K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. (2,0 điểm). Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa (a: nguyên dương, trong hợp chất MXa thì X có số oxi hóa bằng -1), trong phân tử của hợp chất MXa có tổng số hạt proton bằng 77. Xác định công thức phân tử MXa. (Cho biết một số nguyên tố: 7N, 8O, 9F, 16S, 15P, 17Cl, 29Cu, 26Fe, 30Zn, 24Cr, 25Mn) Câu 2. (2,0...
Đọc tiếp

Câu 1. (2,0 điểm). Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa (a: nguyên dương, trong hợp chất MXa thì X có số oxi hóa bằng -1), trong phân tử của hợp chất MXa có tổng số hạt proton bằng 77. Xác định công thức phân tử MXa.

(Cho biết một số nguyên tố: 7N, 8O, 9F, 16S, 15P, 17Cl, 29Cu, 26Fe, 30Zn, 24Cr, 25Mn)

Câu 2. (2,0 điểm).

1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho dung dịch NaOH, dung dịch NH3, khí Cl2, bột Mg, dung dịch HNO3 (tạo khí NO duy nhất) lần lượt tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2.

2. Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau (Ghi rõ điều kiện phản ứng, các chất viết ở dạng công thức cấu tạo thu gọn).

C8H14O4 + NaOH→ X1 + X2 + H2O

X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

X3 + X4 → nilon-6,6 + H2O

X2 + X3 → X5 + H2O (tỷ lệ số mol X2: số mol X3 = 2:1)

Câu 3. (2,0 điểm).

1. Hoà tan Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư được dung dịch D và khí E không màu, không hoá nâu ngoài không khí và được điều chế bằng đun nóng dung dịch bão hoà NH4NO2. Chia dung dịch D làm 2 phần:

  • Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào phần thứ nhất
  • Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào phần thứ hai, thấy có khí thoát ra.

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

2. Một hợp chất hữu cơ (A) có công thức phân tử là C2H6O2 và chỉ có một loại nhóm chức. Từ (A) và các chất vô cơ khác, bằng 3 phản ứng liên tiếp có thể điều chế được cao su buna. Xác định công thức cấu tạo có thể có của (A) và viết PTHH của các phản ứng.

Câu 4: (2,0 điểm). Cho 23,52g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất), trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết. Cho tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 31,2 g. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

  1. Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
  2. Tính nồng độ mol/l các ion trong dung dịch A.

Câu 5. (2,0 điểm).

  1. Thêm 100ml dung dịch có pH = 2 (gồm HCl và HNO3) vào 100ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được.
  2. Trộn 100ml dung dịch Al2(SO4)3 1M với Vml dung dịch NaOH 4M thu được 11,7 gam kết tủa. Xác định V.
  3. Cho 19,52 gam hỗn hợp bột A gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc), 400ml dung dịch B và còn lại 1,92 gam một kim loại. Xác định nồng độ mol/l của các chất tan trong dung dịch B.
2
29 tháng 1 2018

Câu 1.

Gọi p, n, e là số hạt cơ bản của X (p, n, e nguyên dương)

Có: 2p + n = 52 → n = 52 -2p

Ta luôn có p ≤ n ≤ 1,524p → p ≤ 52-2p ≤ 1,524p → 14,75 ≤ p ≤ 17,33.

Vì p nguyên p = 15, 16, 17.

Cấu hình electron của X là: p = 15: 1s22s22p63s23p3

p = 16: 1s22s22p63s23p4

p = 17: 1s22s22p63s23p5

Trong hợp chất X có số oxi hóa bằng -1 => X là Cl

Vậy X có 17p, 17e, 18n X là Clo (Cl)

Gọi p'; n'; e' là số hạt cơ bản của M.

Tương tự ta có n' = 82-2p' → 3p' ≤ 82 ≤ 3,524p' → 23,26 ≤ p' ≤ 27,33

Mà trong MXa có 77 hạt proton p' + 17.a = 77 → p' = 77-17a → 82/3,5 ≤ 77 - 17.a ≤ 82/3 → 2,92 ≤ a ≤ 3,16

Vì a nguyên a = 3. Vậy p' = 26. Do đó M là Fe.

 

Công thức hợp chất là FeCl3.

29 tháng 1 2018

Câu 2.

