Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cho tam giác ABC, gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD=MA
a) Chứng minh tam giác ABM = tam giác DCM
b) Chứng minh AB song song với CD
c) Gọi N là trung điểm của AC. Trên tia đối của NB lấy E sao cho NE=NB. Chứng minh D,C,E thẳng hàng
Chúc bạn làm bài tốt
Bài 1: Cho \(\widehat{xOy}\). Lấy A\(\in\)Ox; B\(\in\)Oy sao cho: OA = OB. Vẽ đương tròn tâm A và tâm B có cùng bán kính, sao cho chúng cắt nhau tại hai điểm M và N năm trong \(\widehat{xOy}\).
CMR: a) \(\Delta\)OMA=\(\Delta\)OMB
b) \(\Delta\)ONA=\(\Delta\)ONB
c) Ba điểm O;M;N thẳng hàng
Bài 2: Cho \(\Delta\)ABC có: AB=AC. Gọi M là một điểm năm trong \(\Delta\)ABC, sao cho MB=MC, N là trung điểm của BC.
CMR: a) AM là phân giác của \(\widehat{BAC}\)
b) Ba điểm A;M;N thẳng hàng
Bài 3: Cho\(\Delta\)ABC. M là trung điểm của BC. Trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng BC không chứa điểm A, vẽ tia Cx // AB. Trên tia Cx lấy điểm D, sao cho CD=AB.
CMR: a) MA=MD
b) Ba điểm A;M;D thẳng hàng
cách 1 AB //a
AC//a
ABC thẳng hàng
cách 2 ABD + DBC = 180 độ thì ABC tgawngr hàng
cách 3 ABC cùng thuộc một đường trung trưc của đoạn thẳng
Thiếu bạn à
C1: 2 đoạn thẳng song song với nhau mà có chung 1 điểm sẽ trùng nhau (tiên đề ơ clit)
c/m: ab // bc
bd// bc
=> a ; b ; d thẳng hàng
c2: góc bẹt: nếu góc abc + góc abd = 180 đô thì a,b,c thẳng hàng
c3: Chứng mình trung tuyến và trọng tâm tam giác
Nếu: An là trung tuyến tam giác abc
Am là trung tuyến tam giác abc
Mà d là giao điểm am và an => d là trọng tâm tam giác => an đi qua d hay am đi qua d ( tam giác có 3 đường trung tuyến nên nếu có đường thứ 3 thì nó cũng đi qua d)
=> a b d thẳng hàng hay a b c thẳng hàng ( định lý)
Hay: c/m 1 điểm là trọng tâm mà không có 2 đường trung tuyến đi qua:
C/m: an là trung tuyến tam giác abc ( c/m hay giả thiết có sẵn)
mà: trên an có d
có: ad = 2/3 an ( hay dn = 1/3 an => ad = 2/3 an)
=> d là trọng tâm tam giác
=> v.v...
c4: C/m cùng nằm trên đương trung trực
Xét tam giácABC:
Ta có: OB = OC (tự c'm hay gt có sẵn)
Tương tự OB = OC: IB = IC : DC=DB ( tự /cm hay,.)
=> O ; I ; D thuộcđường trung trực của tam giác ABC
Lưu ý: Tam giác ABC chắc chắn PHẢI CÂN (tự c/m nhé)
......
Nên A cũng thuộc đường trung trực (có thể làm ít hơn nếu chỉ c/m 2 đỉm thẳng hàng hoặc nhìu hơn)
C5: C/m cùng nằm trên tia p/g
Nếu : MD vuông với Ab
ME vuông với ac
mà: Md = me
=> M thuộc tia phân giác của góc bac
....
Tự c/m hai điểm o, i nha
=> m, i , d thẳng hàng
Đề bài đã cho là trung điểm thì tức là nó thẳng hàng và điểm đó nằm giữa A và B, chia thành 2 đoạn bằng nhau
Bạn ơi lỡ trung điểm không phải là thẳng hàng thì sao
+ Hình vẽ :
A M B
M là trung điểm của AB cũng đâu có thẳng hàng đâu ....
