K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2019
  • năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người (trong dân số 23 triệu).
  • 9 tháng 3: Nhật Bản nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Thời kỳ Pháp thuộc kết thúc. Bảo Đại tuyên bố hủy hiệp định của nhà Nguyễn với Pháp. Nhật Bản hỗ trợ Bảo Đại thành lập Đế quốc Việt Nam, nhưng chính phủ này bị Nhật Bản khống chế chặt chẽ.
  • 11 tháng 3: Khởi nghĩa Ba Tơ tại Quảng Ngãi.
  • 12 tháng 3: Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" phát động cao trào kháng Nhật.
  • 11 tháng 3 - 23 tháng 8: Sự tồn tại ngắn ngủi của chính phủ Đế quốc Việt Nam do Nhật lập nên.
  • 8 tháng 5: Kết thúc Thế chiến lần thứ 2. Theo thỏa thuận, quân Quốc dân Đảng Trung Quốc sẽ vào miền Bắc Việt Nam, quân Anh sẽ vào miền Nam Việt Nam (ranh giới là vĩ tuyến 17) để tước vũ khí quân Nhật.
  • 16 tháng 8: Đại hội quốc dân tại Tân Trào thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng (Chính phủ Cách mạng lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
  • 19 tháng 8: Việt Minh tổ chức Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội và lan ra cả nước.
  • 22 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Huế, gửi công điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.
  • 30 tháng 8: Bảo Đại chấp nhận thoái vị.
  • 25 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn.
  • 2 tháng 9: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
  • 8 tháng 9: Phòng trào Bình dân học vụ được phát động. 1 năm sau đã có 2,5 triệu người Việt Nam được xóa nạn mù chữ.
  • 23 tháng 9: Quân Pháp quay trở lại miền Nam, xung đột vũ trang với Việt Minh và các lực lượng bản xứ khác, chiếm quyền kiểm soát nhờ sự giúp đỡ của quân Anh. Ngày Nam Bộ kháng chiến.
1946
  • 1 tháng 1: Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam thành lập trên cơ sở cải tổ từ Chính phủ Cách mạng Lâm thời.
  • 6 tháng 1: Bầu cử Quốc hội khóa 1 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • 2 tháng 3: Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập dựa trên kết quả của kỳ họp thứ I Quốc hội khóa I Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • 26 tháng 3: Pháp thành lập Nam Kỳ quốc, tách miền Nam Việt Nam thành quốc gia riêng thuộc Liên hiệp Pháp.
  • 6 tháng 3: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp ký Hiệp định sơ bộ cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế cho quân của Tưởng Giới Thạch. Việt Nam loại trừ được nguy cơ của 20 vạn quân Trung Hoa chiếm đóng.
  • 12 tháng 7: Vụ án Ôn Như Hầu, âm mưu của Việt Nam Quốc dân Đảng nhằm lật đổ chính quyền VNDCCH bị phá vỡ.
  • 14 tháng 9: Hồ Chí Minh và đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp J. Sainteny ký Tạm ước (Modus Vivendi).
  • 23 tháng 11: Pháp đánh phá và chiếm đóng Hải Phòng làm 6000 thường dân thiệt mạng. Hồ Chí Minh kêu gọi lần cuối sự ủng hộ của Mỹ.
  • 19 tháng 12: Hồ Chủ tịch phát động Toàn quốc kháng chiến. Kháng chiến chống Pháp bắt đầu.
  • 19 tháng 12 - 18 tháng 2 năm 1947: Trận đánh tại Hà Nội mở màn chiến tranh Đông Dương, Việt Minh cầm chân Pháp tại Hà Nội tạo thời gian để lực lượng lớn rút ra ngoài và chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
1947
  • 7 tháng 10 - 22 tháng 12: Chiến dịch Léa - Pháp vây Chiến khu Việt Bắc của Việt Minh.
  • 19 tháng 12: cuộc chiến đấu giữa Việt Minh và quân Pháp đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc.
1948
  • 5 tháng 6: Hiệp định Vịnh Hạ Long (Accords de la baie d'Along), Pháp đồng ý thành lập Quốc gia Việt Nam gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên hiệp Pháp.
1949
