K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2017

Trả lời:

1. - Mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào
- Tế bào có đủ các dấu hiệu đặc trựng của sự sống
- Tự sống chỉ biểu hiện bắt đầu từ cấp tế bào
- Tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong các cấp tổ chức của cơ thể sống
- Tế bào và tế bào, ko còn cái gì cơ bản hơn tế bào trong một cơ thể sống

10 tháng 11 2017

TBĐN? TBTH? Cái gì vậy?

20 tháng 12 2016

Tế bào động vật và tế bào thực vật đều là tế bào nhân thực.
Khác nhau:
- Tế bào thực vật có lục lạp, thành xenlulozo và không bào, tế bào động vật thì không.
- Tế bào động vật có trung thể, tế bào thực vật thì không.
- Nhân của tế bào động vật nằm ở trung tâm tế bào, còn thực vật vì không bào chiếm diện tích lớn nên nhân bị lệch sang 1 bên.

=> Sự giống nhau của 2 tế bào chứng tỏ rằng cả 2 đều có chung nguồn gốc là tế bào nhân thực, sự khác nhau chứng tỏ sự tiến hóa của mỗi loại tế bào và nhằm đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của mỗi loài sinh vật

27 tháng 12 2016

cảm ơn bạn

31 tháng 10 2016

* Khác nhau:
a. Tế bào thực vật :
- Có lớp màng xenlulozơ bao ngoài màng nguyên sinh nên tế bào thường cứng, rắn.
- Có lạp thể : lục lạp, bột lạp, sắc lạp
- Chỉ thực vật bậc thấp mới có trung thể
- Có không bào trung tâm, kích thước lớn chứa nhiều nước, muối khoáng, chất hữu cơ rất quan trọng trong đời sống của tế bào thực vật.

b. Tế bào động vật :
- Chỉ có lớp màng nguyên sinh nên tế bào thường mềm.
- Không có lạp thể
- Tế bào của các loài động vật đều có trung thể (trừ tế bào thần kinh)
- Có không bào với kích thước nhỏ, không quan trọng.
* Giống nhau: đều có các thành phần
- Màng nguyên sinh
- Tế bào chất với các bào quan : ti thể, thể Gongi, lưới nội chất, ribosome,...
- Nhân với nhân con và nhiễm sắc thể

19 tháng 10 2021

Tham khảo:

* Giống nhau:-Đều có màng -Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm-Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc.

* Khác nhau:

Tế bào thực vật                     

-Có mạng xelulôzơ

-Có diệp lục

-Không có trung thể

-Có không bào lớn, có vai trò quan trọngtrong đời sống của tế bào thực vật.

Tế bào động vật

-Không có mạng xelulôzơ

-Không có diệp lục (trừ Trùng roi xanh)

-Có trung thể.

-Có không bào nhỏ không có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào .

18 tháng 8 2016

* Giống nhau:-Đều có màng -Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm-Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc.

* Khác nhau:

Tế bào thực vật                     

-Có mạng xelulôzơ

-Có diệp lục

-Không có trung thể

-Có không bào lớn, có vai trò quan trọngtrong đời sống của tế bào thực vật.

Tế bào động vật

-Không có mạng xelulôzơ

-Không có diệp lục (trừ Trùng roi xanh)

-Có trung thể.

-Có không bào nhỏ không có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào .

18 tháng 8 2016

Tế bào động vật và tế bào thực vật đều là tế bào nhân thực. 
Khác nhau: 
- Tế bào thực vật có lục lạp, thành xenlulozo và không bào, tế bào động vật thì không. 
- Tế bào động vật có trung thể, tế bào thực vật thì không. 
- Nhân của tế bào động vật nằm ở trung tâm tế bào, còn thực vật vì không bào chiếm diện tích lớn nên nhân bị lệch sang 1 bên. 