Lâu rồi k giải toán, giờ trở lại vs Toán thân iu
Ta có hình vẽ:
A B C D M I K
a/ Xét tam giác ABD và tam giác CMD có:
AD = DC (vì D là trung điểm AC)
góc ADB = góc CDM (đối đỉnh)
DB = DM (GT)
Vậy tam giác ABD = tam giác CMD (c.g.c)
=> AB = CM (2 cạnh tương ứng)
Ta có: tam giác ABD = tam giác CMD
=> góc BAC = góc MCA (2 góc tương ứng)
b/ Xét tam giác AMD và BCD có:
AD = DC (vì D là trung điểm AC)
góc ADM = góc BDC (đối đỉnh)
DM = DB (GT)
Vậy tam giác AMD = tam giác BCD (c.g.c)
=> góc MAD = góc DCB (2 góc tương ứng)
Mà 2 góc này đang ở vị trí so le trong
=> AM // BC (đpcm)
c/ Xét tam giác ABC và tam giác AMC có:
AC: cạnh chung
AB = CM (do tam giác ABD = tam giác CMD)
AM = BC (do tam giác AMD = tam giác BCD)
=> tam giác ABC = tam giác AMC (c.c.c)
d/ Ta có: AB = CM (câu a)
Mà I là trung điểm AB
và K là trung điểm CM
=> AI = IB = MK = KC
Xét tam giác IAD và tam giác KCD có:
AI = CK (đã chứng minh trên)
góc BAC = góc MCA (câu a)
AD = DC (vì D là trung điểm AC)
=> tam giác IAD = tam giác KCD (c.g.c)
=> góc IDA = góc KDC (2 góc tương ứng)
Ta có: \(\widehat{ADM}\)+\(\widehat{MDK}\)+\(\widehat{KDC}\)=1800
=> góc ADM + góc MDK + góc IDA = 1800
=> góc IDK = 1800
hay K,D,I thẳng hàng
1. Sử dụng hai góc kề bù có ba điểm nằm trên hai cạnh là hai tia đối nhau.
2. Ba điểm cùng thuộc một tia hoặc một một đường thẳng
3. Trong ba đoạn thẳng nối hai trong ba điểm có một đoạn thẳng bằng tổng hai đoạn thẳng kia.
4. Hai đoạn thẳng cùng đi qua hai trong ba điểm ấy cùng song song với đường thẳng thứ ba.
5. Hai đường thẳng cùng đi qua hai trong ba điểm ấy cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.
6. Đường thẳng cùng đi qua hai trong ba điểm ấy có chứa điểm thứ ba.
7. Sử dụng tính chất đường phân giác của một góc, tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, tính chất ba đường cao trong tam giác .
8. Sử dụng tính chất hình bình hành.
9. Sử dụng tính chất góc nội tiếp đường tròn.
10. Sử dụng góc bằng nhau đối đỉnh
11. Sử dụng trung điểm các cạnh bên, các đường chéo của hình thang thẳng hàng
12. Chứng minh phản chứng
13. Sử dụng diện tích tam giác tạo bởi ba điểm bằng 0
14. Sử dụng sự đồng qui của các đường thẳng.
4)
theo câu 2,ta có:\(\Delta ABM=\Delta CDM\left(g.cg\right)\)
\(\Rightarrow AB=CD\Rightarrow\frac{1}{2}AB=\frac{1}{2}CD=IB=BA=CK=KD\)
xét \(\Delta\) AIM và \(\Delta\)CKM có:
AI=CK(cmt)
AM=MC(gt)
góc IAM=góc MCK=\(90^o\)
=>\(\Delta AIM=\Delta CKM\left(c.g.c\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{IMA}=\widehat{CMK}\) => M là giao điểm của IK và AC
=> I,M,K thẳng hàng
B. Các phương pháp chứng minh ba điểm thẳng hàng dành cho HSG lớp 7:
1. Phương pháp 1: ( Hình 1)
Nếu thì ba điểm A; B; C thẳng hàng.
2. Phương pháp 2: ( Hình 2)
Nếu AB // a và AC // a thì ba điểm A; B; C thẳng hàng.
(Cơ sở của phương pháp này là: tiên đề Ơ – Clit- tiết 8- hình 7)
3. Phương pháp 3: ( Hình 3)
Nếu AB a ; AC A thì ba điểm A; B; C thẳng hàng.
( Cơ sở của phương pháp này là: Có một và chỉ một đường thẳng
a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước
- tiết 3 hình học 7)
Hoặc A; B; C cùng thuộc một đường trung trực của một
đoạn thẳng .(tiết 3- hình 7)
4. Phương pháp 4: ( Hình 4)
Nếu tia OA và tia OB là hai tia phân giác của góc xOy
thì ba điểm O; A; B thẳng hàng.
