K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Bài làm:

"Người con gái Nam Xương" là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam, được viết bởi nhà văn Nam Cao. Tác phẩm này đã giúp định hình hình ảnh về xứ sở Nam Xương - một nơi được coi là xứ sở của cái đẹp - và khám phá các khía cạnh về cái đẹp trong văn hóa và xã hội của người Việt Nam.
Xứ sở Nam Xương trong truyện là một nơi tưởng tượng, nơi có những cô gái xinh đẹp và duyên dáng nhất. Điều này thể hiện sự mơ mộng và mong ước về cái đẹp tinh thần trong cuộc sống. Xứ sở Nam Xương không chỉ là nơi về vẻ đẹp bề ngoại, mà còn là biểu tượng cho sự thuần khiết, trong sáng và tinh tế của vẻ đẹp nội tâm.
 Xứ sở Nam Xương, nhà văn Nam Cao đã khám phá và thể hiện nhiều khía cạnh về cái đẹp. Nhân vật chính trong câu chuyện, cô gái tên là Mùa, được miêu tả như một hình mẫu của vẻ đẹp tinh thần, với lòng tử tế, đạo đức và tình yêu thương con người. Nhờ vào sự hiện diện của Mùa, các nhân vật khác trong truyện trở nên nhận thức được ý nghĩa của cái đẹp trong cuộc sống và khao khát được làm người tốt.
Nhưng qua cảnh tượng tưởng tượng của xứ sở Nam Xương, Nam Cao cũng tương tương và phê phán nhiều khía cạnh của xã hội và cuộc sống thực tế. Câu chuyện của Mùa, Mây, Hương và nhiều nhân vật khác là một bức tranh phản ánh cuộc sống của người nông dân Việt Nam thời đó, với những khó khăn, cực khổ và xung đột gia đình. Nhà văn Nam Cao đã sử dụng xứ sở Nam Xương và những nhân vật của mình để thể hiện ý nghĩa và giá trị của cái đẹp trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Khép lại trang sách , câu trích dẫn "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp" có thể được hiểu là nhà văn chân chính muốn thông qua việc viết về xứ sở Nam Xương và những người con gái ở đó, họ có thể tìm kiếm và thể hiện cái đẹp ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, từ vẻ đẹp nội tâm cho đến vẻ đẹp trong tình thân, tình bạn và tình yêu.

16 tháng 9 2023

Nguyễn Xuân Thành sao chép trên google luôn =))

19 tháng 12 2019

Dàn ý :

a) Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống.
- Trích dẫn nhận định. - Giới hạn vấn đề : Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa đem đến cho ta nhiều vẻ đẹp như thế. b)Thân bài:
b1) Giải thích ngắn gọn:
- Nhà văn chân chính: là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, đem ngòi bút của mình phục vụ cho đời sống, có ích cho con người - Xứ sớ của cái đẹp:
+ Đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động, trong chiến đấumà nhà văn mang tới cho người đọc.( Cái đẹp của nội dung tác phẩm)
+ Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động Cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mĩ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn. Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp.
b2) Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
* Cái đẹp về nội dung: - Tác phẩm đem đến cho ta vẻ đẹp của bức tranh núi rừng Tây bắc rộng lớn, thơ mộng:
- Vẻ đẹp của những con người nơi đây : Cống hiến, thầm lặng:
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên (trọng tâm): trong công việc, trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người và một số nhân vật khác: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh thanh niên lập bản đồ sét.
=> Hình ảnh họ khiến ta cảm phục, noi theo và tin yêu cuộc sống. * Cái đẹp về nghệ thuật của truyện: - Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề : ( Giải thích ý nghĩa nhan đề). - Cốt truyện, : đơn giản, ít sự kiện mà chỉ là cuộc gặp gỡ bất ngờ ngắn ngủi của mấy nhân vật () - Nhân vật không được đặt tên (ý nghĩa), nhân vật chính xuất hiện sau và được nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khiến nhân vật hiện lên đậm nét. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ => Tất cả những cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chính là sản phẩm của quá trình lao động cực nhọc , sáng tạo và mê say của nhà văn. Nhà văn- người kĩ sư tâm hồn đã đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui đưa ta đến bến bờ. xứ sở của cái đẹp.
Kết bài: - Khẳng định lại thiên chức của nhà văn chân chính và giá trị của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

