K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2018

trong ngày trung thu , ông trăng sẽ khoác lên mình chiếc áo sáng vàng rực rỡ .

trong ngày sinh nhật của em , mọi người cùng các cây hoa cùng hát chung một nhịp nhạc nghe thật vui vẻ .

13 tháng 7 2018

Ví dụ: Quê em có dòng sông uốn lượn qua cánh đồng lúa chín.

=> Nhân hóa tả hình dáng của con sông như biết uốn lượn.

Ví dụ: Trên cung trăng chị Hằng đang vui đùa cùng với chú Cuội.

=> Dùng từ ngữ gọi con người “chị” để gọi vật “mặt trăng”.

Ví dụ: Bến cảng lúc nào cũng nhộn nhịp, tàu mẹ, tàu con nối đuôi nhau vào bến cảnh.

=> “nhộn nhịp”, “tàu mẹ”, “tàu con”, dùng nhân hóa nên bến cảnh trở nên sinh động, gần gũi giống như con người đang lao động.

28 tháng 10 2018

Tình Thương là thứ trong chúng ta ai cũng cần 

Mẹ luôn là người dành nhiều tình thương cho em .

Lịch sử thế giới loài người rất phong phú .

Khi đi học chúng ta sẽ được hiểu thêm về lịch sử loài người 

P/S:....

14 tháng 3 2020

Mưa tạnh hẳn. Ông mặt trời nhẹ nhàng vén màn mây, gửi xuống khu vườn những tia vàng lấp lánh. Cây cối run run đón nhận món quà này như cô Lọ Lem hồi hộp, ngập ngừng đón chiếc áo mới của bà Tiên ban tặng.

học tốt

14 tháng 3 2020
Giữa trưa, trời đang nắng chang chang bất chợt tối sầm. Mây đen ùn ùn kéo tới. Tiếng sấm ì ầm nổi lên bốn phía. Chớp nhoang nhoáng như xé rách bầu trời. Gió càng lúc càng mạnh, cây cối ngả nghiêng, vật vã. Lá mía như muôn ngàn lưỡi gươm đang múa tít. Đàn mối vỡ ổ, bay tán loạn. Mối trẻ bay cao, mối già bay thấp. Bầy gà hoảng hốt kêu chiêm chiếp, cuống quýt chạy tìm nơi ẩn nấp. Kiến đen, kiến vàng nối đuôi nhau, hối hả tha trứng lên những nơi cao ráo. Những cơn lốc cuốn lá vàng bay ràn rạt. Lộp bộp! Lộp bộp! Trời đã đổ mưa. Hạt mưa lớn và thưa rơi trên mặt đất. Hơi đất bốc lên nóng hổi. Chỉ vài phút sau, đất trời trắng xoá trong màn mưa dày đặc. Từ cánh đồng và trong các ao chuôm, tiếng ếch nhái kêu vang, tiếng côn trùng rả rích hoà lẫn tiếng mưa rào rào tạo thành một âm thanh náo nức, xôn xao. Lũ trẻ nối đuôi nhau chạy ra đồng để bắt cá rô rạch từ dưới ruộng lên. Đứa xách giỏ, đứa mang thùng, mang rổ, đứa tay không... Bất chấp gió mưa, chúng hí húi tìm kiếm trên bờ, dưới lạch. Mỗi khi bắt được cá, tiếng reo hò thích thú lại vang lên. Cơn mưa đến thật đúng lúc. Ông em bảo trận mưa này quả là mưa vàng mưa bạc đối với nhà nông.
chúc bạn học tốt!
 
12 tháng 4 2018

Mở bài: 

Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) 
- vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) 
- từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)

Thân bài:

a)  Tả bao quát:

  • Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với biết bao điều mới lạ.
  • Mọi cảnh vật dường như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu.

b) Tả chi tiết

  • Cả khu trường như người mới ngủ dậy vẫn còn chưa thật tỉnh giấc. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng vẫn chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng chừng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.
  • Sân trường: sạch sẽ, không có lấy một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có vài ba bạn đang ngồi ôn bài. Dưới gốc cây bàng với những tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.
  • Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông.
  • Lớp học: các bạn trực nhật đang vội vã làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế để chuẩn bị cho buổi học sớm.
  • Một lúc sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.
  • Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi sau đó vào lớp học một tiết học đầy hứng thú.