  • 8 tháng 3, Hiệp ước Elysée, Pháp công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam.
  • 22 tháng 5: Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trao Nam Bộ cho chính phủ Quốc gia Việt Nam.
  • Tháng 7: Pháp thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam
1950
  • Tháng 1: Trung Quốc và Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  • Tháng 2: Mỹ và Anh công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam
  • 8 tháng 5: Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự vào Việt Nam khi tổng thống Harry Truman duyệt 15 triệu đô-la viện trợ quân sự cho Pháp. Cố vấn quân sự Mỹ sẽ đi theo dòng xe tăng, máy bay, pháo, và các hàng hóa khác vào Việt Nam. Trong 4 năm sau, Mỹ sẽ tiêu 3 tỷ đô-la cho cuộc chiến của người Pháp và đến năm 1954 sẽ cung cấp 80% hàng hóa chiến tranh mà quân Pháp sử dụng.
  • 16 tháng 9 - 17 tháng 10: Chiến dịch Biên giới. Việt Minh phá thế cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ từ Trung Quốc, bắt đầu chuyển sang thế chủ động.
  • 22 tháng 12: Bom napan được sử dụng lần đầu tại Việt Nam để chống lại quân Việt Minh tại Tiên Yên.
1953
  • 20 tháng 11: Quân Pháp bắt đầu xây dựng căn cứ tại Điện Biên Phủ
  • 19 tháng 12: "Luật cải cách ruộng đất" được Hồ Chủ tịch phê chuẩn và chính thức ban hành. Chương trình cải cách ruộng đất tại miền Bắc bắt đầu.
1954
  • 13 tháng 3: Trận Điện Biên Phủ mở màn.
  • 7 tháng 5: Điện Biên Phủ thất thủ. Hơn 10.000 quân Pháp ra hàng, Pháp mất lợi thế đàm phán tại Geneva.
  • 8 tháng 5: Hiệp định Geneva chia Việt Nam thành 2 khu vực quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17
  • 7 tháng 7: Ngô Đình Diệm được chọn làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam
  • 21 tháng 7: Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết.
  • Tháng 8-1954 đến tháng 5-1955: Cuộc di cư Việt Nam 1954
  • 8 tháng 9: Liên minh SEATO được lập ra nhằm mục đích ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản.
  • 10 tháng 10: Pháp rút, Việt Minh tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến.
1955
  • 1 tháng 1: Mỹ bắt đầu viện trợ trực tiếp cho Việt Nam Cộng hoà.
  • 12 tháng 2: Cố vấn Mỹ bắt đầu tới Việt Nam, huấn luyện Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
  • 20 tháng 7: Ngô Đình Diệm từ chối tham gia tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo hiệp định Geneva
  • 23 tháng 10: Trưng cầu dân ý tại miền Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm vượt qua Bảo Đại và trở thành nguyên thủ quốc gia.
  • 26 tháng 10: Việt Nam Cộng hòa tuyên bố thành lập, được Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ công nhận. Đệ nhất Cộng hòa bắt đầu.
1956
  • Tháng 2: Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 9 tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất.
  • 18 tháng 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương Đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm.
  • 15 tháng 12: Báo Nhân Văn bị đóng cửa. Chiến dịch chống Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bắt đầu.
1960
  • Tháng 9 Đại hội đại biểu toàn quốc lần 3 của Đảng
  • 20 tháng 12: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập.
1961
  • 15 tháng 2: Quân Giải phóng Miền Nam (QGP) lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
  • 27 tháng 2: hai phi công thuộc Không quân Việt Nam Cộng hòa lái máy bay ném bom dinh Độc Lập nhằm ám sát Ngô Đình Diệm nhưng không thành.
  • Tháng 12: Quân Giải Phóng và du kích miền Nam kiểm soát phần lớn các vùng nông thôn miền Nam và thường xuyên phục kích Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Chi phí Mỹ phải dành cho cuộc chiến tại Việt Nam tăng lên 1 triệu đô-la mỗi ngày [1].
1963