Cơ sở của phương pháp này là:
Mỗi góc có một và chỉ một tia phân giác .
* Hoặc : Hai tia OA và OB cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox ,
thì ba điểm O, A, B thẳng hàng.
5. Nếu K là trung điểm BD, K’ là giao điểm của BD và AC. Nếu K’
Là trung điểm BD thì K’ K thì A, K, C thẳng hàng.
(Cơ sở của phương pháp này là: Mỗi đoạn thẳng chỉ có một trung điểm)
C. Các ví dụ minh họa cho tùng phương pháp:
Phương pháp 1
Ví dụ 1. Cho tam giác ABC vuông ở A, M là trung điểm AC. Kẻ tia Cx vuông góc CA
(tia Cx và điểm B ở hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ AC). Trên tia Cx lấy điểm
D sao cho CD = AB.
Chứng minh ba điểm B, M, D thẳng hàng.
Gợi ý: Muốn B, M, D thẳng hàng cần chứng minh
Do nên cần chứng minh
BÀI GIẢI:
AMB và CMD có:
AB = DC (gt).
MA = MC (M là trung điểm AC)
Do đó: AMB = CMD (c.g.c). Suy ra:
Mà (kề bù) nên .
Vậy ba điểm B; M; D thẳng hàng.
Ví dụ 2. Cho tam giác ABC. Trên tia đối của AB lấy điểm D mà AD = AB, trên tia đối
tia AC lấy điểm E mà AE = AC. Gọi M; N lần lượt là các điểm trên BC và ED
sao cho CM = EN.
Chứng minh ba điểm M; A; N thẳng hàng.
Gợi ý: Chứng minh từ đó suy ra ba điểm M; A; N thẳng hàng.
BÀI GIẢI (Sơ lược)
ABC = ADE (c.g.c)
ACM = AEN (c.g.c)
Mà (vì ba điểm E; A; C thẳng hàng) nên
Vậy ba điểm M; A; N thẳng hàng (đpcm)
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHO PHƯƠNG PHÁP 1
Bài 1: Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = AC, trên tia đối
của tia AC lấy điểm E sao cho AE = AB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BE và
CD.
Chứng minh ba điểm M, A, N thẳng hàng.
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông ở A có . Vẽ tia Cx BC (tia Cx và điểm A ở
phía ở cùng phía bờ BC), trên tia Cx lấy điểm E sao cho CE = CA. Trên tia đối của tia
BC lấy điểm F sao cho BF = BA.
Chứng minh ba điểm E, A, F thẳng hàng.
Bài 3: Cho tam giác ABC cân tại A, điểm D thuộc cạnh AB. Trên tia đối của tia CA lấy điểm
E sao cho CE = BD. Kẻ DH và EK vuông góc với BC (H và K thuộc đường thẳng BC)
Gọi M là trung điểm HK.
Chứng minh ba điểm D, M, E thẳng hàng.
Bài 4: Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ AB, kẻ
Hai tia Ax và By sao cho .Trên Ax lấy hai điểm C và E(E nằm giữa A và C),
trên By lấy hai điểm D và F ( F nằm giữa B và D) sao cho AC = BD, AE = BF.
Chứng minh ba điểm C, O, D thẳng hàng , ba điểm E, O, F thẳng hàng.
Bài 5.Cho tam giác ABC . Qua A vẽ đường thẳng xy // BC. Từ điểm M trên cạnh BC, vẽ các
đường thẳng song song AB và AC, các đường thẳng này cắt xy theo thứ tự tại D và E.
Chứng minh các đường thẳng AM, BD, CE cùng đi qua một điểm.
PHƯƠNG PHÁP 2
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, AB. Trên
Các đường thẳng BM và CN lần lượt lấy các điểm D và E sao cho M là trung
điểm BD và N là trung điểm EC.
Chứng minh ba điểm E, A, D thẳng hàng.
Hướng dẫn: Xử dụng phương pháp 2
Ta chứng minh AD // BC và AE // BC.
BÀI GIẢI.
BMC và DMA có:
MC = MA (do M là trung điểm AC)
(hai góc đối đỉnh)
MB = MD (do M là trung điểm BD)
Vậy: BMC = DMA (c.g.c)
Suy ra: , hai góc này ở vị trí so le trong nên BC // AD (1)
Chứng minh tương tự : BC // AE (2)
Điểm A ở ngoài BC có một và chỉ một đường thẳng song song BC nên từ (1)
và (2) và theo Tiên đề Ơ-Clit suy ra ba điểm E, A, D thẳng hàng.
