K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2020

Bài 2:

a)Áp dụng công thức \(\frac{S}{3,5}\le Z\le\frac{S}{3}\)(trong đó S là tổng số hạt)
Ta có: \(\frac{36}{3,5}\le Z\le\frac{36}{3}\Leftrightarrow10,3\le Z\le12\\ \Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}Z=11\Rightarrow N=36-2\cdot11=14\\Z=12\Rightarrow N=36-2\cdot12=12\end{matrix}\right.\)

\(\left|Z-N\right|\le1\) nên R là Mg (Z=12)

b) Ta có: \(n_{Mg}=\frac{14,4}{24}=0,6mol\\ n_{HCl}=\frac{200\cdot29,2\%}{36,5}=1,6mol\)

Phản ứng xảy ra: \(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\uparrow\)

Bảo toàn nguyên tố Mg: \(n_{MgCl_2}=n_{Mg}=0,6mol\\ \Rightarrow m_{MgCl_2}=0,6\cdot95=57g\)

Bảo toàn nguyên tố H, Cl:

\(n_{H_2}=\frac{1}{2}\cdot n_{HCl\left(pư\right)}=\frac{1}{2}\cdot2\cdot n_{MgCl_2}=0,6mol\)

Lại có \(m_{ddB}=m_{Mg}+m_{HCl}-m_{H_2}\\ =14,4+200-0,6\cdot2=216,2g\)

\(\Rightarrow C\%_{MgCl_2}=\frac{57\cdot100\%}{213,2}=26,74\%\)

\(n_{HCl\left(dư\right)}=1,6-2\cdot0,6=0,4mol\\ \Rightarrow m_{HCl\left(dư\right)}=0,4\cdot36,5=14,6g\\ \Rightarrow C\%_{HCl}=\frac{14,6\cdot100\%}{213,2}=6,85\%\)

8 tháng 10 2020

Bài 1:

a) Ta có hệ phương trình:

\(\left\{{}\begin{matrix}Z+N=63\\2Z-N=24\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z=P=E=29\\N=34\end{matrix}\right.\Rightarrow X=^{63}_{29}Cu\)

b) Ta có: \(n_{^{63}_{29}Cu}=\frac{15,75}{63}=0,25mol\)

Trong 15,75g có số nguyên tử \(^{63}_{29}Cu\) là: \(0,25\cdot6,022\cdot10^{23}=1,51\cdot10^{23}\)(nguyên tử)

Vậy trong 15,75g có tổng số hạt của đồng vị \(^{63}_{29}Cu\) là:

\(\left(2Z+N\right)\cdot1,51\cdot10^{23}=92\cdot1,51\cdot10^{23}=138,92\cdot10^{23}\)(hạt)

28 tháng 7 2021

a) Tổng số hạt proton,notron,electron trong nguyên tử của nguyên tố R bằng 36

2Z+N=36 (1)

Trong đó số hạt khác loại hơn kém nhau không quá 1 hạt

Z - N \(\le\) 1 (2)

Từ (1), (2) => \(Z=12,N=12\)

Vì  Z=12 => R là Mg

b) \(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)

\(\)\(n_{Mg}=0,6\left(mol\right);n_{HCl}=1,6\left(mol\right)\)

Lập tỉ lệ : \(\dfrac{0,6}{1}< \dfrac{1,6}{2}\) => Sau phản ứng HCl dư

Dung dịch B gồm HCl dư và MgCl2

\(m_{ddsaupu}=14,4+200-0,6.2=213,2\left(g\right)\)

\(C\%_{HCl\left(dư\right)}=\dfrac{36,5.\left(1,6-0,6.2\right)}{213,2}.100=6,85\%\)

\(C\%_{MgCl_2}=\dfrac{0,6.95}{213,2}.100=26,74\%\)

 

 

11 tháng 9 2016

ta co p+e+n=93 mà p=e=z => 2z+n=93

2z-n=23 ( vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 23)

tu 2 pt trên ta có z =29,,n=35

=> số hiệu nguyên tử của B = Z = 29

cấu hình electron 

\(1s^22s^22p^63s^23p^64s^23d^9\)

11 tháng 9 2016

đối với các dạng bài này , bạn cần nhớ kiến thức như sau : 

Tổng số hạt trong nguyên tử = 2p + n ( gồm có 3 loại hạt : n , p, e trong đó p=e) 

số hạt mang điện là 2p 

số hạt không mang điện là n 

số hiệu nguyên tử là Z= p = e = số thứ tự nhóm .

Sau khi xác định được p ,, tức là cũng xác định được e thì 

cấu hình viết theo dãy trật tự các mức năng lượng 

1s2 2s2 2p6 3s3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 4d10.......
Các nguyên tử có 1, 2, 3e ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử kim loại, trừ H, He và B.Các nguyên tử có 5, 6, 7e ở lớp ngoài cùng thường là các nguyên tố phi kim. Các nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử kim loại hoặc phi kim

 

20 tháng 9 2016

1. Ta có tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 36 , suy ra 

 p + e + n = 36  => 2p + n = 36

Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện : 2p = 2n => p = n

Vậy : 3p = 36 => p = 12 => số p = số e = số z = 12

Số khối : A = p + n = 12 + 12 = 24

21 tháng 9 2016

2.

a, Ta có tổng số hạt cơ bản là 54 hạt.