1. 2NaOH + Fe(NO3)2 → 2NaNO3 + Fe(OH)2

2NH3 + 2H2O + Fe(NO3)2 → 2NH4NO3 + Fe(OH)2

3Cl2 + 6Fe(NO3)2 → 2FeCl3 + 4Fe(NO3)3

Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe

4HNO3 + 3Fe(NO3)2 → 3Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

 

Câu 6. (2,0 điểm). Một hiđrocacbon X có chứa 88,235% cacbon về khối lượng. Xác định công thức phân tử Cho 5 kg glucozơ (chứa 20% tạp chất) lên men. Hãy tính thể tích của ancol etylic 400 thu được, biết rằng khối lượng ancol bị hao hụt 10% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Câu 7. (2,0 điểm). Hợp chất hữu cơ A mạch hở (phân tử chỉ chứa C, H, O; MA < 78). A tác dụng...
Đọc tiếp

Câu 6. (2,0 điểm).

  1. Một hiđrocacbon X có chứa 88,235% cacbon về khối lượng. Xác định công thức phân tử
  2. Cho 5 kg glucozơ (chứa 20% tạp chất) lên men. Hãy tính thể tích của ancol etylic 400 thu được, biết rằng khối lượng ancol bị hao hụt 10% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.

Câu 7. (2,0 điểm).

  1. Hợp chất hữu cơ A mạch hở (phân tử chỉ chứa C, H, O; MA < 78). A tác dụng được với dung dịch NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 chứa dung dịch H2SO4 đặc; bình 2 chứa dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 4,32 gam, bình 2 xuất hiện 70,92 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, gọi tên A.
  2. Chia 14,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 15,4 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam bạc. Xác định công thức cấu tạo của hai anđehit trên.

Câu 8. (2,0 điểm). Cho 20,8 gam hỗn hợp Fe, FeS, FeS2, S tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 91,3 gam kết tủa. Tính V?

Câu 9. (2,0 điểm). Hợp chất A có công thức C9H8 có khả năng kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3 và phản ứng với brom trong CCl4 theo tỷ lệ mol 1:2. Đun nóng A với dung dịch KMnO4 tới khi hết màu tím, rồi thêm lượng dư dung dịch HCl đặc vào hỗn hợp sau phản ứng thấy có kết tủa trắng là axit benzoic đồng thời giải phóng khí CO2 và Cl2. Xác định công thức cấu tạo của A và viết phương trình hóa học của các phản ứng xẩy ra.

Câu 10. (2,0 điểm).

  1. Chỉ dùng dung dịch Ba(OH)2, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch riêng biệt sau: (NH4)2SO4, NH4Cl, NaCl, MgCl2, AlCl3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
  2. Cho hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm. Hãy cho biết tên dụng cụ và hóa chất theo thứ tự 1, 2, 3, 4 trên hình vẽ đã cho. Viết phản ứng hóa học.

Cho biết: H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Ag = 108; Ba = 137.

Đây là đề cô giáo dao cho chúng mk làm ở nhà để lấy điểm,mong các bn giúp mk nha

3
29 tháng 1 2018

Câu 9:

A tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 suy ra A có liên kết ba đầu mạch. A tác dụng với Br2/CCl4 theo tỉ lệ mol 1:2. Vậy A có 2 liên kết π ở gốc hidrocacbon mạch hở.

Các phương trình phản ứng:

\(C_6H_5-CH_2-C\equiv CH+AgNO_3+NH_3\underrightarrow{t^0}C_6H_5-CH_2-C\equiv CAg\downarrow+NH_4NO_3\)

\(C_6H_5-CH_2-C\equiv CH+2Br_2\rightarrow C_6H_5-CH_2-CBr_2-CHBr_2\)

\(3C_6H_5-CH_2-C\equiv CH+14KMnO_4\underrightarrow{t^0}3C_6H_5COOK+5K_2CO_3+KHCO_3+14MnO_2\downarrow+4H_2O\)

\(C_6H_5COOK+HCl\rightarrow C_6H_5COOH\downarrow+KCl\)

\(K_2CO_3+2HCl\rightarrow2KCl+H_2O+CO_2\uparrow\)

\(KHCO_3+HCl\rightarrow KCl+H_2O+CO_2\uparrow\)

29 tháng 1 2018

Câu 7: Phần 1:

* khối lượng bình 1mH2O = 4,32 g => nH2O = 0,24 mol

tăng ==> nH = 0,48 mol

* Hấp thụ sản phâm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư:

PTPƯ: \(n_{BaCO_3}=\dfrac{70,92}{197}=0,36\left(mol\right)\)

\(CO_2+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaCO_3+H_2O\)

0,36.................................0,36 (mol)

