Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã rất tài hoa khi khái quát được đặc trưng tiếng nói của dân tộc trong hai câu thơ xuất thần: "Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ". Tác giả mượn những hình ảnh vừa gần gũi, thân thuộc vừa mang đậm bản sắc dân tộc như “đất cày”, “lụa”, “tre ngà”, tơ” để nói về tiếng Việt. Nhà thơ đã gợi cho người đọc cảm nhận được được tiếng nói dân tộc vừa có sự mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn của “đất cày”; vừa có sự dịu dàng, mát mẻ của “lụa”; vừa có sự óng ả, thanh tao của “tre ngà”; vừa có sự mềm mại, uyển chuyển của “tơ”.
Như chúng ta đã biết với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: du dương trầm bổng, réo rắt, sâu lắng, thiết tha… Tiếng Việt giàu âm thanh, nhạc điệu “nói thường nghe như hát/ kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh”.
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Và như để chứng minh tiếng Việt là ngôn ngữ giàu hình tượng, nhà thơ đã dẫn ra một số tiếng nói quen thuộc mà có khả năng gợi nhiều liên tưởng:
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai cho rằng: “Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”(2). Không đi sâu phân tích hay luận bàn sự giàu đẹp của tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ mượn chính ngôn ngữ đậm chất thơ của dân tộc mình để nói về vai trò của người sáng tạo ra thứ ngôn ngữ đó.
Nhà thơ đã sáng tạo nên một thế giới hình ảnh sinh động, gợi cảm để tái hiện cội nguồn lịch sử tiếng nói dân tộc. Tiếng Việt không phải là một khái niệm trừu tượng mà là tiếng mẹ gọi, tiếng cha dặn, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, là câu hát lời ru "rung rinhnhịp đập trái tim" ...nghĩa là tất cả những gì gần gũi, thân thiết, máu thịt nhất đối vớimỗi người; là thứ tiếng lấm láp giọt mồ hôi mặn chát, những giọt nước mắt cay đắng và cả những tâm tình sâu lắng, ngọt ngào, say đắm. Tiếng Việt là thứ tiếng của Tình yêuvà Lao động. Có thể xem hai câu thơ: "Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mạinhư tơ" là những câu thơ hay nhất của bài thơ. Đó là một sự phát hiện, đúc kết sâu sắcvề đặc trưng tiếng nói, bản sắc dân tộc: vừa mộc mạc, chân chất, khoẻ khoắn, vừamềm mại, dịu dàng, mát mẻ, vừa cứng cỏi lại vừa óng ả, tinh tế, bay bổng...Những hìnhảnh "đất cày", "lụa", "tre ngà", "tơ" đều gần gũi, quen thuộc, mang đậm bản sắc dântộc. Hai câu thơ đẹp, lung linh sắc màu, càng đọc, càng suy ngẫm càng thấy thấm thía,xúc động.
Mình chưa chắc lắm!
a,Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:
- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
- Óng tre ngà và mềm mại như tơ
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
b, Tác giả muốn thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
a,Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản là so sánh, những chi tiết cho thấy điều đó là:
+ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
+ Óng tre ngà và mềm mại như tơ
+ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
+ Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : Làm giàu hình ảnh của các câu thơ trở nên sinh động, mang tính nghệ thuật và hấp dẫn hơn.
b, Tác giả muốn thể hiện lòng yêu mến, lòng thán phục trước sự phong phú và sự giàu đẹp của tiếng Việt.
c1:mềm mại , tha thiết , ríu rít, chênh vênh
c2:-biện pháp tu từ so sánh , nhân hoá
c3:no bt
c4:no bt lun
xl mik chỉ làm đc 2 câu thôi ...
a)Đoạn văn 1: đoạn văn tái hiện lại cảnh thiên nhiên khu rừng U - Minh - nơi miền Tây Nam Bộ uy nghi ; tráng lệ ; nhộn nhịp ; nhẹ nhàng ; giàu chất thơ .
Đoạn văn 2: Đoạn văn trên miêu tả hình ảnh bác thợ rèn cao lớn, vui tính , cuồn cuộn, khoẻ mạnh.
b)
Cảnh rừng – đoạn 1 :
+Rừng uy nghi tráng lệ dưới ánh mặt trời vàng óng.
+ Những cây tràm vỏ trắng, vươn thẳng lên trời (so sánh với những cây nến khổng lồ).
+Mùi hương tràm bị hun nóng dưới mặt trời.
+ Tiếng chim vang xa, vọng lên trời cao xanh thẳm.
+ Hàng nghìn côn trùng có cánh bay đi bay lại, tạo tiếng gió vù vù ; những bông hoa sặc sỡ.
Hình ảnh bác thợ rèn – đoạn 2
+ Cao lớn.
+Vai cuộn khúc.
+ Cánh tay ám đen khói và bụi sắt.
+ Khuôn mặt vuông vức.
+ Tóc rậm dày.
+Đôi mắt to, xanh, trong ngời như thép.
+ Khi cười quai hàm bạnh ra.
+Tiếng thở rền vang như ngáy
c) Kết luận :
=>Phương thức biểu đạt của 2 đoạn văn : miêu tả
*Tác giả muốn nhắn gửi :
+Tiếng Việt trong sáng, thiết tha, yêu tiếng nói là yêu tiếng nói dân tộc. Thể hiện xuyên suốt cụ thể lòng yêu nước của nhân dân.