=> p+e+n=54  => 2p+n=54(1)

Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14

=> 2p-n=14(2)

Từ (1) và (2) ta có hệ pt:

2p-n=14

2p+n=54

<=> p=17

       n=20

Vậy e=17, p=17, n=20

b, số hiệu nguyên tử Z=17

c, kí hiệu: Cl

1. Nguyên tử R có tổng số hạt các loại bằng 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Tìm số proton và số khối của hạt nhân nguyên tử R. 2. Nguyên tử X có số khối là 63. Số hạt n=7/6 số hạt p. Tìm số p, n, e và kí hiệu X. 3. Nguyên tử R có tổng số hạt là 114. Số hạt không mang điện bằng 0,5833 số hạt mang điện. Tìm số p, n, e. 4. Tổng số hạt proton, notron,...
Đọc tiếp

1. Nguyên tử R có tổng số hạt các loại bằng 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Tìm số proton và số khối của hạt nhân nguyên tử R. 2. Nguyên tử X có số khối là 63. Số hạt n=7/6 số hạt p. Tìm số p, n, e và kí hiệu X. 3. Nguyên tử R có tổng số hạt là 114. Số hạt không mang điện bằng 0,5833 số hạt mang điện. Tìm số p, n, e. 4. Tổng số hạt proton, notron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố X bằng 13. Viết kí hiệu của X. 5. Nguyên tử khối trung bình của Brom là 79,91. Brom có 2 đồng vị. Đồng vị ⁷⁹Br chiếm 54,5%. Tìm đồng vị 2. 6. Iridi có 2 đồng vị ¹⁹¹ir ; ¹⁹³ir. Nguyên tử khối trung bình của Ir là 192,22. Tính % mỗi đồng vị. 7. Một nguyên tố X có hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27:23. Hạt nhân nguyên tử X có 35 proton. Trong nguyên tử của đồng với thứ nhất có 44 notron. Số notron trong nguyên tử của đồng vị thứ 2 nhiều hơn đồng với thứ nhất là 2 notron. Tính nguyên tử khối trung bình của X. Giúp mình với ạ.

0
26 tháng 7 2021

a) \(\left\{{}\begin{matrix}A=Z+N=63\\2Z-N=24\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z=29=P=E\\N=34\end{matrix}\right.\)

=> X là \(^{63}_{29}Cu\)

b) Ta có : \(n_{^{63}_{24}Cu}=\dfrac{15,75}{63}=0,25\left(mol\right)\)

Trong 15,75g có số nguyên tử Cu là : \(0,25.6.10^{23}=1,5.10^{23}\)(nguyên tử)

Vậy trong 15,75g có tổng số hạt  là :

\(\left(2Z+N\right).1,5.10^{23}=\left(29.2+34\right).1,5.10^{23}=138.10^{23}\left(hạt\right)\)

 

* Nguyên tử X:

A=P+N=63 (1)

Mặt khác: 2P-N=24 (2)

Từ (1), (2) ta lập hệ pt: 

\(\left\{{}\begin{matrix}P+N=63\\2P-N=24\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}P=29=E=Z\\N=34\end{matrix}\right.\)

a) X có 29p, 29e, 34n

b) Tổng số hạt có trong 15,75 gam X:

Số P=Số E= (15,75/63) x 29= 7,25 (sấp sỉ 7 hạt nhá)

Số N=(15,75/63) x 34= 8,5 (hạt)

 

23 tháng 10 2016

Theo đề bài, ta có:

n + p + e = 34 (1)

n + 10 = p + e (2)

số p = số e (3)

Thay (2) vào (1), ta có:

(1) => n + n + 10 = 34

2n = 34 - 10

2n = 24

n = 24 : 2

n = 12 (4)

Thay (4) và (3) vào (2), ta có:

(2) => p + p = 12 + 10

2p = 22

p = 22 : 2

p = 11

=> Nguyên tử R có số p = 11 là Natri - Na là nguyên tố kim loại có NTK = 23 đvC

Câu 7: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt proton, electron, nơtron bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Tìm điện tích hạt nhân của R. Câu 8: Tổng số các hạt proton, electron, nơtron của một nguyên tử X là 28. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Tìm điện tích hạt nhân của X. Câu 9: Nguyên tử của một...
Đọc tiếp

Câu 7: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt proton, electron, nơtron bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Tìm điện tích hạt nhân của R. Câu 8: Tổng số các hạt proton, electron, nơtron của một nguyên tử X là 28. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Tìm điện tích hạt nhân của X. Câu 9: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt proton, electron, nơtron bằng 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Viết kí hiệu nguyên tử của X. Câu 10: Khối lượng của nguyên tử nguyên tố X là 27u. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là dương là 1. Viết kí hiệu nguyên tử của X. Câu 11: Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Oxi, biết Oxi có 3 đồng vị : 99,757% 816O; 0,039% 817O; 0,204% 818O

0
17 tháng 9 2021

Gọi số hạt proton = Số hạt electron = p

Gọi số hạt notron = n

Hạt mang điện là proton, electron

Hạt không mang điện là notron

Bài 1 : 

Ta có : 

$2p + n = 40$ và $2p - n = 12$

Suy ra p = 13 ; n = 14

Bài 2 : 

Ta có : 

$2p + n = 58$ và $n - p = 1$

Suy ra p = 19 ; n = 20

Bài 3 : 

Ta có : 

$2p + n = 48$ và $2p = 2n$

Suy ra p = n = 16