Kết bài: 

Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp. Mai đây, dù cho phải xa ngôi trường thân yêu này, thế nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường đầy thân thương

2 tháng 5 2018

DÀN Ý
I. Mở bài: Giới thiệu mùa hè
Ví dụ:
Em thích nhất là mùa hè trong bốn mùa của năm. Mùa hè em được nghỉ học đi du lịch cùng gia đình và bạn bè, không phải học tập căng thẳng nữa.

II. Thân bài: Tả cảnh mùa hè
1. Tả bao quát cảnh mùa hè

  • Mùa hè nắng gắt và bức
  • Mùa hè trời rất oi bức và khó chịu
  • Tiếng ve kêu râm rang khắp mọi nơi
  • Những cành phượng nở đỏ rực cả vùng trời

2. Tả chi tiết cảnh mùa hè
a. Tả cảnh buổi sáng mùa hè

  • Mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã gắt vào buổi sáng sớm
  • Những giọt sương vẫn còn đọng trên những ngọn cỏ
  • Cây côi dường như được tiếp nước vào buổi tối nên rất xanh tươi
  • Những chú chim hót ríu rít
  • Những chú ve kêu râm rang

b. Tả cảnh buổi trưa mùa hè

  • Trời nắng gắt hơn lúc sáng
  • Những tia nắng rất chói chang và bức bối
  • Cây cối đang đứng hiêng ngang dưới nắng
  • Những chú ve vẫn kêu
  • Ngoài đường nắng rất gắt, ai ra đường cũng trùm khăn kín mít

c. Tả cảnh buổi chiều mùa hè

  • Mặt trời dần tắt, nắng bớt dần
  • Thời tiết bắt đầu dịu lại
  • Những chú chim nhảy nhót
  • Mọi người tụ tập hóng gió
  • Ngoài trời những đứa trẻ chơi các trò chơi vui vẻ


III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mùa hè
Ví dụ:
Em rất thích mùa hè mặc dù mùa này nóng nhất trong các mùa nhưng nó có những điểm rất thú vị. em rất thích mùa hè vì em sẽ được vui chơi và nghỉ ngơi.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cảnh mùa hè” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

16 tháng 3 2018

Cây cam nàh em rất sai quả . Đầu tiên những quả cam chỉ to bằng ngón tay út , kẽ lộ trên những cánh hoa màu trắng , ít hôm sau đã to bằng hòn bi ve . Quả cam lớn nhanh như thổi , khi quả còn nhỏ , võ xanh thẫm . Nhưng sau đó chiếc áo ấy từ từ chuyển sang màu xanh nhạt rồi tiếp đến là màu vàng tươi . Chẳng bao lâu cam đã đầy những chùm quả vàng óng , căng mọng như những chiếc đèn lồng nhỏ , lơ lững thắp trong vòm lá xanh . 

Nhớ k vs kết bạn vs mk nha ! 

4 tháng 7 2018

Nhân hóa :

1 . Ông mặt trời tỏa sáng khắp nơi .

2 . Chị ong chăm chỉ hút mật .

3 . Anh bút mực đang chăm chỉ cày trên vở trắng .

4 . Chị mây khoác chiếc áo màu xanh biếc .

5 . Bà chổi đang lom khom quét nhà .

So sánh :

1 . Đôi mắt bé sáng như những viên ngọc .

2 . Ông mặt trời như một quả cầu lửa .

3 . Trăng tròn như quả bóng .

4 . Chị ấy chăm chỉ như cô Tấm .

5 . Quả dừa như đàn lợn con .

4 tháng 7 2018

+ 5 câu nhân hóa

- Những chú chim đang hát trong vườn.

- Chị gió ngày nào cũng ghé qua vườn nhà tôi . 

- Chiếc bút là người bạn thân của em.

- Mặt trời vừa thức dậy sau cơn mưa rào.

- Bông hoa ngước nhìn lên chào đón chúng tôi.

+ 5 câu so sánh.

- Chiếc cặp như người bạn thân của em.

