K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2022

thôi ,phét

25 tháng 3 2022

:^4000 coin

26 tháng 10 2021

 Nguyên nhân từ bản thân mỗi người:

       + Có thể  những người vô cảm do họ bị ngoại cảnh tác động, hoặc bị cái xấu hãm hại nên mất niềm tin vào cuộc sống.

       + Do lối sống ích kỷ thực dụng, hưởng thụ người ta thấy cuộc sống đơn điệu, vô nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu.

       + Một số người sống thiếu bản lĩnh, sống khép mình, sợ va chạm, không muốn những mất mát, khổ đau của người khác đụng chạm vào sự bình an thanh thản trong lòng mình và cuộc sống của mình.

       -  Nguyên nhân từ gia đình:

       + Một số gia đình chưa coi trọng việc giáo dục con cái về sự đồng cảm, yêu thương giúp đỡ nhau và biết bao dung, tha thứ cho người khác.

       + Có nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh thiếu gương mẫu về lối sống và giao tiếp.

      + Cha mẹ quá cưng chiều con nên sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu vô lối của con một cách vô điều kiện, nên tạo cho con lối sống chỉ biết nhận, không biết cho, sống nghèo nàn cảm xúc,vô tâm trước tình người, làm ngơ trước nỗi đau của người khác.

       - Nguyên nhân từ nhà trường:

     + Giáo dục phiến diện không đầy đủ, chỉ chủ yếu chạy đua theo thành tích về văn hoá, ít quan tâm hoặc chưa đầy đủ về giáo dục đạo đức (môn công dân chỉ dạy qua loa chiếu lệ vì là môn phụ, không rèn luyện kỹ năng sống) thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người.

     + Hiện nay, một bộ phận giáo viên ít quan tâm đến số phận, hoàn cảnh khó khăn, tâm sự vui buồn của học sinh, có xu hướng phai nhạt tình yêu thương. Đi dạy là trách nhiệm, là nghĩa vụ nên ít gần gũi và xây dựng tình yêu thương gắn bó với học sinh.

      + Môi trường giáo dục bị ảnh hưởng xã hội cũng gây nhiều bất ổn cho giáo dục đạo đức lối sống, giữa lý thuyết và thực tế chênh nhau khá lớn.

       -  Nguyên nhân từ xã hội:

      + Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cách thức làm việc, tư duy, sự giao tiếp làm cho giới trẻ không quan tâm những việc xung quanh, khi thế giới mạng xã hội, những blog xuất hiện, lớp trẻ tự do thể hiện mình - khi giam mình quá lâu trong thế giới ảo sẽ trở nên trầm cảm và vô cảm.

      + Nền kinh tế thị trường một mặt phát huy được một số giá trị đạo đức truyền thống và sản sinh ra những giá trị mới, nhưng mặt khác nó lại tạo điều kiện cho cái tôi phát triển cực đoan, đề cao giá trị vật chất nảy sinh cách sống ích kỷ, lãng quên trách nhiệm cộng đồng.

      + Những tiêu cực của lối sống phương tây qua sách báo, phim ảnh, mạng … làm cho giá trị đạo đức truyền thống bị mai một, con người ít quan tâm lẫn nhau, sống co mình trong thế giới riêng theo kiểu “đèn nhà ai , nhà nấy rạng ”.

       5. Biện pháp khắc phục

       - Đối với bản thân mỗi người:

      + Hãy sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội, biết yêu thương đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau (nhà thơ Li Băng: cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương).

      + Biết học tập noi gương những con người giàu lòng nhân ái, biết sống vì mọi người.

      + Nên tránh xa những tệ nạn xã hội, cảnh giác với lối sống vô cảm.

      + Có nhận thức đúng đắn có niềm tin vào con người vào lòng tốt, biết sửa đổi bản thân mình khi có lỗi lầm trong lối sống dẫn đên tình trạng vô cảm.