  • 2 tháng 1: Quân Giải Phóng chiến thắng trong Trận Ấp Bắc, lần đầu thành công trong chiến thuật chống trực thăng vận và thiết xa vận.
  • 8 tháng 5: Sự kiện Phật Đản tại Huế.
  • 11 tháng 6: Hòa thượng Thích Quảng Đức tọa thiền tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối việc chính quyền Việt Nam Cộng hoà đàn áp Phật giáo.
  • 21 tháng 8: Ngô Đình Nhu ra lệnh cho quân đội đột kích chùa Xá Lợi và các cơ sở Phật giáo khác tại miền Nam. Khoảng 1400 nhà sư bị bắt giữ. Nhiều người bị thủ tiêu.
  • 1 tháng 11: Quân lực Việt Nam Cộng hoà thực hiện đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị sát hại. Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Dương Văn Minh đứng đầu nắm quyền. Khủng hoảng chính trị bắt đầu.
1964
  • 30 tháng 1: Nguyễn Khánh đảo chính lật đổ chính quyền của Dương Văn Minh.
  • 2 tháng 8 và 4 tháng 8: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, khi tàu Hải quân Nhân dân Việt Nam được cho là đã tấn công tàu khu trục của Mỹ.
  • 5 tháng 8: Trả đũa sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ thực hiện Chiến dịch Mũi Tên Xuyên, bắt đầu thời kì ném bom miền Bắc.
  • 7 tháng 8: Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, cho phép tổng thống sử dụng quân đội tại Đông Nam Á mà không cần được Quốc hội tuyên bố chiến tranh.
  • 2 tháng 12: Trận Bình Giã.
1965
  • 2 tháng 3: Bắt đầu Chiến dịch Sấm Rền ném bom miền Bắc, (kéo dài đến 31 tháng 10 năm 1968).
  • 8 tháng 3: Mỹ bắt đầu đưa quân vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam với 3.500 lính thuỷ quân lục chiến, đến tháng 12, tổng số quân Mỹ tại Việt Nam đã lên tới gần 200.000.
  • 10 Tháng 6 đến 11 tháng 7: Trận Đồng Xoài
  • Tháng 8: Chiến dịch Starlite - chiến dịch quân sự trên bộ lớn đầu tiên trong chiến lược tìm diệt
1966
  • 28 tháng 1 - 6 tháng 3: Chiến dịch Masher/White Wing tại Bồng Sơn, An Lão (Bình Định).
  • Tháng 3 - Tháng 6: Khủng hoảng Phật giáo Nam Việt Nam, 1966.
  • Tháng 9: Bầu cử Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng hòa.
  • 14 tháng 9 - 24 tháng 11: Chiến dịch Attleboro tại phía tây bắc Dầu Tiếng.
1967
  • 8 tháng 1 - 26 tháng 1: Chiến dịch Cedar Falls tại Củ Chi.
  • 22 tháng 2 - 14 tháng 5: Chiến dịch Junction City tại Chiến khu C, Tây Ninh.
  • 18 tháng 3: Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng hòa thông qua Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.
  • 3 tháng 9: Nguyễn Văn Thiệu nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa theo kết quả bầu cử.
1968
  • 30 tháng 1: Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân mở màn.
  • 31 tháng 3: Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh.
1969
  • 6 tháng 6: Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời, trong tháng này được 23 nước công nhận.
1971
  • 30 tháng 1 – 24 tháng 3: Chiến dịch Lam Sơn 719 tại Hạ Lào.
1972
  • 30 tháng 3 - 27 tháng 6: Chiến dịch Trị Thiên.
  • 1 tháng 9 - 31 tháng 1: Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị.
  • 18-29 tháng 12: 12 ngày đêm của Chiến dịch Linebacker II ném bom rải thảm miền Bắc - chiến dịch quân sự cuối cùng của Mỹ tại Việt Nam.
1973
  • 27 tháng 1: Hiệp định Paris được ký kết. Cuối tháng 3, Quân đội Mỹ rút quân viễn chinh khỏi Việt Nam, nhưng vẫn duy trì các cố vấn quân sự ở miền Nam.
  • 7 tháng 11: Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết đòi tổng thống phải được chấp thuận của Quốc hội 90 ngày trước khi gửi quân Mỹ ra nước ngoài.
1974
  • 17 - 19 tháng 1: Hải chiến Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa khi đó thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa.
