K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2016
Hình ảnh bà là hình ảnh đẹp và thiêng liêng trái tim tôi. Bà ngoại người mà tôi kính yêu, người luôn quan tâm, yêu thương tôi nhất.

Bà tôi thương tôi lắm! Tôi nghe mẹ tôi kể rằng: Đó là ngày tôi sinh ra đời, trời mưa to, một mình bà ngoại ngồi dưới cổng bệnh viện. Lúc ấy, bố tôi có nói: "Bà ơi, bà mau về nhà kẻo cảm lạnh, có tin gì con sẽ báo cho nhà sau." Với một giọng nhẹ nhàng, bà nói: "Không sao, bà muốn xem cháu bà ra sao, ở nhà cũng có người trông rồi, con cứ yên tâm." Khi tôi được sinh ra, bà là người đầu tiên bế tôi, cũng là người đặt cho tôi cái tên rất ý nghĩa: Thanh Bình. Ý của bà như muốn một cô cháu gái duy nhất của bà được hưởng một cuộc sống bình yên, mãi mãi vui vẻ.

Nghe xong câu truyện ấy, tôi đã rất xúc động, tôi cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay bà bồng bế tôi, bàn tay ấy là tấm lòng yêu thương, quí mến mà bà dành cho tôi.

Hằng ngày, bà tôi một tay đảm đương hết công việc nhà. Sáng sớm, tôi đã thấy bà dậy quét sân, lau nhà. Bà làm bữa ăn sáng và mời cả nhà. Mỗi khi tôi đi học về, bà đều ngồi trước thềm nhà đón tôi. Tôi rất thích mỗi khi bà cười, trông bà như trẻ ra bao tuổi vậy. Vì thế tôi luôn cố gắng học, giành nhiều điểm tốt về đem khoa với bà.

Có lần, tôi thấy bà ngồi hát một mình. Những câu hát của bà tôi nghe sao thân thương, quen thuộc đến vậy. Hồi nhỏ, bà thường đung đưa võng ru ngủ tôi. Phải chăng trong lời ru ấy chứa chan biết bao tình thương, mong ước của bà cho tôi?

Vào những tối thứ bảy, bà thường gọi chúng tôi ra sân nghe bà kể chuyện. Chúng tôi say sưa nghe bà kể chuyện. Giọng bà trầm mà ấm làm sao! Dưới ánh trăng, câu chuyện của bà lung linh, huyền ảo. Mỗi câu chuyện bà đưa chúng tôi vào một thế giới thần kì với muôn vàn màu sắc như truyện về Cô Tấm, Chàng Thạch Sanh,... Những câu chuyện ấy cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi câu chuyện bà kể như một lời khuyên chúng tôi.

Năm tôi học lớp hai, bà tôi bị ốm. Bà tôi tuổi đã cao nên bà bị bệnh, cả nhà ai ai cũng lo lắng. Ngày hôm đó, tôi ngồi gấp những chú hạc với mong muốn bà sẽ khỏi ốm. Ngày còn bé, mỗi khi tôi khóc, bà là người đã dỗ tôi bằng cách gấp những chú hạc xinh xinh chờ mẹ về. Qua ba ngày, bà tôi tỉnh dậy, thấy tôi khóc, bà xoa đầu tôi:
- Cháu ngoan, bà vẫn khỏe, cháu đừng khóc nữa!
Tôi ngậm ngùi nói:
- Bà ơi, nhất định bà phải khỏe lại để sống bên cháu, bà nhé! Những chú hạc này cháu gấp dành tặng bà.
Bà tôi lúc ấy tươi cười rạng rỡ khi nhìn thấy những chú hạc mà tôi gấp tặng bà. Mấy ngày sau đó, tôi nghe tin bà tôi không qua khỏi, tôi đã rất buồn.

Mặc dù người bà mà tôi hằng kính yêu đã sang thế giới bên kia, mãi mãi không quay trở về, nhưng tôi luôn tự cố gắng học thật giỏi để thành đứa cháu trai ngoan của bà!
 