=> nCO2 = 0,36 (mol) => nC = 0,36 ( mol)

*mO = 8,64 - ( mC + mH ) = 8,64 - 12.0,36 - 0,48.1 = 3,84( g)

=> nO = 0,24 mol

Đặt CTPT của A là CxHyOz ta có x:y:z = 0,36:0,48:0,24 = 3:4:2

=> CT của A có dạng ( C3H4O2 )n

do MA < 78 => 72n < 78 => n < 1,08 => n = 1 => A là C3H4O2

Do A tác dụng được với NaOH nên công thức cấu tạo là:

CH2 = CHCOOH ( axit acrylic )

11 tháng 10 2016

a. Giải bài toán lập CTHH bằng phương pháp đại số.

Thí dụ: Đốt cháy một hỗn hợp 300ml hiđrocacbon và amoniac trong oxi có dư. Sau khi cháy hoàn toàn, thể tích khí thu được là 1250ml. Sau khi làm ngưng tụ hơi nước, thể tích giảm còn 550ml. Sau khi cho tác dụng với dung dịch kiềm còn 250ml trong đó có 100ml nitơ. Thể tích của tất cả các khí đo trong điều kiện như nhau. Lập công thức của hiđrocacbon

Bài giải

Khi đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon và amoniac trong oxi phản ứng xảy ra theo phương trình sau:

4NH3 + 3O2 -> 2N2 + 6H2O (1)

CxHy + (x + y/4) O2 -> xCO2 + y/2 H2O (2)

Theo dữ kiện bài toán, sau khi đốt cháy amoniac thì tạo thành 100ml nitơ. Theo PTHH (1) sau khi đốt cháy hoàn toàn amoniac ta thu được thể tích nitơ nhỏ hơn 2 lần thể tích amoniac trong hỗn hợp ban đầu, vậy thể tích amonac khi chưa có phản ứng là 100. 2 = 200ml. Do đó thể tích hiđro cácbon khi chưa có phản ứng là 300 - 200 = 100ml. Sau khi đốt cháy hỗn hợp tạo thành (550 - 250) = 300ml, cacbonnic và (1250 - 550 - 300) = 400ml hơi nước.

Từ đó ta có sơ đồ phản ứng:

CxHy + (x + y/4) O2 -> xCO2 + y/2 H2O

100ml                          300ml    400ml

Theo định luật Avogađro, có thể thay thế tỉ lệ thể tích các chất khí tham gia và tạo thành trong phản ứng bằng tỉ lệ số phân tử hay số mol của chúng.

CxHy + 5O2 -> 3CO2 + 4 H2O

=> x = 3; y = 8

Vậy CTHH của hydrocacbon là C3H8

b. Giải bài toán tìm thành phần của hỗn hợp bằng phương pháp đại số.

Thí dụ: Hoà tan trong nước 0,325g một hỗn hợp gồm 2 muối Natriclorua và Kaliclorua. Thêm vào dung dịch này một dung dịch bạc Nitrat lấy dư - Kết tủa bạc clorua thu được có khối lượng là 0,717g. Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp.

Bài giải

Gọi MNaCl là x và mKCl là y ta có phương trình đại số:

x + y = 0,35 (1)

PTHH: NaCl + AgNO3 -> AgCl ↓ + NaNO3

KCl + AgNO3 -> AgCl ↓ + KNO3

Dựa vào 2 PTHH ta tìm được khối lượng của AgCl trong mỗi phản ứng:

m'AgCl = x . MAgCl/MNaCl = x . 143/58,5 = x . 2,444

mAgCl = y . MAgCl/MKCl = y . 143/74,5 = y . 1,919

=> mAgCl = 2,444x + 1,919y = 0,717 (2)

Từ (1) và (2) => hệ phương trình

Giải hệ phương trình ta được: x = 0,178

y = 0,147

=> % NaCl = .100% = 54,76%

% KCl = 100% - % NaCl = 100% - 54,76% = 45,24%.