      - Đối với gia đình:

      + Trước hết, các thế hệ trong gia đình phải biết quan tâm lẫn nhau, từ đó giáo dục, xây dựng lối sống yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

     + Cha mẹ trong gia đình khi dạy bảo con cái cũng cần phải lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của con cái, không chỉ dạy con nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hướng dẫn trẻ hiểu biết nguồn gốc của cảm xúc đó. Giáo dục dạy bảo con cháu lối sống đẹp, biết nhận và cũng biết cho, đó vừa là trách nhiệm vừa là tình cảm.

      -  Đối với nhà trường:

     +  Nhà trường không chỉ dạy chữ mà từ dạy chữ để dạy cách làm người có nhân cách, có đạo đức, có xúc cảm và sự sẻ chia bằng nhiều hình thức dạy lồng ghép qua bộ môn Công dân, qua môn Văn và những sinh hoạt tập thể.

     + Mỗi thầy, cô luôn quan tâm đến đồng nghiệp, chia sẻ với đồng nghiệp những vui buồn và quan tâm thương yêu học sinh bằng tình cảm chân thành nhất.

      + Nhà trường cần giáo dục học sinh lòng tin vào cái tốt, cái thiện, biết tránh xa và phát hiện cái xấu để cảnh giác và đấu tranh với nó.

      + Có kế hoạch và tích cực giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng sinh hoạt tập thể bằng mọi hình thức có sức hấp dẫn lôi cuốn các em tạo ra mối  liên hệ mật thiết để các em có điều kiện tiếp xúc cảm thông với nhau.

      + Tổ chức tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa, làm việc từ thiện … học tập noi theo các gương sống tốt, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh để học sinh học tập tu dưỡng và rèn luyện ...

      - Đối với xã hội:

      + Các cấp có thẩm quyền có kế hoạch xây dựng một lối sống đẹp văn minh thân thiện trong toàn xã hội để tạo dựng niềm tin cho thế hệ trẻ.

      + Tích cực tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức và những gương người tốt việc tốt.

     + Xây dựng hệ thống pháp luật, các chế tài đủ mạnh để trừng phạt những kẻ phạm tội, những kẻ xấu đi ngược lại lối sống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

      + Tạo điều kiện cho lớp trẻ sống rèn luyện theo chuẩn mực của xã hội, luôn luôn quan tâm giúp đỡ họ để họ sống tốt hơn, thân ái trong xã hội mới.

29 tháng 9 2018

vd: đi đường , thấy ô tô còn ở khá xa mình , lao qua đường\(\Rightarrow\) dead

9 tháng 10 2018

die nghĩa đúng hơn là dead đó bạn

1. Hành vi nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải ? A. Phê phán những việc làm sai trái B. Chỉ làm những việc mà em thích C. Nam chưa chấp hành nội qui của lớp D. Vi phạm luật giao thông đường bộ 2. Câu ca dao: " Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười" khuyên ta điều gì ? A. Tôn trọng lẽ phải B. Liêm khiết C. Giữ chữ tín D.Tôn trọng người khác 3. Những...
Đọc tiếp

1. Hành vi nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải ?

A. Phê phán những việc làm sai trái

B. Chỉ làm những việc mà em thích

C. Nam chưa chấp hành nội qui của lớp

D. Vi phạm luật giao thông đường bộ

2. Câu ca dao: " Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười" khuyên ta điều gì ?

A. Tôn trọng lẽ phải

B. Liêm khiết

C. Giữ chữ tín

D.Tôn trọng người khác

3. Những hành vi nào sau đây thể hiện tính liêm khiết ?

A. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi

B. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích

C. Làm giàu bằng chính tài năng của mình

D. Luôn phê phán người khác.

4. Biểu hiện nào sau đây thể hiện người lao động tự giác và sáng tạo ?

A. Thụ động, máy móc, rập khuôn, bảo thủ, trì trệ B. Luôn suy nghĩ tìm ra cách làm mới tạo ra hiệu quả tốt.

C. Dựa dẫm vào bạn khi phát biểu ý kiến của lớp D. Chỉ nghe theo lời nói người khác ít suy nghĩ

5. Những hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác ?

A. Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người chung quanh.