=> Sự giống nhau của 2 tế bào chứng tỏ rằng cả 2 đều có chung nguồn gốc là tế bào nhân thực, sự khác nhau chứng tỏ sự tiến hóa của mỗi loại tế bào và nhằm đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của mỗi loài sinh vật

21 tháng 10 2021

1. Trong quá trình phát triển phôi, các phôi bào có sự phân hóa để hình thành các cơ quan khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau nên tế bào có cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau. 

2. Máu thuộc mô liên kết. Vì máu có thành phần cấu tạo của mô liên kết đó là các tế bào nằm rải rác trong cơ thể, có chức năng đệm.

3. <Giống nhau> tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân 

    <Khác nhau> tế bào cơ tim tạo thành cơ tim, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.

                           tế bào cơ vân, gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có  vân ngang.

4. Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.

Giống nhau:

- Ý nghĩa và quá trình thành lập phản xạ có điều kiện

- Điều kiện thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện

Khác nhau:

- Mức độ phức tạp phản xạ có điều kiện ở người cao hơn động vật

- Số lượng phản xạ có điều kiện ở người nhiều hơn động vật 

- Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật: Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi

- Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người: Hình thành các thói quen tốt và từ bỏ thói hư,tật xấu 

30 tháng 11 2021

+ Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở nửa trên bên trái và ở nửa dưới của cơ thể

+ Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể


 

30 tháng 11 2021

 

Tham khảo:

Đặc điểm so sánh

Vòng tuần hoàn nhỏ

Vòng tuần hoàn lớn

Đường đi của máu

Từ tâm thất phải theo đọng mạch phổi đến 2 lá phổi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái

Từ tâm thất trái theo động mạch cảnh đến các tế bào rồi theo tĩnh mạch cảnh trên và tĩnh mạch cảnh dưới rồi về tâm nhĩ phải

Nơi trao đổi

Trao đổi khí ở phổi

Trao đổi chất ở tế bào

Vai trò

Thải CO2 và khí độc trong cơ thể ra môi trường ngoài

Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các hoạt động sống của tế bào

Độ dài vòng vận chuyển của máu

Ngắn hơn

Dài hơn vòng tuần hoàn nhỏ

13 tháng 4 2017

Tế bào trong cơ thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau: hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (hồng cầu), hình sao nhiều cạnh (tế bào xương, tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào lót xoang mũi), hình sợi (tế bào cơ)

+Tb có hình dạng và k.thước khác nhau để phù hợp với chức nămg của chúng

+t/c sống của tb:

TĐC : lấy nước,O2, muối khoáng chất hữu cơ

lớn lên:giúp tb phân chia

phân chia:giúp tb lớn lên và sinh sản

cảm ứng:giúp cơ thể phản ứng lại các kích thích từ môi trường

13 tháng 4 2017

b,Sinh học 8

❄Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài biểu hiện như sau:

- Có thể lấy vào khi oxi và thải khí CO2 nhờ hệ hô hấp

- Lấy chất dinh dưỡng, nước nhờ hệ tiêu hóa

- Thải nước tiểu ra ngoài nhờ hệ bài tiết

- Thải phân nhờ hệ tiêu hóa.

- Hệ tiêu hóa có vai trò trong sự trao đổi chất là:

+ Lấy thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường ngoài vào cơ thể, rồi biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đưa vào hệ tuần hoàn đi nuôi cơ thể.

+ Chất bã còn lại được thải ra ngoài ở dạng phân.

- Hệ hô hấp có chức năng:

+ Lấy oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể

+ Thải CO2 của cơ thể ra môi trường ngoài.

- Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng trong sự trao đổi chất là:

+ Vận chuyển O2 và chất dinh dưỡng đến từng tế bào.

+ Đồng thời vận chuyển CO2 (đưa về hệ hô hấp để thải ra) và chất độc, chất không cần thiết cho cơ thể (đưa về hệ bài tiết để thải ra ngoài)

- Hệ bài tiết có chức năng lọc máu, loại bỏ các chất độc, chất thải của tế bào để thải ra môi trường ngoài dưới dạng nước tiểu.

❄ Sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường:

Môi trường cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào,được sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải ra môi trường trong đưa tới cơ quan bài tiết , khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.