K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2021

những thông tin trên thể hiện việc đọc sách rất quan trọng với từng người và ng do thai đã ko bị mù chưa vì họ đọc rất nhiều sách kể cả ăn an xin

vì vậy qua thông tin trên chúng ta bk đc nên đọc nhiều sách để tránh bị mù chữ

10 tháng 5 2021

Những thông tin trên đã chứng minh lợi ích của việc đọc sách, bằng chứng là người Do Thái đã không có người mù chữ chỉ vì đọc sách nhiều.

Hơn nữa, tôi cũng khuyên mọi người nên đọc sach, vì trung bình 1 người VN đọc 0, 7 cuốn sách (trong đó hầu hết là tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc),và đó cũng chính là nguyên nhân gây nên sự mù chữ của nhân dân ta, vậy chúng ta phải tích cực đọc sách để giúp người VN ta phát triển về mọi mặ

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Khi smartphone và mạng di động trở nên phổ biến, hầu hết người dùng đều ít nhiều bị cuốn hút bởi game trực tuyến và dành nhiều thời gian giải trí với chúng. Thế nhưng ở đất nước mặt trời mọc, văn hóa đọc của người Nhật vẫn luôn phát triển song song cùng các loại hình giải trí mà không hề suy giảm.Ngày nay, khi đặt chân tới Nhật Bản...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Khi smartphone và mạng di động trở nên phổ biến, hầu hết người dùng đều ít nhiều bị cuốn hút bởi game trực tuyến và dành nhiều thời gian giải trí với chúng. Thế nhưng ở đất nước mặt trời mọc, văn hóa đọc của người Nhật vẫn luôn phát triển song song cùng các loại hình giải trí mà không hề suy giảm.

Ngày nay, khi đặt chân tới Nhật Bản du khách sẽ cảm nhận ngay được văn hóa đọc của người Nhật ở khắp nơi: Người Nhật đọc sách trên tài điện ngầm, xe bus hay bất cứ lúc nào họ có thời gian. Ngay cả trong tư thế đứng lắc lư ở xe bus cũng không khiến họ rời mắt khỏi những trang sách.Hiệu sách có ở khắp mọi nơi và thường tập trung ở những đường ngầm dưới mặt đất. Vào giờ nghỉ trưa, người Nhật thường tranh thủ tản bộ tới đây để tìm một cuốn sách ưng ý và đọc mọi lúc mọi nơi họ có thời gian.

Theo kết quả nghiên cứu của Research Bank, văn hóa đọc của người Nhật vô cùng phát triển: Hơn một nửa dân số Nhật đọc ít nhất một quyển sách mỗi tháng. Thời gian đọc sách thường xuyên nhất là khi họ rảnh rỗi ở nhà và trước khi đi ngủ.

Trong rất nhiều nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, không bao giờ thiếu nguyên nhân của tinh thần hiếu học. Văn hóa đọc của người Nhật là yếu tố then chốt để tạo nên những con người Nhật văn minh, hiểu biết và sáng tạo.Đất nước Nhật Bản hoàn toàn là những quần đảo và không có bất kỳ tài nguyên nào ngoài gỗ và biển. Nhật Bản cũng là đất nước chịu nhiều thiên tai nhưng lại có nền kinh tế đứng thứ 3 toàn cầu.Sau bất kỳ thiên thai nào, người Nhật cũng cùng đoàn kết, dùng sức lực và trí lực để khôi phục lại mạnh mẽ hơn trước. Nếu không duy trì, phát triển văn hóa đọc, Nhật Bản khó có thể đạt được những thành tựu mà cả thế giới vẫn luôn ngưỡng mộ.

(Văn hóa đọc của người Nhật thách thức mọi loại hình giải trí hiện đại-Theo Dân trí 2017)

Câu 1: Văn hóa đọc của người Nhật được thể hiện như thế nào?

Câu 2: Theo em người viết, sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, những thành tựu mà Nhật Bản có được khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ...là do đâu?

Câu 3: Em có nhận xét gì về thực trạng văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam hiện nay?

Câu 4: Em có ý tưởng gì để xây dựng ''văn hóa đọc'' của giới trẻ Việt Nam cho bạn bè? Trình bày trong 5-7 câu văn?

1
20 tháng 2 2022
Văn hóa đọc của người Nhật được thể hiện như thế nào
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: "Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ bị trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp . Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bà và nấu ăn rất ngon. Chắc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: "Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ bị trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp . Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho bà và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó." Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Cau2: Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu:"Chắc chắn mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn." Câu 3: Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn? Câu 4: Thông điệp mà đoạn văn gửi tới chúng ta là gì? Giúp mình với.Mình cảm ơn bạn.

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:– Xin ông đừng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. 
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3. (0.5 điểm). Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Câu 5

(1,0 điểm). Bài học rút ra từ văn bản trên?

1
26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1: PTBĐ: Tự sự

Câu 2: Văn bản "Người ăn xin" liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự vì cả hai đều dùng cách thức tôn trọng trong giao tiếp với người đối thoại với mình.

Câu 3: Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp.

Dấu hiệu nhận biết:  Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và giữ nguyên văn lời nói, vai vế của nhân vật.

Câu 4: Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.

Câu 5: Các bài học rút ra từ văn bản:

-  Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.