K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2016

Câu 1. Cây gỗ to ra do đâu?

Trả lời: 

Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh - tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).

Tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp vỏ ở phía trong.

Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây. ở phía trong một lớp mạch gỗ.

Câu 2. Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào?

Trả lời:_Người ta có thể xác định tuổi cây gỗ bằng cách đếm số vòng gỗ của cây (qua mặt cắt ngang thân cây). Mỗi năm cây sinh ra một vòng vì vậy, đếm được bao nhiêu vòng gỗ thì cây bấy nhiêu tuổi.

Câu 4. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm cột nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?

Trả lời : Lớp gỗ nâu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.
 

1 tháng 11 2019

Mỗi năm cây sinh ra một vòng/ Sai. Mỗi năm cây sinh ra một vòng màu sẫm và một vòng màu sáng => 2 vòng

14 tháng 12 2016

Câu 1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính ? Hãy kể tên ba loại hoa lưỡng tính và ba loại hoa đơn tính mà em biết.

Trả lời: Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhụy.

Ví dụ ba loại hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam; ba loại hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột.

Câu 2. Có mấy cách xếp hoa trên cây ? Cho ví dụ.

Trả lời: Có 2 cách xếp hoa trên cây là hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.

Ví dụ, hoa mọc đơn độc như hoa sen, hoa súng, hoa hồng... ; hoa mọc thành cụm như hoa cải, hoa cúc, hoa ngâu..

Câu 3. Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa ?

Trả lời: Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn rồi lại bay sang hoa khác, chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều hơn.

Chúc bn hok tốt !

14 tháng 12 2016

cảm ơn nhìu nha pn iu dấu !

24 tháng 5 2016

1.

Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.

Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.

-    Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

+ Chúng mọc ra ở trên thân cây, cành cây, tường cũ, tảng đá.
2.

-    Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.

-   Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.

-   Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.


Chúc bạn học tốt !



 

24 tháng 5 2016

Câu 1: Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.

Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.

-    Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

+ Chúng mọc ra ở trên thân cây, cành cây, tường cũ, tảng đá.

Câu 2:  Vai trò cùa địa y :

-    Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.

-   Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.

-   Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.

25 tháng 10 2016

Câu 1. Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào.

Trả lời:

Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 - 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.

Câu 2. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn. những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.

Trả lời:

Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.

Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.

Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.

* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.

 

25 tháng 10 2016

1.Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

2.

- Bấm ngọn giúp cây ra nhiều hoa,quả hơn.

- Tỉa cách giúp cây phát triển chiều cao.

29 tháng 11 2016

Câu 4. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ?

Trả lời:

Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.

Câu 5. Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá ?

Trả lời:

Một số loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: lá lúa, lá ngô, lá mía... Sở dĩ như vậy là vì những loại lá này mọc gần như thẳng đứng, cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở 2 mặt lá cũng như nhau.



 

7 tháng 5 2019

cái này bn cóp ở đâu đó chứ đâu có câu 4,5 đâu

leu

I/ TRẮC NGHIỆM:(4đ)Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng : Câu 1: Trật tự các bậc phân loại thực vật làA. ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài         C. ngành – loài – chi - lớp - bộ - họB. ngành - lớp - bộ - chi – loài - họ         D. ngành – chi - lớp - bộ - họ - loàiCâu 2: Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì ?A. Hoa                        B. Quả...
Đọc tiếp

I/ TRẮC NGHIỆM:(4đ)

Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng :

 

Câu 1: Trật tự các bậc phân loại thực vật là

A. ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài         C. ngành – loài – chi - lớp - bộ - họ

B. ngành - lớp - bộ - chi – loài - họ         D. ngành – chi - lớp - bộ - họ - loài

Câu 2: Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì ?

A. Hoa                        B. Quả                         C.Nón              D. Túi bào tử

Câu 3: Bộ phận nào sau đây phát triển thành quả?

A. Đầu nhụy   B. Bầu nhụy    C. Vòi nhụy                D. Nhụy

Câu 4: Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?

A. Hạt                          B. Lông hút                C. Bó mạch                  D. Chóp rễ

Câu 5: Dương xỉ tiến hoá hơn rêu ở điểm là

A. óc quả                     B. có hoa                     C. có lá                        D. có rễ thật

Câu 6: Loại quả nào sau đây có thể tự phát tán?

