Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
So sánh văn bản (2), (3) của mục I với các loại văn bản khác :
a) Phạm vi sử dụng :
- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.
- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.
b) Mục đích giao tiếp cơ bản :
- Văn bản (2) : bộc lộ cảm xúc.
- Văn bản (3) : kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
- Các văn bản trong SGK: truyền tải các kiến thức khoa học ở các lĩnh vực toàn diện trong cuộc sống như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, …
- Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.
c) Lớp từ ngữ riêng :
- Văn bản (2) dùng các từ ngữ gần với ngôn ngữ sinh hoạt, giàu hình ảnh, cảm xúc và liên tưởng nghệ thuật.
- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị, quân sự.
- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học riêng biệt.
- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính trang trọng, đúng khuôn mẫu.
d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:
- Văn bản (2) sử dụng thể thơ lục bát, có kết cấu của ca dao, dung lượng ngắn.
- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.
- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…
- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều đã có khuôn mẫu chung.
+ Văn bản (1): tầm quan trọng của môi trường sống đối với việc hình thành nhân cách con người.
+ Văn bản (2): thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
+ Văn bản (3): Kêu gọi mọi người đứng lên kháng chiến chống Pháp.
Các vấn đề này đều được triển khai rõ ràng, nhất quán trong từng văn bản. Văn bản (2) và (3) có nhiều câu nhưng được liên kết với nhau một cách chặt chẽ (bằng ý nghĩa hoặc bằng các liên từ).
- Những đặc trưng của văn bản thông tin đã được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong văn bản đó. Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề, đã đảm bảo tính chính xác, có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê, …
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản. Các yếu tố này giúp văn bản có tính chính xác, khách quan hơn, dễ hiểu hơn và tăng hiệu quả tác động với người đọc.
https://tailieumoi.vn/bai-viet/30877/de-bai-nhung-dac-trung-cua-loai-van-ban-thong-tin-da-duoc-the-hien-nhu-the-nao-trong-van-ban-nay-mnqgw
Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản khiến chúng ta càng thêm trách nhiệm, có ý thức bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái trên Trái Đất.
- Câu văn, đoạn văn như những lời khuyên hoặc câu danh ngôn về lối sống xuất hiện trong văn bản Đừng gây tổn thương.
+ Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe.
+ Nói đơn giản hơn là bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế.
+ Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn nhẫn.
+ Chúng ta chỉ được giao phó một nhiệm vụ duy nhất, đó là yêu thương lẫn nhau. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất hãy cố gắng kiềm chế để không xúc phạm nhau.
- Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa to lớn với cuộc sống ngày nay. Đây chính là những thông điệp mà mọi người cần chú ý: Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người đã quá mệt mỏi trong guồng quay công việc bộn bề của xã hội hiện đại rồi.
- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân
- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:
+ Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo
+ Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình -> bị Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ, từ chỗ giả điên thành điên thật
+ Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.
- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân
- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:
+ Con gái của viên huyện Tề.
+ Đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham, một học trò nghèo tỉnh Nam Định.
+ Buồn vã chờ đợi chồng dùi mài kinh sử.
+ Bị Trần Phương xui giả điên để thoát khỏi Kim Nham, Xúy Vân nghe theo.
+ Đau khổ khi biết mình bị lừa, từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật.
+ Xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.
- Mục đích viết của tác giả là viết về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
- Mục đích viết được thể hiện rõ trong đoạn thứ nhất của văn bản, câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”
So sánh các văn bản (1), (2) với văn bản (3) :
- Vấn đề :
+ Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống ⇒ Vấn đề xã hội
+ Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ ⇒ Vấn đề xã hội
+ Văn bản (3) là lời kêu gọi toàn quốc đoàn kết và quyết tâm kháng chiến chống Pháp ⇒ vấn đề chính trị.
- Từ ngữ :
+ Văn bản (1) và (2) : có nhiều các từ ngữ sinh hoạt gần gũi với lời ăn tiếng nối hằng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày…).
+ Văn bản (3) : sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến vấn đề chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc…).
- Cách thức thể hiện nội dung :
+ Văn bản (1) và (2) : thể hiện nội dung bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.
+ Văn bản (3) : chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai nội dung, Nội dung bài bao gồm nhiều nội dung nhỏ được liên kết với nhau.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định: văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.