B. Công kích chê bai khi người khác có sở thích không giống mình.

C. Cảm thông chia sẽ khi người khác gặp điều bất hạnh.

D. Gây gỗ, to tiếng với người chung quanh.

6. Hành vi nào sau đây thể hiện giữ chữ tín:

A Nói một đàng, làm một nẻo

B Chỉ nói không làm

C. Đã nói là làm

D. Cứ hứa dù biết không thể làm được

7. Câu nào sau đây không thể hiện tôn trọng người khác?

A. Lắng nghe ý kiến của mọi người

B. Bật nhạc quá to khi đêm đã khuya

C. Đổ rác đúng nơi quy định

D. Không nói chuyện trong giờ học

8. Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau cho đúng với nội dung bài đã học: Tôn trọng lẽ phải là....... ................................ ủng hộ...................................và bảo vệ những điều đúng đắn. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không.................. ..................và không làm những việc ........................

9. Giữ chữ tín là:

A. Giữ lời nói B. Giữ đồ vật

C. Giữ thời gian D. Giữ lòng tin.

10. Vì sao phải giữ chữ tín:

A. Để mọi người không thù oán

B. Để mọi người tôn trọng

C. Để mọi người tin cậy

D. Để mọi người chơi với mình.

11. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng người khác;

A. Chỉ làm theo sở thích của mình.

B. Bật to nhạc giữa đêm khuya

C. Làm toán trong giờ sử

D. Chăm chú nghe thầy giảng bài.

12. Tôn trọng người khác thể hiện lối sống:

A. Có học thức. B. Biết người, biết ta

C. Có văn hóa. D. Biết xử sự.

13. Pháp luật là gì:

A. Nội quy của nhà trường. B. Quy tắc của cá nhân.

C. Quy tắc xử sự chung .D. Quy ước của mọi người

14. Pháp luật do ai ban hành:

A. Xã hội B. Nhà nước.

C. Tập thể. D. Cá nhân.

15. Hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng lẽ phải ?

A. Chỉ làm những việc mình thích. B. Phê phán những việc làm sai trái. C. Gió chiều nào che chiều ấy.

16. Việc làm nào sau đây biểu hiện tính không liêm khiết ?

A. Làm bất cứ việc gì để đạt mục đích. B. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

C. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi.

17. Em tán thành với những việc làm nào sau đây ?

A. Cán bộ kiểm lâm chặt gỗ để bán. B. Bạn An đến cô giáo xin nâng điểm.

C. Nhiều bạn học sinh trường ta được của rơi trả lại người mất.

18. Những hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng người khác:

A. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện B. Châm chọc người tàn tật C. Coi thường người nghèo khó

19. Em không tán thành kiến nào dưới đây ?

A. Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình C. Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình

B. Muốn người khác tôn trọng mình, mình phải biết tôn trọng người khác

20. Em đồng với việc làm nào sau đây?

A. Bắt chước kiểu quần áo của ngôi sao điện ảnh B. Học hỏi công nghệ hiện đại để ứng dụng

C. Chỉ dùng hàng ngoại , chê hàng Việt Nam

21. Nếu bạn thân của em mắc khuyết điểm em sẽ chọn phương án xử lý nào?

A. Bỏ qua cho bạn

B. Báo cáo Cô giáo CN xử lí

C. Xa lánh không chơi với bạn

D. Chỉ rõ cái sai và giúp bạn sửa sai

22. Biểu hiện nào sau đây là liêm khiét

A. Sống lành mạnh B. Hám danh

C. Hám lợi D. Toan tính nhỏ nhen

23. Hoạt động nào sau đây không thuộc loại hoạt động chính trị xã hội

A. Giữ vệ sinh môi trường

B. Hoạt động thể thao văn nghệ

C. Tham gia công việc gia đình

D. Giữ gìn trật tự trị an

24. Câu tục ngữ nào sau đây nói về tôn trọng lẽ phải :

A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Nói phải củ cải cũng nghe

C. Phép vua thua lệ làng D. Nói chín thì nên làm mười , nói mười làm chín kẻ cười người chê

25. Tự lực cánh sinh là biểu hiện của phẩm chất nào?

A. Tự lập B. Tự làm C. Tự quyết D. Tự nghĩ

26. Câu tục ngữ “ Cây ngay không sợ chết đứng ”, thể hiện nội dung nào sau đây. :

A. Liêm khiết B. Tôn trọng người khác

C. Tôn trọng lẽ phải D. Giữ chữ tín

27. Các nhân vật nào trong câu chuyện ơ ở phần đặt vấn đề bài : “Tôn trọng lẻ phải ” thể hiện tính liêm khiết:

A. Tuần phủ Nguyễn Quang Bích

B. Tri huyện Thanh Ba.

C. Hình bộ Thượng Thư

D. Tên nhà giàu

28. Hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác:

A. Giữ yên lặng trong bệnh viện

B. Cười mỉa mai

C. Bật nhạc to trong đêm khuya

D. Cười to trong giờ học

29. Vi phạm nào sau đây là vi phạm pháp luật:

A Tụ tập băng nhóm đánh nhau B Đi học trể

C Ngủ gật trong giờ học D Vô lễ với thầy cô

30. Hành vi nào là biểu hiện của sự sáng tạo :

A. Tự tìm ra cho mình một phương pháp học mới B. Thường xuyện học bài làm bài đầy đủ

C. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

31. Biểu hiện nào sau đây là tôn trọng lẽ phải ?

A. Lạnh nhạt B. Kiêu căng

C. Thẳng thắn D. Cởi mở

32. Cách ứng xử nào thể hiện tôn trọng người khác ?

A. Thờ ơ B. Cảm thông

C. Công kích D. Châm chọc

33. Pháp luật là qui tắc xử sự ?

A. Chung B. Riêng

C. Chặt chẽ D. Thống nhất

34. Câu ca dao: “Cười người chớ vội cười lâu,cười người hôm trước hôm sau người cười” khuyên ta điều gì?

A. Tôn trọng lẽ phải B.liêm khiết

C.Giữ chữ tín D.Tôn trọng người khác

35. Lao động tự giác là làm việc một cách :

A. Chủ động B. Miễn cưỡng

C. Chăm chỉ D. Lơ là

36. Lao động tự giác, sáng tạo nhằm nâng cao :

A. Phẩm chất B.Uy tín C. Chất lượng hiệu quả

1
3 tháng 11 2017

1 A

2 D

3 C

4 B

5 C

6 C

7 B

8

Tôn trọng lẽ phải là công nhận , ủng hộ , tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn ; biết điều chỉnh suy nghĩ , hành vi của mình theo hướng tích cực ; không chấp nhận và không làm những việc sai trái

9 D

10 C

11 D

12 C

13 C

14 B

15 B

16 A

17 C

18 A

19 A

20 B

21 D

22 A

23 C

24 B

25 A

26 A

27 A

28 A

29 A

30 A

31 C

32 B

33 A

34 D

35 A

36 C

7 tháng 11 2017

cảm ơn cậu nhìu

Hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (đốt pháo) bị phạt tù mức cao nhất là bao lâu

A. 4 năm.

B. 5 năm

C. 6 năm.

D. 7 năm.

9 tháng 4 2021

D. 7 năm

Em đồng ý với ý kiến này.Vì thuốc là cũng là một chất gây nghiện và gây ra rất nhiều các căn bệnh như ung thư phổi,phụ nữ bị vô sinh,...

28 tháng 2 2021

Đồng ý:  Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.

Qua phân tích cho thấy, trong khói thuốc lá chứa trên 4000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotin, chất gây nghiện... Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu.

Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh sau:

·         Bệnh tim mạch chiếm hàng đầu trong các bệnh do khói thuốc: tạo ra mảng xơ vữa, tổn thương lòng mạch, gây viêm tắc mạch máu, gây đau nhức chân tay, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh và khả năng học tập...

·         Bệnh ung thư: Chủ yếu là ung thư phế quản phổi (chiếm 90%), ung thư vòm họng, miệng, thực quản (hút thuốc kèm theo uống rượu, nguy cơ ung thư vòm họng rất cao), ung thư ruột... Ở người hút thuốc, bệnh ung thư dễ phát triển hơn so với người không hút thuốc.

·         Bệnh hô hấp: Bệnh phổi mãn tính, tắc nghẽn thông khí, viêm phế quản mãn tính. Đặc biệt ở người hút thuốc còn gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới môi trường, những người xung quanh hít phải cũng bị nhiễm độc, nguy hiểm nhất là đối với các cháu nhỏ.