A. Qủa khô                 B. Quả khô nẻ             C. Quả hạch                D. Quả thịt

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu ?

A. Sinh sản bằng bào tử                      B. Thân có mạch dẫn

C. Có lá thật sự                                   D. Chưa có rễ chính thức

Câu 8: Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra ?

A. Tay chân miệng                  B. Á sừng                    C. Bạch tạng   D. Lang ben

II/ TỰ LUẬN:(6đ)

Câu 9 (2đ): Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Cho ví dụ.

Câu 10 (2đ): Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Nêu đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt nhờ động vật?

Câu 11 (2đ) : Tại sao người ta nói “thực vật góp phần bảo vệ đất,chống lũ lụt và hạn hán”?

 

3
5 tháng 7 2021

II/ TỰ LUẬN:(6đ)

Câu 9 (2đ): Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Cho ví dụ.

 - Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả).

- Ví dụ, 3 loại quả khô là: quả lúa (hạt lúa), quả thầu dầu, quả cải và 3 loại quả thịt là: quả cà chua, quả xoài, quả táo

Câu 10 (2đ): Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Nêu đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt nhờ động vật?

 * Có 4 cách phát tán của quả và hạt

-Tự phát tán:quả phải tự nổ được khi chín

- Phát tán nhờ động vật:thơm,ngon thu hút động vật chim chóc,có gai nhỏ để dính vào lông động vật

- Phát tán nhờ gió:nhẹ,có túm lông

- Phát tán nhờ con người:ăn được,thơm,ngon

*Đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt:

Phát tán nhờ động vậtquả có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào da hoặc lông của động vật. VD: Quả ké đầu ngựa, hạt thông, quả cây xấu hổ ( trinh nữ ),...

Câu 11 (2đ) : Tại sao người ta nói “thực vật góp phần bảo vệ đất,chống lũ lụt và hạn hán”?

* Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:

+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối...góp phần tránh hạn hán.

+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng...góp phần hạn chế lũ lụt.

5 tháng 7 2021

I/ TRẮC NGHIỆM:(4đ)

Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng :

 

Câu 1: Trật tự các bậc phân loại thực vật là

A. ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài         C. ngành – loài – chi - lớp - bộ - họ

B. ngành - lớp - bộ - chi – loài - họ         D. ngành – chi - lớp - bộ - họ - loài

Câu 2: Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì ?

A. Hoa                        B. Quả                         C.Nón              D. Túi bào tử

Câu 3: Bộ phận nào sau đây phát triển thành quả?

A. Đầu nhụy   B. Bầu nhụy    C. Vòi nhụy                D. Nhụy

Câu 4: Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?

A. Hạt                          B. Lông hút                C. Bó mạch                  D. Chóp rễ

Câu 5: Dương xỉ tiến hoá hơn rêu ở điểm là

A. óc quả                     B. có hoa                     C. có lá                        D. có rễ thật

Câu 6: Loại quả nào sau đây có thể tự phát tán?

A. Qủa khô                 B. Quả khô nẻ             C. Quả hạch                D. Quả thịt

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở dương xỉ mà không có ở rêu ?

A. Sinh sản bằng bào tử                      B. Thân có mạch dẫn

C. Có lá thật sự                                   D. Chưa có rễ chính thức

Câu 8: Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra ?

A. Tay chân miệng                  B. Á sừng                    C. Bạch tạng   D. Lang ben

Câu 8: Kích thước của tế bào chất và nhân thay đổi như thế nào khi tế bào lớn lên?A. Chỉ có nhân tăng lên về khối lượng và kích thước , tế bào chất không thay đổi.B. Cả tế bào chất và nhân đều tăng lên về khối lượng và kích thước.C. Cả tế bào chất và nhân đều không thay đổi.                         D. Chỉ có tế bào chất tăng lên về khối lượng và kích...
Đọc tiếp

Câu 8: Kích thước của tế bào chất và nhân thay đổi như thế nào khi tế bào lớn lên?

