Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật, người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy mình nhận được từ người kia một điều gì đó.
- Nhân vật “tôi” không khinh miệt người nghèo khổ, khốn khó mặc dù không có gì để cho
- Ông lão ăn xin cảm thấy được tôn trọng, chia sẻ, cả hai người đều thấy hài lòng
b, Có thể rút ra bài học quý từ câu chuyện: trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác
Trong câu chuyện trên người ăn xin nhận được sự kính trọng và ấm áp. Còn nhân vật tôi nhận được một nụ cười hiền hậu. Có thể rút ra một điều là ai cũng cần có sự kính trọng và yêu thương.
Câu 1: Không nhận được một xu nào từ nhân vật “tôi” mà ông lão vẫn cảm ơn và nói:” Như vậy là cháu đã cho lão rồi” Vì nhân vật "tôi" đã cho đi tình yêu thương, tấm lòng san sẻ, muốn giúp đỡ ông lão bằng tình cảm chân thành của mình.
Câu 2:
Nhận xét nhắn gọn về nhân vật "tôi" trong câu chuyện:
- Giàu tình yêu thương người.
- Luôn sẵn sàng giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình.
- Ngoan ngoãn, lễ phép.
Tham khảo:
Qua câu chuyện '' Người ăn xin '' theo em tác giả muốn gửi gắm chúng ta thông điệp rằng : phải biết yêu thương , sẻ chia , quan tâm , giúp đỡ mọi người xung quanh ; lan tỏa tình yêu thương đến xã hội cộng đồng; sống yêu thương xã hội sẽ trở nên rực âm tình người , tốt đẹp hơn và bởi vì cuộc sống này là sự cho đi mà không cần nhận lại .
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Lòng nhân ái là điều vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm lòng nhân ái là gì?
Vai trò của lòng nhân ái:
+ Giúp ta biết cảm thông, chia sẻ với người khó khăn hơn.
+ Giúp cho những người khó khăn có cơ hội được cảm nhận sự ấm áp
+ Mang đến cho xã hội nhiều điều tốt đẹp
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Những suất quà trong mùa dịch, những suất cơm 0đ, những bác sĩ, chiến sĩ tham gia chống dịch...
Bàn luận mở rông:
Trái với lòng nhân ái là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện lòng nhân ái?
Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề.
_mingnguyet.hoc24_
Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là : Tự sự
Câu 2 : Nội dung nói về một người già ăn xin thì bất ngờ gặp một cậu bé ( tôi ) , ông nhờ cậu bé sự giúp đỡ nhưng ko có j cho ông cả . Nhưng ông đã hiểu ra tấm lòng của cháu bé và nói rằng ông chỉ cần vậy thôi
Câu 3 : Theo em, nhân vật “Tôi” trong câu chuyện đã nhận được một lời cảm ơn , tấm chân tình chân thành của ông lão , cũng là lòng biết ơn , kính mến của ông lão dành cho cậu
Tham khảo:
Câu 1: PTBĐ: Tự sự
Câu 2: Văn bản "Người ăn xin" liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự vì cả hai đều dùng cách thức tôn trọng trong giao tiếp với người đối thoại với mình.
Câu 3: Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp.
Dấu hiệu nhận biết: Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và giữ nguyên văn lời nói, vai vế của nhân vật.
Câu 4: Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.
Câu 5: Các bài học rút ra từ văn bản:
- Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.
- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác
- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.