19 tháng 12 2019

thanks. nhưng bạn có thể viết mở bài và kết bài giúp mình được không

9 tháng 3 2018
a) Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học đem lại cho người đọc: cái đẹp của văn học và cái đẹp của cuộc sống.
- Trích dẫn nhận định. - Giới hạn vấn đề : Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa đem đến cho ta nhiều vẻ đẹp như thế. b)Thân bài:
b1) Giải thích ngắn gọn:
- Nhà văn chân chính: là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, đem ngòi bút của mình phục vụ cho đời sống, có ích cho con người - Xứ sớ của cái đẹp:
+ Đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động, trong chiến đấumà nhà văn mang tới cho người đọc.( Cái đẹp của nội dung tác phẩm)
+ Cái đẹp đó còn là cái đẹp của nghệ thuật của tác phẩm: về ngôn từ, về hình tượng, về kết cấu, các hình thức nghệ thuật sinh động Cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm không chỉ đem lại cho con người khả năng rung động thẩm mĩ mà còn hướng con người tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, làm con người yêu mến cuộc sống hơn. Cho nên niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường cho bạn đọc đến với xứ sở của cái đẹp.
b2) Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
* Cái đẹp về nội dung: - Tác phẩm đem đến cho ta vẻ đẹp của bức tranh núi rừng Tây bắc rộng lớn, thơ mộng:
- Vẻ đẹp của những con người nơi đây : Cống hiến, thầm lặng:
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên (trọng tâm): trong công việc, trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người và một số nhân vật khác: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh thanh niên lập bản đồ sét.
=> Hình ảnh họ khiến ta cảm phục, noi theo và tin yêu cuộc sống. * Cái đẹp về nghệ thuật của truyện: - Đẹp, hấp dẫn ngay từ nhan đề : ( Giải thích ý nghĩa nhan đề). - Cốt truyện, : đơn giản, ít sự kiện mà chỉ là cuộc gặp gỡ bất ngờ ngắn ngủi của mấy nhân vật () - Nhân vật không được đặt tên (ý nghĩa), nhân vật chính xuất hiện sau và được nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khiến nhân vật hiện lên đậm nét. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất tạo hình, thấm đẫm chất thơ => Tất cả những cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm chính là sản phẩm của quá trình lao động cực nhọc , sáng tạo và mê say của nhà văn. Nhà văn- người kĩ sư tâm hồn đã đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui đưa ta đến bến bờ. xứ sở của cái đẹp.
Kết bài: - Khẳng định lại thiên chức của nhà văn chân chính và giá trị của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
10 tháng 3 2018

thank

12 tháng 5 2021

Học rộng, tài cao, nhưng Nguyễn Dữ phải sống trong xã hội phong kiến Việt Nam thời kì khủng hoảng, nên ông chỉ làm quan một vài năm rồi lui về ở ẩn, viết sách. Tuy không có nhiều tác phẩm lớn đóng góp cho nền văn học trung đại, nhưng Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục, ông thường viết về những người phụ nữ bị xã hội phong kiến chà đạp, đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh, Chuyện người con gái Nam Xương là một trong số đó. Vũ Nương, nhân vật chính trong tác phẩm là người phụ nữ nết na, hiền thục, nhưng phải chịu số phận đau thương, oan nghiệt.

 

Vũ Nương luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Sống trong gia đình chồng, nàng phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình, đến mẹ chồng cũng phải khen nàng “xanh kia chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ”. Sống với chồng, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép, không bao giờ có sự thất hòa giữa hai vợ chồng, nên gia đình luôn êm ấm. Khi Trương Sinh phải đi lính, nàng hết sức lo lắng, phút chia tay, nàng nói với chồng rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu,.. chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Vũ Nương chẳng cần vinh hoa phú quý, chỉ khao khát được đoàn tụ, gia đình sum vầy, hạnh phúc mà thôi.

 

 

 

 

Thế nhưng nàng cố gắng vun vén cho hạnh phúc gia đình bao nhiêu thì càng phải chịu đau khổ, bất hạnh bấy nhiêu. Thật oan trái! Bi kịch thứ nhất là nàng bị chồng nghi ngờ một cách vô lí mà không được thanh minh. Những lời biện bạch tha thiết “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng… Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói” đều bị chồng để ngoài tai. Những lời van xin thống thiết, hỏi chuyện đó ai nói: “ Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ”, đều bị chồng gạt phắt đi, anh ta chỉ một mực mắng nhiếc và đánh đuổi nàng đi.

 

Và một bi kịch tiếp tất sẽ xảy ra, dù nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn sự đổ vỡ vẫn không tránh khỏi gia đình tan vỡ như “bình rơi tram gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”. Nàng than khóc mà nghe đứt ruột “khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn…”. Đó là nỗi thất vọng tột cùng của Vũ Nương. Không những thế nàng càng đau lòng vì sự trong sáng bị sỉ nhục, tấm lòng thủy chung bị nghi ngờ, nhân cách cao quý của đời người phụ nữ bị xúc phạm nặng nề, nên nàng chỉ còn tìm đến cái chết được minh oan cho mình. Đó là bi kịch thứ ba của cuộc đời nàng.