A. Chỉ có nhân tăng lên về khối lượng và kích thước , tế bào chất không thay đổi.

B. Cả tế bào chất và nhân đều tăng lên về khối lượng và kích thước.

C. Cả tế bào chất và nhân đều không thay đổi.                        

D. Chỉ có tế bào chất tăng lên về khối lượng và kích thước, nhân không thay đổi.

Câu 9: Đâu là điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

A. Tế bào nhân sơ có màng nhân, tế bào nhân thực không có màng nhân.

B. Tế bào nhân sơ không có màng nhân, tế bào nhân thực có màng nhân.

C. Tế bào nhân sơ có ribosome, tế bào nhân thực không có ribosome.

D. Tế bào nhân sơ không có ribosome, tế bào nhân thực có ribosome.

Câu 10: Những "lỗ nhỏ li ti" trên màng tế bào có chức năng gì?

A. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường.

B. Giúp cho chất tế bào có thể đi xuyên qua màng tế bào.

C. Giúp cho ti thể có thể đi xuyên qua màng tế bào.

D. Giúp cho nhân tế bào có thể di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác.

Câu 11: Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào?

A. Nhân           B. Tế bào chất            C. Màng tế bào              D. Lục lạp

Câu 12: Thành phần chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào là:

A. Nhân           B. Tế bào chất            C. Màng tế bào              D. Lục lạp

Câu 13: Một tế bào mẹ sau 1 lần phân chia (sinh sản) sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con ?

A. 2 tế bào        B. 1 tế bào                 C. 4 tế bào                      D. 8 tế bào

Câu 14: Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bào ?

A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá

B. Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng

C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang

D. Sự vươn cao của thân cây tre

Câu 15: Sự lớn lên của tế bào có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây ?

A. Sinh sản        B. Trao đổi chất       C. Cảm ứng      D. Trao đổi chất và cảm ứng

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của tế bào là đúng ?

A. Mọi tế bào lớn lên rồi đều bước vào quá trình phân chia tế bào.

B. Sau mỗi lần phân chia, từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra 3 tế bào con giống hệt mình

C. Phân chia và lớn lên của tế bào giúp sinh vật tăng kích thước, khối lượng.

D. Sự phân tách chất tế bào là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia

Câu 17: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu không kiểm soát được quá trình phân chia tế bào?

A. Cơ thể lớn lên thành người khổng lồ.

B. Xuất hiện các khối u ở nơi phân chia mất kiểm soát.

C. Cơ thể phát triển mất cân đối (bộ phận to, bộ phận nhỏ không bình thường).

D. Cơ vẫn thể phát triển bình thường.

Câu 18: Quá trình phân chia tế bào gồm hai giai đoạn là:

A. Phân chia tế bào chất   phân chia nhân     B. Phân chia nhân      phân chia tế bào chất.

C. Lớn lên  phân chia nhân                            D. Trao đổi chất    phân chia tế bào chất.

Câu 19: Trong các tế bào sau, tế bào nào có khả năng phân chia?

A. Tế bào non                        B. Tế bào già

C. Tế bào trưởng thành          D. Tế bào già và tế bào trưởng thành

Câu 20: Cho các diễn biến sau về quá trình phân chia của tế bào thực vật:

1. Hình thành vách ngăn giữa các tế bào con

2. Phân chia tế bào chất

3. Phân chia nhân

Sự phân chia tế bào thực vật diễn ra theo trình tự như thế nào là chính xác?

A. 3 - 1 - 2                       B. 2 - 3 - 1                   C. 1 - 2- 3               D. 3 - 2 - 1

Câu 21: Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu ?

A. 32 tế bào                   B. 4 tế bào              C. 8 tế bào             D. 16 tế bào

Câu 22: Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật ?

A. Giúp cây ức chế được các sâu bệnh gây hại

B. Giúp cây thích nghi tuyệt đối với điều kiện môi trường

C. Giúp cây sinh trưởng và phát triển

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 23: Ở 1 số loài thực vật có xuất hiện các khối u sần (như bệnh sùi cành cây) do chúng bị vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?

A. Giúp cây mau lớn hơn

B. Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng khiến các tế bào tại vị trí bị tổn thương, mất khả năng kiểm soát quá trình phân chia, do vậy các tế bào được nhân lên liên tục tạo thành các khối u tại vị trí đó của cây trồng.

C. Giúp cây sinh sản nhanh hơn

D. Giúp cây tươi tốt hơn

Câu 24: Trẻ em khi đến tuổi dậy thì (các tế bào sinh trưởng và phát triển nhanh) thì cần phải làm gì để đảm bảo cơ thể phát triển tốt nhất?