Vậy trong hỗn hợp: NaCl chiếm 54,76%, KCl chiếm 45,24%

             ------------  Chúc bn học tốt ----------------

11 tháng 10 2016

a)Khi đốt cháy hồn hợp hiđrocacbon và amoniac trong oxi phản ứng xảy ra theo phương trình sau

\(4NH3+3O_2\rightarrow2N_2+6H_2O\left(1\right)\)

\(CxHy+\left(x+\frac{y}{4}\right)O_2\rightarrow xCO_2+\frac{y}{2}H_2O\left(2\right)\)

Theo dữ kiện bài, sau khi đốt cháy amoniac thì tạo thành 10ml nitơ 

Theo PTHH (1) sau khi đốt cháy hoàn toàn amoniac ta thu được thể tích nitơ nhỏ hơn 2 lần thể tích amoniac trong hồn hợp ban đầu, vậy thể tích amonac khi chưa có phản ứng là:\(100\cdot2=200ml\)

Do đó thể tích hiđro cácbon khi chưa có phản ứng là:\(300-200=100ml\).Sau khi đốt cháy hỗn hợp tạo thành (550-250)=30ml, cácbonnic và (1250-550-300)=400ml hơi nước

Từ đó ta có sơ đồ phản ứng:

\(CxHy+\left(x+\frac{y}{4}\right)O_2\rightarrow xCO_2+\frac{y}{2}H_2O\)

100ml                          300ml           400ml

Theo định luật Avogađro, có thể thay tỉ lệ thể tích các chất khí tham gia và tạo thành trong phản ứng bằng tỉ lệ phần tử hay số mol của chúng

\(C_xH_y+5O_2\rightarrow3CO_2+4H_2O\)

\(\Rightarrow x=3;y=8\)

Vậy CTHH của hidrocacbon là C3H8

18 tháng 5 2016

bạn huy tính sai nhiệt hóa hơi của B rồi :)))))

Bài 1: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau: - Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl. - Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4. Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m? Bài 2: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 4000C. Sau...
Đọc tiếp

Bài 1: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:

- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.

- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.

Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?

Bài 2: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 4000C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.

b) Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc.

Bài 3: Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau.

a. Tính tỷ lệ a/b.

b. Tính tỷ lệ thể tích khí ôxi tạo thành của hai phản ứng.

Bài 4: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 4000C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.

b) Tính hiệu suất phản ứng.

c) Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng (II) oxit trên ở đktc.

Bài 5. Tính tỉ lệ thể tích dung dịch HCl 18,25% (D = 1,2 g/ml) và thể tích dung dịch HCl 13% (D = 1,123 g/ml) để pha thành dung dịch HCl 4,5 M?

mn giúp mk vs mk cần gấp

1
24 tháng 10 2017

1 . m= 10,8

Bài 1:Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1. Fe2O3 + CO = 2. AgNO3 + Al = Al(NO3)3 + … 3. HCl + CaCO3 = CaCl2 + H2O + … 4. C4H10 + O2 =CO2 + H2O 5. NaOH + Fe2(SO4)3 = Fe(OH)3 + Na2SO4. 6. FeS2 + O2 = Fe2O3 + SO2 7. KOH + Al2(SO4)3 = K2SO4 + Al(OH)3 8. CH4 + O2 + H2O =CO2 + H2 9. Al + Fe3O4 = Al2O3 + Fe 10.FexOy + CO = FeO + CO2 Bài 2: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân...
Đọc tiếp

Bài 1:Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1. Fe2O3 + CO =
2. AgNO3 + Al = Al(NO3)3 + …
3. HCl + CaCO3 = CaCl2 + H2O + …
4. C4H10 + O2 =CO2 + H2O
5. NaOH + Fe2(SO4)3 = Fe(OH)3 + Na2SO4.
6. FeS2 + O2 = Fe2O3 + SO2
7. KOH + Al2(SO4)3 = K2SO4 + Al(OH)3
8. CH4 + O2 + H2O =CO2 + H2
9. Al + Fe3O4 = Al2O3 + Fe
10.FexOy + CO = FeO + CO2

Bài 2:

Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?
Bài 3:
Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 400 0C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.
a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc.
Bài 4:
Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau.
a. Tính tỷ lệ a/b
b. Tính tỷ lệ thể tích khí ôxi tạo thành của hai phản ứng.

mn giúp mk vs mk cần rất gấp gấp gấp gianroi

1
20 tháng 10 2017

Bài 3

Gọi số mol H2 phản ứng là x mol.

CuO + H2 \(\underrightarrow{t^o}\) Cu + H2O

Khối lượng CuO ban đầu là 20g. Sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm còn 16,8 g. Suy ra khối lượng giảm là do CuO bị mất nguyên tử O, biến thành Cu.

=> mO (CuO) = 20-16,8 = 3,2 g

=> nO(CuO) =3,2/16 = 0,2 mol

=> nH2 = nO = 0,2 mol

=> VH2 = 4,48 lít

13 tháng 2 2017

đề sao kì vậy?