Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a.
- Lối nói quá và cách ví von trong văn bản làm cho hình tượng nhân vật Đăm Săn trở nên mạnh mẽ, phi thường, qua đó thể hiện sự ngưỡng vọng trân trọng của nhân dân với người anh hùng Đăm Săn.
- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản đơn giản, cô đọng, hàm súc, thể hiện phảm chất của người anh hùng, hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ, các từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên
b.
- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.
- Tác dụng: Làm nổi bật đặc trưng của sử thi, thể hiện tính khách quan, chân thực. Thể hiện sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.
Phương pháp giải:
- Đọc lại những văn bản thông tin đã học.
- Chú ý những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.
- Bằng chứng:
Trong văn bản Đàn ghi-ta lõm trong dàn nhạc cải lương, tác giả sử dụng ba hình ảnh minh họa (Hình 1: Cầm đàn ghi-ta thường và cầm đàn ghi-ta phím lõm; Hình 2: Các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương; Hình 3: Đàn ghi-ta phím lõm trên sân khấu cải lương) để giúp người đọc hình dung ra hình dáng của cây đàn và môi trường sử dụng của loại đàn này.
- Góp phần truyền tải thông tin, giúp nội dung của văn bản thông tin rõ nét và có sức thuyết phục hơn
Ví dụ: Trong văn bản thông tin :’’Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống’’người viết đã đưa ra hình ảnh một góc của phòng trưng bày giúp người đọc thêm tin tưởng rằng đúng là nhà hát đã có thêm phòng truyền thống để trưng bà
So sánh văn bản (2), (3) của mục I với các loại văn bản khác :
a) Phạm vi sử dụng :
- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.
- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.
b) Mục đích giao tiếp cơ bản :
- Văn bản (2) : bộc lộ cảm xúc.
- Văn bản (3) : kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
- Các văn bản trong SGK: truyền tải các kiến thức khoa học ở các lĩnh vực toàn diện trong cuộc sống như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, …
- Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.
c) Lớp từ ngữ riêng :
- Văn bản (2) dùng các từ ngữ gần với ngôn ngữ sinh hoạt, giàu hình ảnh, cảm xúc và liên tưởng nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị, quân sự.
- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học riêng biệt.
- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính trang trọng, đúng khuôn mẫu.
d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:
- Văn bản (2) sử dụng thể thơ lục bát, có kết cấu của ca dao, dung lượng ngắn.
- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.
- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…
- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều đã có khuôn mẫu chung.
So sánh các văn bản (1), (2) với văn bản (3) :
- Vấn đề :
+ Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống ⇒ Vấn đề xã hội
+ Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ ⇒ Vấn đề xã hội
+ Văn bản (3) là lời kêu gọi toàn quốc đoàn kết và quyết tâm kháng chiến chống Pháp ⇒ vấn đề chính trị.
- Từ ngữ :
+ Văn bản (1) và (2) : có nhiều các từ ngữ sinh hoạt gần gũi với lời ăn tiếng nối hằng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày…).
+ Văn bản (3) : sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến vấn đề chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc…).
- Cách thức thể hiện nội dung :
+ Văn bản (1) và (2) : thể hiện nội dung bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.
+ Văn bản (3) : chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai nội dung, Nội dung bài bao gồm nhiều nội dung nhỏ được liên kết với nhau.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định: văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp chúng ta hình dung được về vẻ ngoài của chiếc đàn ghi ta phím lõm.
b. Văn bản chú thích các hình ảnh đính kèm: ngắn gọn, dễ hiểu, có liên quan trực tiếp và biểu thị nội dung của hình ảnh
Văn bản | Thể loại, kiểu văn bản | Phương tiện | Tác dụng |
Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam | Văn bản thông tin tổng hợp | Hình ảnh, thuật ngữ : ‘’tay co’’, ‘’bìa’’, ‘’ván’’ | Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, phong phú. |
Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống | Bản tin-tin tổng hợp | Hình ảnh | Giúp người đọc hình dung được điều mà người viết muốn nói đến |
Thêm một bản dịch ‘’Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật | Bản tin-tin vắn |
|
|
Lí ngựa ô ở hai vùng đất | Thơ | Từ địa phương: ‘’phá’’, ‘’truông’’ | Giúp văn bản thêm phần thú vị |
Chợ nổi- nét văn hoá của sông nước miền Tây | Văn bản thông tin tổng hợp | Hình ảnh, từ địa phương: ‘hôn’’, ‘’bẹo’’ | Giúp minh họa rõ ràng đối tượng đang được nói đến |
Văn bản | Thể loại, kiểu văn bản | Phương tiện | Tác dụng |
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam | Văn bản thông tin tổng hợp. | Hình ảnh, các thuật ngữ của nghệ thuật sản xuất tranh Đông Hồ (tay co). | Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, hấp dẫn. |
Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống | Bản tin – tin tổng hợp | Hình ảnh, ngôn ngữ. | Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, hấp dẫn. |
Thêm một bản dịch "Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật | Bản tin – tin vắn | Ngôn ngữ |
|
Lí ngựa ô ở hai vùng đất | Thơ | Từ địa phương (phá, truông) | Giúp người đọc dễ tiếp nhận cái hay, cái thú vị. |
Chợ nổi- nét văn hoá của sông nước miền Tây | Văn bản thông tin tổng hợp. | Hình ảnh, từ ngữ địa phương (hôn, bẹo) | Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, hấp dẫn. |
a.
- Lối nói quá được sử dụng trong văn bản:
+) “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”.
+) “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.
+) “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.
=> Lối nói quá được sử dụng trong văn bản
- Cách ví von được sử dụng trong văn bản:
+) “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. à tài múa khiên thấp kém của Mtao Mxây.
+) Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc à nhấn mạnh, làm nổi bật tài năng phi thường, sức mạnh như vũ bão của tù trưởng Đăm Săn.
- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản trên khá giản dị, hàm súc, bộc lộ rõ tính hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”); sử dụng những từ ngữ địa phương mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên (ché rượu, khiên, diêng, cồng hlong, ...).
b.
- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.
- Theo em, việc sử dụng những cụm từ như vậy trong văn bản sử thi nhằm:
+) Giúp câu chuyện tăng tính khách quan, chân thực.
+) Giúp làm nổi bật đặc trưng của sử thi.
+) Giúp người nghe chú ý vào vấn đề mình đang nói.
+) Tìm sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.