Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Bên cạnh những nguyên nhân chung còn có những nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 lại phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh như:
- Đây là khu vực có truyền thống đấu tranh từ xưa
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho đời sống người dân ở đây vô cùng cực khổ nên tinh thần đấu tranh của họ rất triệt để
- Nghệ- Tĩnh có hai trung tâm công nghiệp lớn là Vinh và Bến Thủy nên số lượng công nhân đông, dễ dàng thực hiện đoàn kết công- nông
- Do sự quan tâm chỉ đạo của Đảng. Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây.
Đáp án C: không phải là nguyên nhân thúc đẩy phong trào 1930 – 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Xô viết Nghệ - Tĩnh
1.Nội dung bản chỉ thị :“Nhật pháp băn nhau và hành động của chúng ta”.
Ngay trong đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cỏi đông Dương, thì Ban Thường vụ Trung ương đảng đã họp để nhận định, đánh giá tình hình về cuộc đảo chính Nhật - Pháp, đến ngày 12/3/1945 ra bản chỉ thị “Nhật Pháp băn nhau và hành động của chúng ta”.
*Nội dung:
-Vạch rõ nguyên nhân và hậu quả của cuộc đảo chính.
+Nguyên nhân: Vì mâu thuẩn giữa Nhật Pháp ngày càng gay gắt không thể đều hòa được (vì hai tên đế quốc không thể cùng ăn chung một miếng mồi béo bở)
+Hậu quả: Gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm tình thế cách mạng xuất hiện.
-Xác định kẻ thù:Kẻ thù chính duy nhất của nhân dân ta lúc này là phát xít Nhật và bọn tay sai của chúng.
-Khẩu hiệu đấu tranh:Thay khẩu hiệu đánh đuổi đế quốc phát xít Pháp Nhật bằng khẩu hiệu đánh đuổi Phát xít Nhật.
-Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Ngoài ra, Chỉ thị này cũng vạch rõ: Do tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi địa phương không giống nhau, cách mạng có thể chín muồi ở các địa phương cũng không đều nhau nên nơi nào thấy so sánh lực lượng giữa ta và địch có lợi cho cách mạng thì lãnh đao quần chúng đứng lên tiến hành những cuộc khởi nghĩa từng phần, giành thắng lợi từng bộ phận rồi tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
*Ý nghĩa.
Chỉ thị, “Nhật pháp băn nhau và hành động của chúng ta”, có giá trị và ý nghĩa như một chương trình hành động, một lời hiệu triệu, một lời dẫn dắt dân ta tiến hành một cao trào kháng Nhật cứu nước, tạo cơ sở cho sự sáng tạo của các địa phương trên cơ sở đường lối chung của đảng.
2. Diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Ban thường vụ Trung ương đảng (9/3/1945) và bản chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945).Cả nước dấy lên một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho tổng khởi nghĩ tháng Tám.
*Tại Quảng Ngãi : Ngày 11/3/1945, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ đã nổi dậy giết giặc cướp đồn, thành lập chính quyền cách mạng, thành lập đội du kích Ba Tơ và căn cứ địa cách mạng Ba Tơ.
*Tại căn cứ địa Việt Bắc: đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu Quốc quân đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn thuộc các tỉnh Cao Băng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên (khu giải phóng Việt Bắc được thành lập).
*Tại các đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam định, Vinh, Huế, đà Nẵng, Sài Gòn..liên tiếp nổ ra những cuộc biểu tình chống Nhật, lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
*Tại các vùng nông thôn: Phong trào kháng Nhật cứu nước cũng dâng lên mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là phong trào “Phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói”,phong trào được quần chúng hưởng ứng rất đông đảo. Như vậy, tới những ngày đầu tháng 8/1945 cao trào kháng Nhật diễn ra ngày càng sôi sục. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa đã trở nên hết sức khẩn trương, quần chúng đã sẵn sàng, chỉ chờ chờ cơ hội là đứng lên tổng khởi nghĩa.
3.Ý nghĩa lịch sử của cao trào kháng Nhật cứu nước.
-Cao trào kháng Nhật cứu nước là bước phát triển vượt bậc của cách mạng nước ta làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng tám thắng lợi.
-Cao trào đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia, rèn luyện cho quần chúng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.
-Qua cao trào, lực lượng cách mạng (bao gồm cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ở cả nông thôn và thành thị ) đã phát triển vượt bậc, trong khi lực lượng kẻ thù bị suy yếu nhanh chóng đưa tới thời cơ tổng khởi nghĩa tháng Tám chín muồi. Với những ý nghĩa đó, cao trào kháng Nhật cứu nước là cuộc tập dược vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền..
* Phong trào "Đồng Khởi" ( 1959-1960) : đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn sang thế tiến công.
* Những nguyên nhân dẫn tới phong trào :
- Lực lượng cách mạng ở miền Nam được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hòa bình, đòi thi hành Hiệp đinh Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho sự bùng nổ phong trào cách mạng mới.
- Chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ( 1957-1959), làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai phát triển gay gắt, đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.
- Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng ( 1/1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực; xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên.
Phong trào cách mạng 1930 1931 ở nước ta nhằm mục đích gì?
A. Cuộc tập dợt của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa sau này.
B. Phong trào yêu nước và công nhân quốc tế tiêu biểu.
C. Cuộc đấu tranh chính trị, vũ trang đầu tiên của nhân dân ta.
D. Phong trào yêu nước chống Pháp tiêu biểu của nhân dân ta.
Đáp án D
Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc, làm cho kẻ thù hoang mang suy yếu, thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi. cao trào kháng Nhật cứu nước đã tập dượt cho quần chúng đấu tranh, báo hiệu giờ hành động quyết định sắp đến.