Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc hai câu ghép sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.
a) Vì con khỉ này rất nghịch / nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
b) Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
- Dùng gạch xiên (/) ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép trên
- Gạch dưới từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu.
- Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép trên có gì khác nhau ? Viết câu trả lời vào bảng :
Câu ghép | Cách nối các vế câu | Cách sắp xếp các vế câu |
a | Hai vế câu được nối bằng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả. | -Vế 1 chỉ nguyên nhân - Vế 2 chỉ kết quả |
b | Hai vế cấu được nối với nhau bằng một quan hệ từ. | - Vế 1 chỉ kết quả - Vế 2 chỉ nguyên nhân |
II - Luyện tập
(1) Đọc các câu sau. Tìm vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và quan hệ từ (QHT), cặp QHT nối các vế trong mỗi câu. Điền nội dung vào bảng ở dưới:
a)
(1)Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
b)(2)Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.
c) (3)Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. (4)Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
Câu ghép | Vế nguyên nhân | Vế kết quả | QHT, cặp QHT |
1 | Bác mẹ tôi nghèo (vế 1) | Tôi phải băm bèo, thái khoai (vế 2) | Bởi chưng - cho nên |
2 | Nhà nghèo quá (vế 1) | Chú phải bỏ học (vế 2) | Vì |
3 | Ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được (vế 2) | Lúa gạo quý (vế 1) | Vì |
4 | Nó đắt và hiếm (vế 2) | Vàng cũng quý (vế 1) | Vì |
(2) Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, em hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thêm hoặc bớt từ nếu thấy cần thiết) :
Câu ghép | Câu ghép mới |
1 | M: Tôi phải băm bèo, thái khoai vì gia đình tôi |
nghèo. | |
2 | -> Chủ phải bỏ học vì nhà nghèo quá. |
Vì nhà nghèo quá nên chú phải bỏ học. | |
3 | Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra lúa |
gạo nên lúa gạo rất quý. | |
4 | -> Vì vàng đắt và hiếm nên nó rất quý. |
3. Điền quan hệ từ tại, nhờ vào chỗ trống sao cho thích hợp :
a) Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.
b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Giải thích vì sao em chọn những quan hệ từ ấy : “Nhờ và tại" hợp với “nên” đều thể hiện quan hệ nhân quả. “Tại" gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu, còn “nhờ” lại gắn với nguyên nhân làm nên kết quả tốt. Trường hợp câu “a” là kết quả tốt nên dùng “nhờ".
4. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả :
a) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị điểm kém.
b) Do nó chủ quan nên bài kiểm tra của nó điểm không cao.
c) Nhờ có sự cố gắng nhiều nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Từ đồng nghĩa với "sặc sỡ"?'
nổi bật, lộng lẫy, rực rỡ, sinh động, tuyệt đẹp, tốt, xa hoa, meretricious, rực rơ, tawdry, phô trương, ồn ào, rõ ràng,
Mênh mông
Bao la
Bát ngát
Thênh thang
MONG BẠN THEO DÕI MIK AK❤😄
Rau: héo ,úa
Hoa:héo, không tươi
Cá: không tươi
Nét mặt: nhăn nhó, tỏ vẻ khó chịu, ...
Bữa ăn: không ngon, dở, ...
Trl :
Nói về rau , hoa : héo
Nói về thịt : thúi
Nói về cá : ươn
Nói về củi : khô
Nói về nét mặt : xấu
Nói về bữa ăn : yếu
Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V trở lên, không bao chứa nhau
Mỗi cụm C-V của câu ghép có deajng một câu đơn và đc gọi chung là một vế của câu ghép
VD: trời mưa to, nước sông dâng cao.
Danh từ (DT ): DT là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
- DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,…
- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
- DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc ),cô (cô Tấm ) ,cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ;nắm, mớ, đàn,…
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .
- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )
- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :
+ Danh từ cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).
+ Danh từ trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )
Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng :
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa,ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.
+ DT chỉ khái niệm :
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ :con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,…
- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD :lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…
- DT chỉ đơn vị thời gian: Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,…
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....
VD: xinh xắn, khỏe , to, cao, thấp, bé,...
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
VD:vàng xuộm, vàng hoe,vàng lịm,....
Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có liên hệ tương liên nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, nó thường được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý
Ví dụ: Thường thì những câu ca dao,tục ngữ, văn thơ hay sử dụng từ trái nghĩa.
“Lá lành đùm lá rách”. Ta thấy cặp từ trái nghĩa là “lành” và “rách”.
“Chân ướt, chân ráo”, cặp từ trái nghĩa là “ướt” và “ráo”.
“Chân cứng đá mềm” 2 từ trái nghĩa là “cứng” và “mềm”.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”. Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.
Từ đồng âm là gì ?
– Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.
Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”
– Thường thì từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa nên muốn phân biệt được cần phải dựa vào từng trường hợp, câu văn cụ thể. Cách phân biệt:
+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.
.
+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.
Ví dụ:
– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”
=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.
– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.
VD:Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .
VD2: Với từ “Ăn’’:
- Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).
- Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.
- Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.
- Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
- Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
- Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.
- Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.
…..
Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
==> dùng để xưng hô : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:
+ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
+ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, ...
+ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
==> dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu?...
==> dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế
Học tốt