  • Tháng 9: Quốc hội Mỹ chỉ chấp thuận chi 700 triệu USD viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa. Dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí và làm giảm khả năng hoạt động cũng như tinh thần của QLVNCH.
1975
  • 6 tháng 1: Chiến dịch Đường 14 - Phước Long của Quân Giải Phóng thắng lợi. Chiến thắng quan trọng củng cố quyết tâm của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam: Mỹ không còn khả năng quay lại miền Nam, Quân lực Việt Nam Cộng hoà không còn đủ sức hành quân giải tỏa quy mô lớn.
  • 8 tháng 1: Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định thực hiện kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm.
  • 21 tháng 1: Tổng thống Ford trả lời họp báo rằng nước Mỹ không muốn quay trở lại cuộc chiến.
  • 10 tháng 3: Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công Ban Mê Thuột. Ngày hôm sau, thị xã thất thủ.
  • 14 tháng 3: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút QLVNCH khỏi Tây Nguyên
  • 18 tháng 3: Bộ chính trị trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đẩy nhanh cuộc tổng tấn công để đạt được toàn thắng trước ngày 1-5.
  • 19 tháng 3: QGP chiếm được Quảng Trị.
  • 22 tháng 3: QLVNCH bỏ Quảng Đức. QGP tiến vào quận Khánh Dương (Khánh Hòa)
  • 23 tháng 3: QGP tiến vào thị xã An Túc (tỉnh Bình Định) và Định Quán (Long Khánh)
  • 24 tháng 3: QLVNCH bỏ Quảng Ngãi, mất liên lạc với Huế. QGP tiến vào thị xã Tam Kỳ. VNCH quyết định bỏ toàn bộ phần Bắc Vùng 1 Chiến thuật.
  • 26 tháng 3: QGP tiến vào Huế sau 3 ngày bắn pháo
  • 27 tháng 3: QGP tiến vào căn cứ không quân Chu Lai, QLVNCH bỏ quận Tam Quan (Bình Định).
  • 28 tháng 3: QLVNCH bỏ tỉnh Lâm Đồng
  • 30 tháng 3: QGP tiến vào Đà Nẵng. Vùng 1 Chiến thuật sụp đổ hoàn toàn.
  • 31 tháng 3: QGP tiến vào căn cứ không quân sân bay Phú Cát căn cứ 60 chiến thuật.
  • 31 tháng 3: Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết tâm tổng công kích trong thời gian sớm nhất, với khẩu hiệu "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng".
  • 1 tháng 4: Sở chỉ huy quân đoàn 2 QLVNCH rút khỏi Nha Trang. QLVNCH rút khỏi Qui Nhơn, Tuy Hòa, và Nha Trang. Tây Nguyên hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của QGP.
  • 2 tháng 4: QGP tiến vào Nha Trang
  • 3 tháng 4: QGP tiến vào Tuy Hòa
  • 4 tháng 4: Chiếc C-5 Galaxy tham gia chiến dịch Babylift nhằm sơ tán trẻ sơ sinh khỏi Việt Nam bị rơi lúc cất cánh làm 140 người thiệt mạng, đa số là trẻ em.
  • 8 tháng 4: Nguyễn Thành Trung lái máy bay F-5E ném bom Dinh Độc lập.
  • 9 tháng 4: Trận Xuân Lộc bắt đầu.
  • 10 tháng 4: Hải quân Nhân dân Việt Nam chiếm các đảo tại quần đảo Trường Sa.
  • 16 tháng 4: Phan Rang thất thủ.
  • 18 tháng 4: Bình Thuận thất thủ. Vùng 2 Chiến thuật sụp đổ hoàn toàn.
  • 21 tháng 4: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, lên thay là phó tổng thống Trần Văn Hương
  • 22 tháng 4: Xuân Lộc thất thủ.
  • 26 tháng 4: Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn.
  • 27 tháng 4: Dương Văn Minh thay chức vụ tổng thống của Trần Văn Hương
  • 28 tháng 4: Nguyễn Thành Trung cùng phi đội máy bay A-37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Tại Biên Hòa, sở chỉ huy Quân đoàn 3 QLVNCH ngừng hoạt động.
  • 29 tháng 4: Căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) thất thủ. QGP chiếm Vũng Tàu. Sân bay Tân Sơn Nhất bị bắn rốc-két. Tất cả các nhân viên còn lại của Mỹ được sơ tán trong chiến dịch "Operation Frequent Wind".
  • 30 tháng 4: Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Quân Giải Phóng Miền Nam tiến vào Sài Gòn. Chính quyền Quân quản Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Việt Nam Cộng hòa, xóa bỏ ranh giới quân sự vĩ tuyến 17. Chiến tranh kết thúc.
28 tháng 7 2018