 

Cuối cùng, tuy được Linh Phi cứu và được giải oan giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng niềm khao khát hạnh phúc giữa trần gian của Vũ Nương vẫn không thực hiện được. Nàng trở về giữa con sông quê hương, xiêm y lộng lẫy, ngồi trên kiệu hoa nhưng không được trở về ngôi nhà nhỏ bé ấp áp bên chồng con mãi mãi. Đoàn tụ hạnh phúc chỉ là ảo ảnh, chia li tan nát vẫn là hiện thực. Lời nói vĩnh biệt: “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” thể hiện niềm mong mỏi hạnh phúc không thể thực hiện được vì thế gian đầy bất công này không dành những điều tốt đẹp cho nàng. Hình ảnh Vũ Nương “lúc ẩn, lúc hiện… Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” như ánh sáng đã tàn, gieo vào lòng người đọc nỗi xót xa tột đỉnh.

 

Cuộc đời Vũ Nương là điển hình cho số phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn. Qua đó, em cảm nhận được nỗi đau thương của thân phận sống lệ thuộc của họ. Những người phụ nữ ấy không bao giờ được quyết định cuộc đời mình. Ở nhà phải phục tùng cha, đi lấy chồng phải phục tùng chồng, chồng chết phải phục tùng con trai trưởng của mình, dù cha, chồng, con trai có quyết định vô lí đến đâu. Họ thường bị ép gả vào những cuộc hôn nhân không bình đẳng, không tình yêu với người chồng gia trưởng, độc đoán. Dù bị chồng hành hạ tàn nhẫn cũng phải cắn răng mà chịu, nếu phản ứng lại sẽ bị coi là lăng loan, bị chồng rẫy bỏ, gia đình chồng mắng nhiếc, bị người đời phỉ nhổ, sỉ nhục đến chết. Vì vậy, họ chỉ có thể chọn một trong hai con đường: đi tu thoát tục hoặc chết một cách thảm khốc. Chế độ gia trưởng của thời phong kiến đã cho người đàn ông cái quyền độc tôn trong gia đình, hại bao cuộc đời người phụ nữ.

 

Nguyễn Dữ viết Chuyện người con gái Nam Xương phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ là góp một bản án về cái chết oan khốc nhằm lên án chế độ phong kiến; đồng thời khơi dậy ở chúng ta niềm cảm thương trước một bi kịch về thân phận người phụ nữ đương thời. Em càng cảm nhận rõ về số phận đau thương vì luôn bị phụ thuộc của họ, vừa cảm phục họ vì như Hồ Xuân Hương đã viết “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” (trích Bánh trôi nước) thì càng căm ghét cái xã hội phong kiến bất công.

13 tháng 11 2021

Tham khảo

 

a, Vẻ đẹp của người phụ nữ trong hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều

- Đẹp về cả nhan sắc và tâm hồn:

    + Kiều: hiếu thảo với cha mẹ, thủy chung với người yêu

    + Vũ Nương: thủy chung với chồng, chăm sóc mẹ già, và con nhỏ chu đáo

    + Luôn nhân hậu, vị tha, có khát vọng về hạnh phúc, công lý, chính nghĩa

b, Bi kịch

- Đau khổ, oan khuất:

    + Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang

    + Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều không thể trọn vẹn mối tình với Kim Trọng, cuộc đời Kiều lưu lạc 15 năm, trải qua nhiều cay đắng, đau khổ

- Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, phải tự vấn. Thúy Kiều bị coi như món hàng hóa.

Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” nhà văn Nguyễn Dữ viết:“Nàng bất đắc dĩ nói:-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu 1: Đoạn...
Đọc tiếp

Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” nhà văn Nguyễn Dữ viết:

“Nàng bất đắc dĩ nói:

-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu 1: Đoạn văn là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của  phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3: Xác định một thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn? Chép một câu thơ có sử dụng thành ngữ trong một bài thơ cũng viết vềngười phụ nữ trong xã hội phong kiến mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7? Nêu rõ tên bài thơ? Tên tác giả?

Câu 4: Qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy viết đoạn văn theo phương pháp quy nạp làm sáng tỏ vấn đề: Vũ Nương là người vợ thủy chung và là người con dâu hiếu thảo.Trong đoạn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu nghi vấn (Gạch chân và chú thích lời dẫn trực tiếpvà câu nghi vấn đó.)

0
13 tháng 7 2021

Tham khảo

Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.

13 tháng 7 2021

Tham Khảo !

 Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.