 
2 tháng 12 2016

Bài này do mẹ mình ( giáo viên dạy Văn) làm cho mình tham khảo nên bây giờ mình được vào đội tuyển là nhờ Văn mẹ mình đó!

28 tháng 11 2021

nghĩa là yêu thương nước non một cách sâu đậm

28 tháng 11 2021

hay còn trọng tình trọng nghĩa

13 tháng 11 2016

(*) Khái niệm về đoạn văn :
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Về hình thức: Được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
(*)Cách xây dựng đoạn văn:
Trước khi đi vào vấn đề chính , mình xin nêu khái niệm về câu chủ đề trước để các bạn hiểu những phần sau mình viết .
* Khái niệm về câu chủ đề :
Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Tìm hiểu về các đoạn văn :
- Khái niệm đoạn văn song hành :
Các câu bình đẳng nhau về mặt ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề.
- Khái niệm đoạn văn diễn dịch :

Có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn . Các câu sau tập trung làm sáng rõ cho câu chủ đề.
Câu chủ đề ~~~~> Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ... luận điểm n

- Khái niệm đoạn văn quy nạp :
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn các câu đặt trước có nhiệm vụ triển khai theo câu chủ đề đó
Có thể hiểu rõ hon theo sơ đồ sau
Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ....luận điểm n -------------> Câu chủ đề

- Khái niệm về đoạn văn tổng- phân- hợp:
Đoạn tổng- phân- hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
- Khái niệm đoạn văn móc xích :
Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn.

Chúc bn hok tốt ok!

13 tháng 11 2016

cái này dễ thui màkhiuhiu

5 tháng 10 2016

- Vật thể : Cơ thể người, lõ bút chì, dây điện, áo, xe đạp.

- Chất : nước, than chì, xenlulozơ

5 tháng 10 2016

Chất 

+ Than chì, nước 

Vật Thể:

bút chì, cơ thể người , dây điện 

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 11 2018

[ Tham khảo]

Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Năm nay dù đã mười một tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có hai lần. Mấy lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội.

Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyên tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rồi khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích mắt làm sao? Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga.

Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gi đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà ông bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả ở bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, ông bà nội vui mừng ra đón. Em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon lành cùng ông bà nội.

Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày đã bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng nên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khoẻ mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.

Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ điều vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô... lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. Chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố.

Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuôi tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.



4 tháng 11 2018

Những chuyến du lịch xa nhà luôn làm chúng ta háo hức, vì được chiêm ngưỡng và khám phá những vùng đất mà mình chưa biết đến, được thưởng thức những món ăn ngon và lạ miệng, được chơi đùa thoải mái...

Chính vì thế mà chúng ta luôn luôn học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để bố mẹ thưởng cho chúng ta những chuyến du lịch xa, thật thú vị phải không nào?

Dưới đây là những bài văn kể về một chuyến đi chơi xa của các bạn học sinh để các em tham khảo:

Bài 1. Bài văn kể về một chuyến đi chơi xa của em Nguyễn Bảo Nam:

Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.

Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy.

Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến. Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường.

Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.

Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.

Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau.

Anh lái xe dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.

Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.

Kể về một chuyến đi chơi xa

Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm… Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ.
Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.
Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!

21 tháng 2 2020

Đáp án : So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng .

Chúc bạn học tốt !!!banhqua

22 tháng 2 2020

So sánh cái trìu tượng với cái hữu hình

''Trường Sơn'' -chí lớn ông cha

''Cửu Long ''- lòng mẹ

Họ tên: ………………………...Lớp: …………… KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆTThời gian: 45’I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau. c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền...
Đọc tiếp

Họ tên: ………………………...

Lớp: ……………

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian: 45’

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.

1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau.

c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (1,5đ)

Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Có mấy kiểu nhân hóa, kể tên?

III/ PHẦN BÀI TẬP: (2,5đ)

1/ Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì? (Kiểu hoán dụ) (1đ)

a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh)

b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)

2/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (Là động từ, cụm động từ, tính từ …) (1đ)

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

3/ Đặt 2 câu theo yêu cầu sau: (0,5đ)

a/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại việc tốt em mới làm được.

b/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.

9
6 tháng 11 2016

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

6 tháng 11 2016

nhìn hao cả mắt