống vui tươi) Vách nhà không chỉ được ken bằng tre bằng nứa mà còn đầy ắp những câu hát. Cho ta thấy một tinh thần lạc quan, yêu đời của người đồng mình. Các động từ “cài, ken” đi kèm danh từ “nan hoa, câu hát” vừa diễn tả động tác khéo léo của người lao động, vừa cho thấy cuộc sống tràn ngập niềm vui.

=> Người đồng mình yêu lao động, yêu cái đẹp và biết cách làm cho cuộc sống của mình trở nên vui tươi, vậy nên, trong nhà họ lúc nào cũng vang câu hát.

16 tháng 4 2019

Tác giả là người am hiểu về phong tục tập quán, đời sống của “người đồng mình”.

Nhà thơ đã vẽ lên khung cảnh sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng của dân tộc mình. Hai câu thơ gợi lên khung cảnh lao động của người dân miền núi.

    + Đan lờ cài nan hoa: hình ảnh miêu tả trực quan, từ động tác mềm mại của bàn tay những chàng trai, cô gái Tây, nan tre trở thành những bông hoa đẹp đẽ.

    + Vách nhà ken câu hát là câu thơ đầy chất thơ mộng, đây là những yếu tố văn hóa phi vật thể.

Hai câu thơ thi vị bởi trong lao động, người ta

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bài thơ có bốn từ "Hát", cả bài như một khúc ca, ngợi ca lao động, với tinh thần làm chủ, với niềm vui phơi phới mà nhà thơ viết thay cho những người lao động. Câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi" ở khổ đầu bài thơ gần như được lặp lại ở khổ cuối bài thơ “Câu hút căng buồm với gió khơi" tạo nên một sự tương ứng đẹp, thể hiện một sự trọn vẹn của cuộc hành trình của đoàn thuyền đánh cá và sự vận hành của thời gian, không gian. Đây là khúc ca về lao động hào hùng, tràn đây sức sống mà tác giả đã thay lời cho những người lao động cất lên tiếng hát.

Giọng điệu bài thơ sôi nổi, khỏe khoắn, tràn đầy không khí hứng khởi. Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần linh hoạt tạo nên âm hưởng hào hùng cho bài thơ

25 tháng 11 2021

Tham khảo!

'Câu hát căng buồm cùng gió khơi''
"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng"
"Ta hát bài ca gọi cá vào"
"Câu hát căng buồm với gió khơi''

"mặt trời xuống biển như hòn như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
- nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng
--> tác dụng:
>>đưa hình ảnh thiên nhiên gần gũi với con người và thiên nhiên rộng lớn cũng không còn đối lập, tất cả như mang lại một cái gì đó gần gũi , thân thiết, vũ trụ bao la là ngôi nhà lớn của con người
đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
câu hát căng buồm với gió khơi'
- nghệ thuật dùng từ "lại"
biện pháp tu từ ẩn dụ " câu hát căng buồm"

--Tác dụng: nhấn mạnh đoàn thuyền đánh thức biển đêm, và đây không phải là lần đầu tiên mà là những hoạt động thường xuyên của người đánh cá trên biển, hình ảnh thơ mộng , khỏe khoắn và đầy lãng mạng của người dân lao động làm chủ thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển cả và cả sự hi vọng về một chuyến ra khơi nhiều hải sản

8 tháng 4 2021

1.     Hai câu thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận.

-Bài thơ được viết vào năm 1958, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cảnh lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp.

2. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa.

-So sánh: mặt trời như hòn lửa:

è Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.

-Nhân hóa: mặt trời xuống, sóng..cài..sập

è Gợi ra cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng vũ trụ vào đêm: mặt trời như bếp lửa hồng, màn đêm phủ từ trên cao như cánh cửa ngôi nhà lớn kéo xuống, còn sóng thì như những chiếc then cài cửa màn đêm lại. Vũ trụ khổng lồ, kì vĩ, tráng lệ.

11 tháng 5 2021

1.     Hai câu thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận.

- Bài thơ được viết vào năm 1958, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cảnh lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp.

2. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa.

- So sánh: mặt trời như hòn lửa:

Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.

- Nhân hóa: mặt trời xuống, sóng… cài… sập

Gợi ra cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng vũ trụ vào đêm: mặt trời như bếp lửa hồng, màn đêm phủ từ trên cao như cánh cửa ngôi nhà lớn kéo xuống, còn sóng thì như những chiếc then cài cửa màn đêm lại. Vũ trụ khổng lồ, kì vĩ, tráng lệ.

Phép tu từ: Ẩn dụ, nhân hóa

Hiệu quả: Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của những người người hậu phương đối với người lính. Thể hiện sự nhớ mong đợi chờ của những người hậu phương đối với những người lính ở ngoài chiến trường một cách mãnh liệt hơn

19 tháng 8 2023

Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ hoán dụ và nhân hóa.

Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trên: làm giàu tính sâu sắc nghệ thuật cho việc diễn đạt người thân ở quê ngày đêm mong mỏi, nhớ nhung người chiến sĩ đi đánh giặc. Đồng thời câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình gần gũi, giá trị cảm xúc "nhớ" sinh động cho sự vật tượng trưng "giếng nước gốc đa". Từ đó gây ấn tượng và hấp dẫn đọc giả hơn.