- Mặt trời tròn xoe như một chiếc mâm tròn

- Bông hoa đẹp xinh như cô giáo em

- Ngọn gió như một luồng gió thần ki vừa tới

- Cô giáo như mẹ hiền.

Học tốt nha !!! Rất hân hạnh ^_^

bài 1 Viết vào chỗ chấm [và phân tích cấu tạo] Câu ghép ......................................................................... VD .................................................................................. Câu đơn .................................................. VD................................................................ Danh từ ............................................................................
Đọc tiếp

bài 1 Viết vào chỗ chấm [và phân tích cấu tạo] Câu ghép ......................................................................... VD .................................................................................. Câu đơn .................................................. VD................................................................ Danh từ ......................................................................... VD....................................................................... động từ................................................................................ VD............................................................................ Tính từ ....................................................................... VD .................................................................................. Từ đồng nghĩa ............................................................ VD ................................................................................... Từ trái nghĩa.......................................................................... VD............................................................................................. Từ đồng âm................................................................................... VD................................................................................................ Từ nhiều nghĩa..................................................................................... VD............................................................................................................. Đại từ....................................................................................................... VD.................................................................................................... giúp mình với

4
13 tháng 5 2020

ủa đố gì dầy trời

13 tháng 5 2020

Trả lời :

Bn Nguyễn Linh Phương đây là tiếng việt lớp 5, bn ko đc biết thì đừng bình luận linh tinh.

- Hok tốt !!

^_^

bài 1 Viết vào chỗ chấm [và phân tích cấu tạo] Câu ghép ......................................................................... VD .................................................................................. Câu đơn .................................................. VD................................................................ Danh từ ............................................................................
Đọc tiếp

bài 1 Viết vào chỗ chấm [và phân tích cấu tạo] Câu ghép ......................................................................... VD .................................................................................. Câu đơn .................................................. VD................................................................ Danh từ ......................................................................... VD....................................................................... động từ................................................................................ VD............................................................................ Tính từ ....................................................................... VD .................................................................................. Từ đồng nghĩa ............................................................ VD ................................................................................... Từ trái nghĩa.......................................................................... VD............................................................................................. Từ đồng âm................................................................................... VD................................................................................................ Từ nhiều nghĩa..................................................................................... VD............................................................................................................. Đại từ....................................................................................................... VD.................................................................................................... giúp mình với

1
13 tháng 5 2020

Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V   trở lên, không bao chứa nhau

Mỗi cụm C-V của câu ghép có deajng một câu đơn và đc gọi chung là một vế của câu ghép

VD: trời mưa to, nước sông dâng cao.

Danh từ (DT ): DT là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )

- DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,…

- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị :  Ông, vị (vị giám đốc ),cô (cô Tấm ) ,cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ;nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .

- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )

- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :

+ Danh từ cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).

+ Danh từ trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng :

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa,ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.

      + DT chỉ khái niệm :

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…


 
      + DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ :con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,…

- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD :lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…

- DT chỉ đơn vị thời gian: Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,… 

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....

VD: xinh xắn, khỏe , to, cao, thấp, bé,...

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

VD:vàng xuộm, vàng hoe,vàng lịm,....

Từ trái nghĩa  những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có liên hệ tương liên nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, nó thường được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý

Ví dụ: Thường thì những câu ca dao,tục ngữ, văn thơ hay sử dụng từ trái nghĩa.

“Lá lành đùm lá rách”. Ta thấy cặp từ trái nghĩa là “lành” và “rách”.

“Chân ướt, chân ráo”, cặp từ trái nghĩa là “ướt” và “ráo”.

“Chân cứng đá mềm” 2 từ trái nghĩa là “cứng” và “mềm”.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”. Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Từ đồng âm là gì ?

– Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”

– Thường thì từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa nên muốn phân biệt được cần phải dựa vào từng trường hợp, câu văn cụ thể. Cách phân biệt:

+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

.

+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”

=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.

VD:Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .

VD2:  Với từ “Ăn’’:

-         Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

-         Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

-         Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.

-         Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.

-         Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.

-         Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

-         Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.

…..

Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .


Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
==> dùng để xưng hô : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:
      +  chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
      +  chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, ...
      + chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
==>  dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu?...
==>  dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế 

Học tốt