Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, là trang sử hào hùng và chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước. Trong chiến thắng đó, cùng với cả nước và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, có những đóng góp quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên trong suốt chặng đường 21 năm từ 1954 đến 1975.
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Đảng bộ Hưng Yên đã lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển sản xuất, củng cố hậu phương, từng bước phát triển kinh tế xã hội, đẩy lùi nạn đói, nạn rét, ổn định đời sống cho nhân dân.
Với những thành tựu bước đầu sau gần 1 năm, ngày 23-6-1955, trên báo Nhân Dân số 447, Hưng Yên được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi. Tháng 02-1956, Hưng Yên thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất, phát triển sản xuất. Tháng 7-1956, Hưng Yên được thưởng Cờ tỉnh chống hạn khá nhất miền Bắc của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban hành chính Tả ngạn tặng Cờ luân lưu thi đua sản xuất. Sau ba năm khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa, ổn định chính trị xã hội (1954 - 1957), Hưng Yên đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước…
Mười năm sau ngày giải phóng (1954 - 1964), bắt tay vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên không ngừng phấn đấu vượt mọi thử thách và khó khăn gian khổ giành thắng lợi quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, ra sức thực hiện, hoàn thành kế hoạch 5 năm lần I (1961-1965) căn bản hoàn thành cải tạo, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, củng cố hậu phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội miền Bắc, đánh bại âm mưu chống phá của kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu và chi viện cho cách mạng miền Nam với tinh thần Tất cả vì miền Nam ruột thịt, những thành quả ấy là tiền đề để Hưng Yên thực sự vững bước tiến sang giai đoạn cách mạng mới. Ngày 27-4-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt kêu gọi toàn dân mỗi người làm việc bằng hai, sẵn sàng chi viện cho cách mạng miền Nam.
Ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết một lòng, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước, đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ ở miền Nam, đánh thắng cuộc phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Bác, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên xác định nhiệm vụ sản xuất đi đôi với chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, củng cố hậu phương vững mạnh để tăng cường sức mạnh về kinh tế, quốc phòng, đáp ứng nhiệm vụ ngày càng lớn của cách mạng, tích cực chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, xây dựng làng chiến đấu. Toàn tỉnh đẩy mạnh các phong trào thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang, quyết tâm vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa hăng say sản xuất xây dựng cơ sở vật chất, vừa làm tốt nhiệm vụ đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam: Sản lượng nông nghiệp vượt xa chỉ tiêu kế hoạch và năng suất các năm trước, công nghiệp và thủ công nghiêp năm 1966 tăng gấp hơn 2 lần năm 1961, bắn rơi 5 máy bay Mỹ, phong trào xây dựng lực lượng hậu bị, làm công tác phòng không nhân dân và đưa người đi chiến đấu có thành tích lớn. Riêng năm 1966 có 66 đơn vị được chính phủ công nhận là đơn vị Quyết thắng, 8 đơn vị được thưởng Huân chương chiến công. Với những đóng góp trên, năm 1966, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên vinh dự tổ chức đón nhận Cờ thưởng luân lưu Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Hồ Chủ tịch tặng.
Ngày 26-01-1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504- NQ/TVQH hợp nhất Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Ngay sau khi hợp nhất, Đảng bộ Hải Hưng tiếp tục lãnh đạo quân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần hai và chi viện cho cách mạng miền Nam. Ngày 01-4-1968, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết động viên chính trị toàn dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ: Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ngày 21-3-1971, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 78 - CT/TU về việc tăng cường lãnh đạo củng cố các hợp tác xã yếu kém, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc, vừa sản xuất củng cố hậu phương ủng hộ tiền tuyến miền Nam vừa chiến đấu: Tay cày, tay súng và tay búa tay súng.
Ngày 06-4-1972, Mỹ huy động không quân và hải quân ồ ạt đánh phá miền Bắc lần thứ hai. Từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972, địch liều lĩnh tiến hành một nấc thang chiến tranh mới cực kỳ tàn bạo, tráo trở. Một lần nữa, quân và dân miền Bắc đã anh dũng, mưu trí, chiến đấu kiên cường, trừng trị thích đáng không quân Mỹ.
Từ ngày 10-5 đến ngày 30-12-1972, máy bay Mỹ bắn phá ngày đêm mang tính hủy diệt trên địa bàn tỉnh như lần đánh phá thị xã Hưng Yên (07-7-1972), chúng rải thảm bom bằng máy bay B52 xuống hai xã Liên Nghĩa và Thắng Lợi (Văn Giang)..., quân và dân Hưng Yên vẫn kiên cường chiến đấu, chủ động phòng tránh, bảo vệ lực lượng, vừa chiến đấu vừa phục vụ chiến đấu, lao động sản xuất cùng nhân dân miền Bắc làm nên trận Điện Biên Phủ trên không buộc địch phải chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, là trang sử hào hùng và chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước. Trong chiến thắng đó, cùng với cả nước và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, có những đóng góp quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên trong suốt chặng đường 21 năm từ 1954 đến 1975.
Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Đảng bộ Hưng Yên đã lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển sản xuất, củng cố hậu phương, từng bước phát triển kinh tế xã hội, đẩy lùi nạn đói, nạn rét, ổn định đời sống cho nhân dân.
Với những thành tựu bước đầu sau gần 1 năm, ngày 23-6-1955, trên báo Nhân Dân số 447, Hưng Yên được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi. Tháng 02-1956, Hưng Yên thực hiện giảm tô, cải cách ruộng đất, phát triển sản xuất. Tháng 7-1956, Hưng Yên được thưởng Cờ tỉnh chống hạn khá nhất miền Bắc của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban hành chính Tả ngạn tặng Cờ luân lưu thi đua sản xuất. Sau ba năm khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa, ổn định chính trị xã hội (1954 - 1957), Hưng Yên đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước…
Mười năm sau ngày giải phóng (1954 - 1964), bắt tay vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên không ngừng phấn đấu vượt mọi thử thách và khó khăn gian khổ giành thắng lợi quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, ra sức thực hiện, hoàn thành kế hoạch 5 năm lần I (1961-1965) căn bản hoàn thành cải tạo, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, củng cố hậu phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội miền Bắc, đánh bại âm mưu chống phá của kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu và chi viện cho cách mạng miền Nam với tinh thần Tất cả vì miền Nam ruột thịt, những thành quả ấy là tiền đề để Hưng Yên thực sự vững bước tiến sang giai đoạn cách mạng mới. Ngày 27-4-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt kêu gọi toàn dân mỗi người làm việc bằng hai, sẵn sàng chi viện cho cách mạng miền Nam.
(TIẾPP)
Ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết một lòng, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước, đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ ở miền Nam, đánh thắng cuộc phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Bác, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên xác định nhiệm vụ sản xuất đi đôi với chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, củng cố hậu phương vững mạnh để tăng cường sức mạnh về kinh tế, quốc phòng, đáp ứng nhiệm vụ ngày càng lớn của cách mạng, tích cực chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, xây dựng làng chiến đấu. Toàn tỉnh đẩy mạnh các phong trào thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang, quyết tâm vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa hăng say sản xuất xây dựng cơ sở vật chất, vừa làm tốt nhiệm vụ đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam: Sản lượng nông nghiệp vượt xa chỉ tiêu kế hoạch và năng suất các năm trước, công nghiệp và thủ công nghiêp năm 1966 tăng gấp hơn 2 lần năm 1961, bắn rơi 5 máy bay Mỹ, phong trào xây dựng lực lượng hậu bị, làm công tác phòng không nhân dân và đưa người đi chiến đấu có thành tích lớn. Riêng năm 1966 có 66 đơn vị được chính phủ công nhận là đơn vị Quyết thắng, 8 đơn vị được thưởng Huân chương chiến công. Với những đóng góp trên, năm 1966, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên vinh dự tổ chức đón nhận Cờ thưởng luân lưu Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Hồ Chủ tịch tặng.
Ngày 26-01-1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504- NQ/TVQH hợp nhất Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Ngay sau khi hợp nhất, Đảng bộ Hải Hưng tiếp tục lãnh đạo quân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại lần hai và chi viện cho cách mạng miền Nam. Ngày 01-4-1968, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết động viên chính trị toàn dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ: Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ngày 21-3-1971, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 78 - CT/TU về việc tăng cường lãnh đạo củng cố các hợp tác xã yếu kém, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc, vừa sản xuất củng cố hậu phương ủng hộ tiền tuyến miền Nam vừa chiến đấu: Tay cày, tay súng và tay búa tay súng.
Ngày 06-4-1972, Mỹ huy động không quân và hải quân ồ ạt đánh phá miền Bắc lần thứ hai. Từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972, địch liều lĩnh tiến hành một nấc thang chiến tranh mới cực kỳ tàn bạo, tráo trở. Một lần nữa, quân và dân miền Bắc đã anh dũng, mưu trí, chiến đấu kiên cường, trừng trị thích đáng không quân Mỹ.
Từ ngày 10-5 đến ngày 30-12-1972, máy bay Mỹ bắn phá ngày đêm mang tính hủy diệt trên địa bàn tỉnh như lần đánh phá thị xã Hưng Yên (07-7-1972), chúng rải thảm bom bằng máy bay B52 xuống hai xã Liên Nghĩa và Thắng Lợi (Văn Giang)..., quân và dân Hưng Yên vẫn kiên cường chiến đấu, chủ động phòng tránh, bảo vệ lực lượng, vừa chiến đấu vừa phục vụ chiến đấu, lao động sản xuất cùng nhân dân miền Bắc làm nên trận Điện Biên Phủ trên không buộc địch phải chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.