·         Bệnh răng và lợi: Viêm loét, cao răng, các mảng bám vào răng làm cho răng dễ bị lung mủ, dễ rụng tự nhiên hơn.

·         Các bệnh khác: Tăng nguy cơ loãng xương gây đau nhức thân thể, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu ôxy mãn tính.

·         Đối với nam giới: Giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh.

·         Đối với phụ nữ và bào thai: Tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Nguy cơ bị thiếu cân sẽ cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc.

·         Đối với trẻ em: Dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ.

 Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

Tác hại đối với gia đình

Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.

Tệ nạn cờ bạc không những làm mất đi thời gian, tiền bạc của người lao động mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Thực tế cho thấy, những người thường xuyên tham gia đánh bạc dễ rơi vào lối sống buông thả mất cân đối về kinh tế, nếu tham gia đánh bạc thắng số tiền cũng chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân đáp ứng cho lối sống buông thả còn nếu thua dễ túng quẫn dẫn đến những vi phạm pháp luật. ”Cờ bạc là bác thằng bần, đánh đề ra đề mà ở”, đối với nhiều trường hợp đã trở thành hiện thực các đối tượng tổ chức đánh bạc và tham gia đánh bạc đã vướng vào vòng lao lý. Những người nông dân ham lợi từ trò đỏ đen dẫn đến hết tiền, hết của, những chị me phụ nữ đánh bạc chơi đề dẫn đến mất hạnh phúc gia đình. Đó là những hậu quả nhãn tiền của những ai có ý định tham gia tệ nạn này.

 Tác hại đối với xã hội

- Có tính lây lan nhanh trong xã hội: tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ nhanh chóng lan tỏa trong một khoảng thời gian ngắn.

- Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức như mại dâm, may túy, cờ bạc… Đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.

- Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm.

- Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là biểu hiện của các hiện tượng tiêu cực xã hội và có sự chuyển hoá lẫn nhau.

- Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người, các khu công nghiệp, du lịch, nơi người dân có trình độ dân trí thấp, có xu hướng tập trung thành băng đảng, ô nhóm.

. Quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội 

Tệ nạn xã hội luôn là vấn đề nhức nhối được nhà nước quan tâm. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định, điều chỉnh các vấn đề liên quan tệ nạn xã hội cụ thể Hoatieu.vn xin được liệt kê trong một số lĩnh vực dưới đây

HIV/AIDS

Ngày 1/7/2021, Luật sửa đổi bổ sung một số điều về luật phòng, chống nhiễm HIV/AIDS 2006 sẽ có hiệu lực thi hành, trong đó có bổ sung quy định về nghĩa vụ của người nhiễm HIV, cụ thể:

Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mìnhThực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nghị định 75/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP qua đó đảm bảo các điều kiện an toàn cần thiết để xét nghiệm cũng như bảo quản các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm của người đi xét nghiệm

Ma túy

Luật Phòng chống ma túy năm 2000 được sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008

Nghị định 136/2016/NĐ-CP, 221/2013/NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Bên cạnh đó Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định các tội danh về tệ nạn xã hội như: tội lây truyền HIV cho người khác (điều 148), Tội cố ý truyền HIV cho người khác (điều 149)

Mua bán người

Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội danh liên quan hành vi mua bán người, ví dụ: Tội mua bán người (điều 150), Tội mua bán người dưới 16 tuổi (điều 151), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (điều 154)..

Qua đây chúng ta cũng có thể thấy được nỗ lực của nhà nước trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội, người dân cần nắm rõ các quy định pháp luật về những vấn đề này để bảo vệ bản thân cũng như tích cực phối hợp với nhà nước trong việc đẩy lùi tệ nạn xã hội.

25 tháng 10 2020

VD về tính bắt buộc (bài 21):

Pháp luật quy định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế

18 tháng 3 2021

ọe đọc thôi mà thấy gớm

18 tháng 3 2021

thì thôi coi như là chưa đọc đi.bài thì dài mà ko biết làm mà chiều hôm nay thi xong hết r,ko bt đc bn điểm cơ