Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) - Từ dùng sai trong câu này là từ "linh động".
- linh động : có cách xử lí tuy vẫn dựa vào nguyên tắc, nhưng không máy móc, cứng nhắc, mà có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế.
- Câu này muốn nói tới khả năng đa dạng và tinh tế của tiếng Việt trong việc diễn tả những trạng thái tình cảm của con người nên không thể dùng từ "linh động" mà phải dùng từ "sinh động".
- sinh động :
+ Đầy sự sống, với nhiều dáng vẻ khác nhau.
+ Có khả năng gợi ra những hình ảnh phù hợp với hiện thực của đời sống.
- Nguyên nhân mắc lỗi trong câu này là do sự lẫn lộn từ gần âm.
- Sửa thành :Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b) - Từ dùng sai trong câu này là từ "bàng quang".
- bàng quang : bọng đái
- Câu này người viết muốn nhận xét về thái độ của một số người trong lớp coi việc chung không phải là việc của mình. Bởi vậy không thể nói là bàng quang mà phải nói là bàng quan.
- bàng quan : đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không dính líu đến mình.
- Nguyên nhân mắc lỗi trong câu này là do sự lẫn lộn từ gần âm.
- Sửa thành : Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác.Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì ?
Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
Vùng này còn khá nhiều thủ tục như : ma chay,cưới xin đều cỗ bàn linh đình;ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...
Nguyên nhân : Người sử dụng chưa nắm rõ nghĩa của từ
Phát hiện mỗi lỗi sai sau đây và sửa lỗi trong các câu sau:
a. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành đứng lên.
-> lớn lên
b. Tiếng Việt có khả năng diển tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
-> sinh động
c. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của (thiếu )dân tộc.
-> chỗ thiếu : văn hoá
d. Mặc dù còn một số điểm yếu, nhưng so với năm học cũ, lớp ta đã tiến bộ vượt bậc.
-> nhược điểm
a) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành đứng lên.
-> Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
b) Tiếng Việt có khả năng diển tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
-> Tiếng Việt có khả năng diển tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của dân tộc.
-> Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của dân tộc.
d) Mặc dù còn một số điểm yếu, nhưng so với năm học cũ, lớp ta đã tiến bộ vượt bậc.
-> Mặc dù còn một số nhược điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp ta đã tiến bộ vượt bậc.
linh động thay là sinh động
bàng quang thay là bàng quan
thủ tục thay là hủ tục
đúng đấy.lớp mình làm rồi
nhớ k cho mk nha
Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm
- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:
+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.
+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.
+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.
- Chữa lại là:
+ Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
+ Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
+ Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...
a, sửa lại là sinh động
b, sửa lại là bàng quan
c,sửa lại là hủ tục
tiếng việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm con người
mình học qua bài này rồi nhưng chỉ học qua bài 11 thôi . Những bài 11 mk cũng chỉ thấy từ thôi chứ ko biết sửa lỗi
Câu 5 :
Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :
" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.
Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?
Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...
Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.
Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.
Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.
Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì:
a) Tiếng Việt có khả năng diển tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
linh động -> sinh động
b) Có một số bạn còn bàng quang trong lớp.
bàng quang -> bàng quan
Theo em, nguyên nhân của việc dùng sai từ là do người viết còn mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
hay