Ví dụ 2: Cho hai đoạn thẳng AC và BD cắt nhau tai trung điểm O của mỗi đoạn. Trên tia
AB lấy lấy điểm M sao cho B là trung điểm AM, trên tia AD lấy điểm N sao cho
D là trung điểm AN.
Chúng minh ba điểm M, C, N thẳng hàng.
Hướng dẫn: Chứng minh: CM // BD và CN // BD từ đó suy ra M, C, N thẳng hàng.
BÀI GIẢI
AOD và COD có:
OA = OC (vì O là trung điểm AC)
(hai góc đối đỉnh)
OD = OB (vì O là trung điểm BD)
Vậy AOD = COB (c.g.c)
Suy ra: .
Do đó: AD // BC. Nên (ở vị trí đồng vị) hình 8
DAB và CBM có :
AD = BC ( do AOD = COB), , AB = BM ( B là trung điểm AM)
Vậy DAB = CBM (c.g.c). Suy ra . Do đó BD // CM. (1)
Lập luận tương tự ta được BD // CN. (2)
Từ (1) và (2) , theo tiên đề Ơ-Clit suy ra ba điểm M, C, N thẳng hàng.
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHO PHƯƠNG PHÁP 2
Baì 1. Cho tam giác ABC. Vẽ cung tròn tâm C bán kính AB và cung tròn tâm B bán kính
AC. Đường tròn tâm A bán kính BC cắt các cung tròn tâm C và tâm B lần lượt tại E
và F. ( E và F nằm trên cùng nửa mặt phẳng bờ BC chứa A)
Chứng minh ba điểm F, A, E thẳng hàng.
PHƯƠNG PHÁP 3
Ví dụ: Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi M là trung điểm BC.
a) Chứng minh AM BC.
b) Vẽ hai đườn tròn tâm B và tâm C có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại hai
điểm P và Q . Chứng minh ba điểm A, P, Q thẳng hàng.
Gợi ý: Xử dụng phương pháp 3 hoặc 4 đều giải được.
- Chứng minh AM , PM, QM cùng vuông góc BC
- hoặc AP, AQ là tia phân giác của góc BAC.
BÀI GIẢI.
Cách 1. Xử dụng phương pháp 3.
a) Chứng minh AM BC.
ΔABM và ΔACM có:
AB =AC (gt)
AM chung
MB = MC (M là trung điểm BC)
Vậy ΔABM = ΔACM (c.c.c). Suy ra: (hai góc tương ứng)
Mà (hai góc kề bù) nên
Do đó: AM BC (đpcm)
b) Chứng minh ba điểm A, P, Q thẳng hàng.
Chứng minh tương tự ta được: ΔBPM = ΔCPM (c.c.c).
Suy ra: (hai góc tương ứng), mà nên = 900
Do đó: PM BC.
Lập luận tương tự QM BC
Từ điểm M trên BC có AM BC,PM BC, QM BC nên ba điểm A, P, Q
thẳng hàng (đpcm)
Cách 2. Xử dụng phương pháp 4.
Chứng minh :
ΔBPA = ΔCPA . Vậy AP là tia phân giác của . (1)
ΔABQ = ΔACQ .Vậy AQ là tia phân giác của . (2)
Từ (1) và (2) suy ra ba điểm A; P; Q thẳng hàng.
PHƯƠNG PHÁP 4
Ví dụ:Cho góc xOy .Trên hai cạnh Ox và Oy lấy lần lượt hai điểm B và C sao cho OB = OC.
Vẽ đường tròn tâm B và tâm C có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại hai điểm
A và D nằm trong góc xOy.
Chứng minh ba điểm O, A, D thẳng hàng.
Hướng dẫn: Chứng minh OD và OA là tia phân giác của góc xOy
BÀI GIẢI:
ΔBOD và ΔCOD có:
OB = OC (gt)
OD chung
BD = CD (D là giao điểm của hai đường tròn tâm B và tâm C
cùng bán kính).
Vậy ΔBOD =ΔCOD (c.c.c).
Suy ra : .
Điểm D nằm trong góc xOy nên tia OD nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Do đó OD là tia phân giác của .
Chứng minh tương tự ta được OA là tia phân giác của .
Góc xOy chỉ có một tia phân giác nên hai tia OD và OA trùng nhau.
Vậy ba điểm O, D, A thẳng hàng.
