K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2021

c,d nhé

20 tháng 5 2021

đúng r bạn.

do ở câu c có từ ''ở lớp'' là trạng ngữ chỉ nơi chốn

ở câu d có ''ngoài vườn'' là trạng ngữ chỉ nơi chốn

22 tháng 6 2020

giúp mình nhé

love you

22 tháng 6 2020

Trl:

Trạng ngữ chỉ phương tiện là : 2.Với đôi chân mạnh mẽ, tôi có thể đi đến bất cứ nơi nào tôi muốn.

#z

6 tháng 11 2019

 Theo mk , chỗ đầu đoạn nó về bản thân cậu bỏ phần còn con vẫn khỏe và gia đình con vẫn khỏe đi . Sửa thành còn con và gia đình vẫn khỏe . vậy cho nó ngắn gọn , đủ ý . còn lại thì dc rùi .

           ( tui tên là HỒNG đó !hihihihi)

6 tháng 11 2019

vậy có đạt yêu cầu ko?

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) II/ Đọc hiểu (6 điểm) HOA TÓC TIÊN        Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm...
Đọc tiếp

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

HOA TÓC TIÊN

       Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

        Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

        Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

        Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

        Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

Theo Băng Sơn

1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0.5 điểm)

A. Do cây xanh tốt quanh năm.

B. Do những cô tiên không bao giờ già.

C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.

D. Do thầy giáo chăm sóc tốt.

2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? (0.5 điểm)

A. Mùi thơm mát của sương đêm.

B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

C. Mùi thơm của một loại bánh

D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

3. Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0.5 điểm)

A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên

B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên

C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên

D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.

4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0.5 điểm)

A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.

B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.

C. Tưởng như nếp sống của thầy.

D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

5. Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? (1.0 điểm)

6. Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen”? (0.5 điểm)

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

D. Trạng ngữ chỉ mục đích

7. Câu “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu gì? (0.5 điểm)

A. Câu kể “Ai làm gì?”

B. Câu kể “Ai là gì?”

C. Câu kể “Ai thế nào?”

D. Câu cảm

8. Theo em, nội dung chính của bài văn là gì? (1.0 điểm)

9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết. (1.0 điểm)

60
15 tháng 5 2021

ối dồi ôi

18 tháng 5 2021
câu 1 c
câu2 b
câu3 d
câu4 d
câu5 Mắt, mũi
câu 6 a
câu7

c

Câu 8: Ca ngợi vẻ đẹp của hoa tóc tiên và nết sống trong sáng giản dị của thầy giáo cũ.

Ôi,Cốc hoa tóc tiên của thầy thật là  giản dị, tinh khiết!

6 tháng 4 2022

a. ở ngoài vườn, bà em đang tưới cây

b. năm học này, em có nhiều tiến bộ

c. mùa xuân đến, trăm hoa đua nở

6 tháng 4 2022

a,Ngoài vườn,bà em đang tưới cây

b,Năm nay,em có nhiều tiến bộ

c, Mùa xuân,trăm hoa đua nở

Tink cho mik nha

21 tháng 12 2018

a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.

c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sớm sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

6 tháng 9 2023

Em làm đúng rồi em nhá. Chúc em học tập vui vẻ và hiệu quả cùng olm thân mến!

17 tháng 10 2023

mùa xuân là mùa của sinh sôi nảy nở ,hoa thơm trái ngọt

Đọc thầm và làm bài tập:BÀI KIỂM TRA KÌ LẠHôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm...
Đọc tiếp


Đọc thầm và làm bài tập:
BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.
Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:
- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm cao nhất là 8. Với đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6. Các em được quyền chọn một trong ba đề này.
Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”. Các bạn khác trong lớp phần lớn cũng chọn đề thứ hai. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
Một tuần sau, thầy trả bài. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai. Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?”
Lớp trưởng rụt rè đứng lên:
- Thưa thầy, vì sao lại thế ạ? Thầy mỉm cười:
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của các em. Các em ai cũng ước mơ đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
Theo Linh Nga
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và đủ nhất hoặc viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm cho phù hợp:

1. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra?
a. Vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra.
b. Vì thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự chọn.
c. Vì thầy ra đề kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng dạng đề lại khó.
2. Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?
a. Phần đông chọn đề thứ nhất.
b. Phần đông chọn đề thứ hai.
c. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
3. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi nhận lại bài kiểm tra mà thầy giáo trả? a. Vì không một ai được điểm 10, kể cả những người học giỏi nhất.
b. Vì không một ai bị điểm kém, kể cả những người học yếu nhất.
c. Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai.
4. Qua bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo, các bạn rút ra được bài học gì? a. Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
b. Hãy chọn những đề kiểm tra khó nhất vì sẽ được điểm cao.
c. Hãy chọn những đề kiểm tra vừa phải cho hợp với sức mình.
5. Câu Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép
được dùng để làm gì?
a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
c. Để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
6. Có thể chuyển xuống dòng câu “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không
kịp chấm bài?” và thay dấu ngoặc kép bằng dấu gạch ngang đầu
dòng không?Vì sao?
a. Không, vì đó không phải là câu đối thoại.
b. Có, vì đó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Không, vì đó là lời nói gián tiếp của nhân vật.
7. Dòng nào ghi đúng các động từ trong câu “Cả lớp càng ngạc nhiên
hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó.” ? a. Ngạc nhiên, tối đa, được
b. Ngạc nhiên, chọn, được
c. Ngạc nhiên, tối đa, chọn
8. Tiếng nào dưới đây không có đủ 3 bộ phận:
a. là
b. ước
c. mơ
9. Viết lại các tên riêng viết sai trong các tên sau:
Mát-xcơ va; Tô-ki-ô; anbe anh-xtanh
.....................................................................................
 

0
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?B. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy?D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó!Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình,...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?

A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?

B. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.

C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy?

D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó!

Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện        B. Trạng ngữ chỉ mục đích

C. Trạng ngữ chỉ điều kiện             D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ        B. Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ

C. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ        D. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ

Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?

A. Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.

B. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

C. Hương cau ngan ngát khắp vườn nhà.

D. Trên vòm cây, bầy chim hót líu lo.

Câu 5: Cho các câu:

(1) Nó rơi từ trên tổ xuống.

(2) Tôi đi dọc lối vào vườn.

(3) Con chó chạy trước tôi.

(4) Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ.

(5) Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như bắt đầu thấy một vật gì.

Cần sắp xếp các câu trên theo cách nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh?

A. (2) - (3) - (5) - (4) - (1)          B. (2) - (3) - (1) - (4) - (5)

C. (2) - (3) - (5) - (1) - (4)          D. (2) - (3) - (4) - (5) - (1)

1
11 tháng 6 2018

trả lời :

Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?

A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy ? 

Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện  

Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ 

Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?

B. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

câu 5 :

C. (2) - (3) - (5) - (1) - (4)      

cái này mik chưa chắc lắm đâu ! 

hok tốt

25 tháng 3 2018

+) Trạng ngữ chỉ thời gian: trong giờ tập đọc

( Trạng ngữ chỉ cách thức: có một lần, thực tình)

( Trạng ngữ chỉ nơi chốn: ngồi trong lớp )

( Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: vì thấy ngượng qúa )

CHÚC BN HỌC TỐT!