A. Ngủ nhiều, ăn ít, lười tập thể dục, lười làm việc...

B. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, (thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh..) thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển tốt nhất..

C. Ăn nhiều, ngủ nhiều, lười vận động

D. Ăn nhiều, ngủ ít, chăm làm việc

Câu 25: Mặc dù ngày nào chũng ta cũng tắm nhưng khi kì vẫn thấy "ghét", "ghét" chính là tế bào chết của cơ thể, các móng tay, móng chân, tóc khi chúng ta cắt ngắn đi thì chúng lại mọc dài dần ra do đâu?

A. Do sự phân hủy của các tế bào 

B. Do sự lớn lên và sinh sản của tế bào da,tóc, tế bào móng..

C. Do sự trưởng thành của tế bào

D. Tất cả đáp án đúng

Câu 26: Để quan sát được tế bào người ta sử dụng dụng cụ nào?

A. Kính bảo hộ              B. Kính vạn hoa               C. Kính lúp          D. Kính hiển vi

Câu 27: Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?

A. Nhân tế bào            B. Thành tế bào           C. Màng tế bào          D. Không bào

Câu 28: Tế bào nào sau đây có hình dạng đĩa lõm hai mặt?

A. Tế bào lông hút       B. Tế bào gan       C. Tế bào hồng cầu      D. Tế bào biểu bì lá

Câu 29: Khi ta bị đứt tay, vết thương được lành lại do:

A. Các tế bào tăng lên về kích thước lấp đầy vết thương

B. Các tế bào bị tổn thương được thay thế bằng các tế bào mới

C. Tế bào máu đông lại chữa lành vết thương

D. Vi khuẩn có lợi trong cơ thể lấp đầy các vết thương

Câu 30: Màu xanh của lá cây là do đâu?

A. Màu của nhân tế bào                          B. Màu xanh của tế bào chất

C. Màu xanh của màng tế bào                D. Chất diệp lục của lục lạp

0
Câu 27: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chấtA. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trờiB. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nướcC. Bánh mì để lâu bị ôi thiuD. Cơm nếp lên men thành rượuCâu 28: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện:A. Chất dễ nén đượcB. Chất dễ nóng chảyC. Chất dễ hóa hơiD. Chất không chảy đượcCâu 29: Khi cho cốc nước vào ngăn đá của tủ...
Đọc tiếp

Câu 27: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất

A. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời

B. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước

C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu

D. Cơm nếp lên men thành rượu

Câu 28: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện:

A. Chất dễ nén đượcB. Chất dễ nóng chảy

C. Chất dễ hóa hơi

D. Chất không chảy được

Câu 29: Khi cho cốc nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước trong cốc chuyển thành

đá, nước đã từ thể lỏng sang thể rắn. Sự chuyển thể nào của chất đã xảy ra?

A. Sự đông đặc

B. Sự nóng chảy

C. Sự bay hơi

D. Sự ngưng tụ

Câu 30: Sau cơn mưa, vũng nước trên đường sẽ dần biến mất vì do một phần nước

đã chuyển thành hơi nước. Sự chuyển thể nào của chất đã xảy ra?

A. Sự sôi

B. Sự bay hơi

C. Sự nóng chảy

D. Sự ngưng tụ

4

Câu 27: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất

A. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời

B. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước

C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu

D. Cơm nếp lên men thành rượu

Câu 28: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện:

A. Chất dễ nén được

B. Chất dễ nóng chảy

C. Chất dễ hóa hơi

D. Chất không chảy được

Câu 29: Khi cho cốc nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước trong cốc chuyển thành

đá, nước đã từ thể lỏng sang thể rắn. Sự chuyển thể nào của chất đã xảy ra?

A. Sự đông đặc

B. Sự nóng chảy

C. Sự bay hơi

D. Sự ngưng tụ

Câu 30: Sau cơn mưa, vũng nước trên đường sẽ dần biến mất vì do một phần nước

đã chuyển thành hơi nước. Sự chuyển thể nào của chất đã xảy ra?

A. Sự sôi

B. Sự bay hơi

C. Sự nóng chảy

D. Sự ngưng tụ

19 tháng 10 2021

cảm ơn nha