BAÌ TẬP THỰC HÀNH
Bài 1. Cho tam giác ABC có AB = AC. Kẻ BM AC, CN AB (), H là giao
điểm của BM và CN.
a) Chứng minh AM = AN.
b) Gọi K là trung điểm BC. Chứng minh ba điểm A, H, K thẳng hàng.
Bài 2. Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi H là trung điểm BC. Trên nửa mặt phẳng bờ AB
chứa C kẻ tia Bx vuông góc AB, trên nửa mặt phẳng bờ AC chứa B kẻ tia Cy vuông
AC. Bx và Cy cắt nhau tại E. Chứng minh ba điểm A, H, E thẳng hàng.
PHƯƠNG PHÁP 5
Ví dụ 1 . Cho tam giác ABC cân ở A. Trên cạnh AB lấy điểm M, trên tia đối tia CA lấy
điểm N sao cho BM = CN. Gọi K là trung điểm MN.
Chứng minh ba điểm B, K, C thẳng hàng
Gợi ý: Xử dụng phương pháp 1
Cách 1: Kẻ ME BC ; NF BC ( E ; F BC)
và vuông tại E và F có:
BM = CN (gt), ( cùng bằng )
Do đó: = (Trường hợp cạnh huyền- góc nhọn)
Suy ra: ME = NF.
Gọi K’ là giao điểm của BC và MN.
MEK’ và NFK’ vuông ở E và F có: ME = NF (cmt), ( so le trong
của ME // FN) . Vậy MEK’ = NFK’ (g-c-g). Do đó: MK’ = NK’ .
Vậy K’ là trung điểm MN, mà K là trung điểm MN nên K K’
Do đó ba điểm B,K,C thẳng hàng.
Cách 2. Kẻ ME // AC (E BC) (hai góc đồng vị)
Mà nên . Vậy ΔMBE cân ở M.
Do đó: MB = ME kết hợp với giả thiết MB = NC ta được
ME = CN.
Gọi K’ là giao điểm của BC và MN.
ΔMEK’ và ΔNCK’ có:
(so le trong của ME //AC)
ME = CN (chứng minh trên)
(so le trong của ME //AC)
Do đó : ΔMEK’ = ΔNCK’ (g.c.g) MK’ = NK’.
Vậy K’ là trung điểm MN, mà K là trung điểm MN nên K K’
Do đó ba điểm B,K,C thẳng hàng.
Lưu ý: Cả hai cách giải trên đa số học sinh chứng minh ΔMEK = ΔNCK vô tình thừa nhận
B, K, C thẳng hàng, việc chứng minh nghe có lý lắm nhưng không biết là sai
Ví dụ 2. Cho tam giác ABC cân ở A , , Gọi O là một điểm nằm trên tia phân giác
của góc C sao cho . Vẽ tam giác đều BOM ( M và A cùng thuộc một nửa
mặt phẳng bờ BO).
Chứng minh ba điểm C, A, M thẳng hàng.
Hướng dẫn: Chứng minh từ đó suy ra tia CA và tia CM trùng nhau.
BÀI GIẢI
Tam giác ABC cân ở A nên
(tính chất của tam giác cân). Mà CO là tia phân giác của ,
nên . Do đó
ΔBOM đều nên .
Vậy :
ΔBOC và ΔMOC có:
OB = OM ( vì ΔBOM đều)
OC chung
Do đó : ΔBOC = ΔMOC (c.g.c)
Suy ra: mà (gt) nên .
Hai tia CA và CM cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ CO và nên tia CA và
tia CM trùng nhau. Vậy ba điểm C, A, M thẳng hàng. (đpcm)
Lưu ý: Trong phần này chuyên đề chưa được hoàn chỉnh, thầy cô giáo dạy toán lớp 7 muốn
sử dụng cần viết lại từ phần đặt vấn đề và bổ sung thêm bài tập mới hoàn chỉnh được.
Chúc tất cả chúng ta , những người làm nghề “lái đò” có một ngày 20//11 trọn vẹn.
Chào thân ái.
Thăng Bình –Quảng Nam ngày 20/11/2009
Basan0702
Ba điểm thẳng hàng khi:
+) Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng
+) Có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại
Bài tập:
1) Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C. Có mấy trường hợp hình vẽ?
2) a) Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng thì có mấy trường hợp hình vẽ?
b) Trong mỗi trường hợp, có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại?
c) Hãy nói cách vẽ ba điểm ko thẳng hàng