1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự, trở thành một lực lượng hùng mạnh vẻ chính trị ; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

2. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi: hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.

3. Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.

4. Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.

5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.

27 tháng 12 2016

1.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng hai cực-hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.

2. Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của các mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của các nước xã hội chủ nghĩa-một dải đất rộng lớn trải dài từ phía đông châu Á qua Liên bang Xô viết tới phần phía đông châu Âu và lan rộng sang vùng biển Caribê thuộc khu vực Mĩ-Latinh. Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị-quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học-kĩ thuật thế giới.

Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên bang Xô viết (1991). Đây là một tổn thất nặng nề của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, chủ quyền và tiến bộ xã hội.

3. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã đẩy lên mạnh mẽ ở các nước châu Á, Phi và Mĩ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) kéo dài từ nhiều thế kỉ đã bị sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đó đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độ lập trẻ tuổi. Bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Sauk hi giành được độc lập, nhiều nước Á, Phai, Mĩ LAtinh đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế- xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, bản đồ chính trị của các nước Á, Phi và Mĩ Latinh cũng còn không ít những mảng ảm đạm với các cuộc xung đột, chia rẽ kéo dài và cả những cuộc cải cách kinh tế- xã hội chưa mấy thành công.

4. Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng.

Trước hết, từ sau chiến tranh, Mĩ vươn lên thành đế quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế-tài chính và quân sự vượt trội, giới cầm quyền Mĩ đã ráo riết thực hiện các chiến lược toàn cầu nhằm thống trị thế giới, đã dính líu, can thiệp vào nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Mĩ cũng phải chấp nhận không ít thất bại, tiêu biểu là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975).

Hai là, nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời nền tăng trưởng các nước tư bản đã tăng trưởng khá liên tục, để lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển và hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

Ba là, dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là sự ra đời và phát triển trong hơn 40 năm qua của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU). Mĩ, EU và Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

5. So với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây, chưa bao giờ các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX.

Những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập niên.

Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia trên thế giới vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác. Cả hai siêu cường cũng như các nước khác đều có ý thức về những hiểm họa khủng khiếp không lường hết được của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Hơn thế nữa, ý chí đấu tranh giữ gìn hòa bình của các dân tộc đã được đề cao hơn bao giờ hết, bởi họ vừa mới trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỉ. Cuối cùng Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển. Nhưng rõ ràng, đây đó vẫn còn “di chứng” của Chiến tranh lạnh với nguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ.

6. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật (vào đầu những năm 70 đươc goị là cách mạng khoa học-công nghệ) đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ qur nhiều mặt là vô cùng to lớn. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đáp ứng những đòi hỏi mới về công cụ sản xuất, những nguồn năng lượng mới và những vật liệu mới của cuộc sống ngày càng có chất lượng cao. Mặt khác, cách mạng khoa học-kĩ thuật đã đặt ra trước các dân tộc nhiều vấn đề phải giải quyết như việc đào tạo con người cho nguồn nhân lực chất lượng cao của thời đại “văn minh trí tuệ”, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trên Trái Đất và cả trong vũ trụ, sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng v.v..

Trong sự phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa đã diễn ra như làn sóng lan nhanh ra toàn thế giới. Có thể nói: xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp sự thích ứng để kịp thời, vừa khôn ngoan bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội

27 tháng 12 2016

dạ, cảm ơn ạ

25 tháng 1 2021

. Lê Duẩn

  Đồng chí Lê Duẩn (tên thật là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 07-04-1907. Đồng chí quê ở xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1928, đồng chí tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1930, đồng chí là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương.

      Năm 1937, đồng chí giữ chức Bí thư xứ uỷ Trung Kỳ. Năm 1940, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù. Năm 1946, đồng chí ra Hà Nội. Cuối năm 1946, Trung ương cử đồng chí vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

      Từ 1954-1957, đồng chí ở lại miền Nam lãnh đạo phong trào cách mạng. Năm 1957, đồng chí được điều ra trung ương công tác. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1978, đồng chí làm Bí thư Quân uỷ trung ương.

      Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Tháng 03-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

       Ngày 10-07-1986, đồng chí Lê Duẩn từ trần. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

   . Nguyễn Văn Linh    

   Đồng chí Nguyễn Văn Linh (tên thật là Nguyễn Văn Cúc) sinh ngày 01-07-1915. Đồng chí quê ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1929, đồng chí tham gia học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 01-05-1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, bị kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, đồng chí được trả tự do. 

       Năm 1936, đồng chí được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Hải Phòng và Hà Nội. Năm 1939, đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Sài Gòn, sau đó được Đảng điều ra Trung Kỳ để lập lại xứ uỷ Trung Kỳ. Năm 1941, đồng chí Nguyễn Văn Linh bị bắt ở Vinh, bị kết án 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo.

       Năm 1945, đồng chí hoạt động ở miền Tây, Sài Gòn - Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành uỷ, Bí thư đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1949-1960, đồng chí là Uỷ viên và quyền Bí thư xứ uỷ Nam Bộ. Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, làm Bí thư, Phó Bí thư Trung ương cục miền Nam.

       Năm 1976, đồng chí giữ chức vụ Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giữ chức Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của trung ương, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980.

       Năm 1981, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1985, đồng chí được Ban Chấp hành trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.       

       Tháng 12-1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam kiêm chức Bí thư Đảng uỷ quân sự trung ương (năm 1987).    

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 06-1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 07-1996), đồng chí được tôn vinh làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

      Ngày 27-04-1998, đồng chí Nguyễn Văn Linh tạ thế để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân. Đồng chí đã được tặng thưởng huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.

     . Đỗ Mười    

    Đồng chí Đỗ Mười (tên thật là Nguyễn Duy Cống) sinh ngày 02-02-1917.   Quê ở Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1936, đồng chí tham gia phong trào mặt trận bình dân. Năm 1936, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1941, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù giam tại Hoả Lò, Hà Nội. Tháng 03-1945, đồng chí vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.

       Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông. Từ năm 1946 đến 1954, đồng chí giữ các chức vụ sau: Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Định; Khu uỷ viên khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; Phó Bí thư Liên khu uỷ III kiêm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III; Chính uỷ Bộ tư lệnh Khu tả ngạn sông Hồng.

       Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1954, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố Hải Phòng. Tháng 03-1955, đồng chí được bổ sung làm uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa II. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ năm 1956-1973, đồng chí Đỗ Mười được bổ nhiệm làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Nội thương; Chủ nhiệm Uỷ ban vật giá Nhà nước; Trưởng phái đoàn Thanh tra Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ xây dựng.

       Đất nước thống nhất, tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị; tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 07-1981, đồng chí Đỗ Mười giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 03-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị. Năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Tháng 06-1986, đồng chí được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

       Tháng 06-1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06-1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, đồng chí tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng. Tháng 12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Đỗ Mười được suy tôn làm cố vấn Ban Chấp hành trung ương Đảng.                 

    . Lê Khả Phiêu  

          Đồng chí Lê Khả Phiêu sinh ngày 27-12-1931. Quê ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngày 19-06-1949, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Đồng chí Lê Khả Phiêu là cán bộ trưởng thành từ cơ sở và từ trong quân đội. Trong các cuộc kháng chiến đã trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu liên tục ở các chiến trường Bắc - Trung - Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn.

       Từ năm 1964-1993, đồng chí đã đảm nhận các chức vụ: Chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng; Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 2; Phó Chính uỷ kiêm chủ nhiệm chính trị Quân khu 9; Phó Bí thư Quân khu uỷ Quân khu 9; Thiếu tướng, Chủ nhiệm chính trị, Phó tư lệnh chính trị Mặt trận 719; Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

        Năm 1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06-1992, tại Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ ba, khoá VII, đồng chí được bầu vào Ban Bí thư, sau đó được phân công Thường trực Ban Bí thư. Tháng 01-1994, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị. Năm 1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị.

         Ngày 26-12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng.             

. Nông Đức Mạnh     

  Đồng chí Nông Đức Mạnh sinh ngày 11-09-1940 tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đồng chí xuất thân trong gia đình nông dân dân tộc Tày, bản thân là công nhân lâm nghiệp. Đồng chí tham gia cách mạng năm 1958 và được kết nạp vào Đảng năm 1963.

       Năm 1958-1961, đồng chí học trung cấp nông lâm trung ương. Năm 1962-1963, đồng chí là công nhân lâm nghiệp, kỹ thuật viên điều tra trong Ty lâm nghiệp Bắc Kạn. Từ năm 1963-1965, đồng chí làm đội phó đội khai thác gỗ Bạch Thông. Năm 1965-1966, đồng chí học tiếng Nga tại trường ngoại ngữ Hà Nội. Từ 1966-1971, đồng chí là sinh viên Học viện Lâm nghiệp Lêningrát, Liên Xô.

       Năm 1972, trở về nước, đồng chí được phân công làm Phó Ban thanh tra Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Năm 1973-1974, đồng chí làm Giám đốc Lâm trường Phú Lương, Bắc Thái. Từ 1974-1976, đồng chí được cử đi học tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

       Năm 1976-1980, về Bắc Thái, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái kiêm chủ nhiệm Công ty xây dựng lâm nghiệp rồi trưởng Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Từ 1980-1983, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ 1984-10/1986, đồng chí làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ tháng 11/1986 - 02/1989, đồng chí làm Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Thái.

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng. Tháng 03-1989, đồng chí được phân công làm Trưởng ban dân tộc trung ương. Tháng 11-1989, đồng chí được bầu bổ sung Đại biểu Quốc hội khoá VIII và được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội.

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được trung ương bầu vào Bộ chính trị. Tháng 09-1992, đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội khóa IX. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được trung ương bầu vào Bộ chính trị.

        Tháng 09-1997, đồng chí giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội khoá X và được phân công làm thường vụ Bộ chính trị vào tháng 01-1998.

        Tháng 04-2001, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được trung ương bầu làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

 - Nguyễn Phú Trọng     

 Đồng chí Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1957 đến năm 1963,  là học sinh trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên) Hà Nội.

      Năm 1963, học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương. Năm 1967, đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản.  Năm 1973, đồng chí được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

7 tháng 12 2019

Đáp án là A.