Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 Thuyền ta lái gió vời buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
2 Để miêu tả cảnh đó tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ,nhân hoá,phóng đại
1) Nếu sai sót mong bạn bỏ qua nha. Chúc bạn học tốt
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đã giấy lên một phong trào “ mỗi người làm việc bằng hai” vừa xây dựng miền Bắc, vừa chi viện cho chiến trường tiền tuyến miền nam. Khắp nơi mọi người ra sức lao động không quản ngày đêm, khổ cực. Với tinh thần đó, các nhà văn, nhà thơ đã đi sát với cuộc sống của những người lao động để phản ánh và ca ngợi họ. Trong đó, tác phẩm để lại được nhiều ấn tượng nhất, có lẽ là “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền ra khơi :
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Bằng giọng thơ gân guốc, với cặp mắt quan sát tinh tế, tác giả đã chọn một thời điểm hết sức đặc biệt đó là lúc hoàng hôn. Mặt trời từ từ lặn sâu xuống lòng biển được tác giả ví như “ hòn lửa”. Với cách so sánh này, làm hiện ra trước mặt người đọc một không gian huy hoàng và tráng lệ làm ngây ngất lòng người. Nhưng không gian đẹp đẽ ấy cũng chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan tỏa. Với nghệ thuật nhân hóa “ sóng cài then, đêm sập cửa” đã thể hiện sự dứt khoát về chuyển giao không gian. Sau một ngày làm việc vất vả, vũ trụ đã đi vào nghỉ ngơi, thư giãn. Trong hoàn cảnh đó, con người lại bắt tay vào lao động. Sự đối lập giữa thiên nhiên và con người cùng với các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo nên một không gian lộng lẫy, gợi bao cảm xúc cho người đọc. “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”, thể hiện rõ nét đây không phải là lần đầu đi biển mà công việc đó được lặp đi lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên. Phải nói rằng, đi đánh cá trên biển đã trở thành nền nếp, không phải của con thuyền mà của cả đoàn thuyền. Họ ra đi với tinh thần đoàn kết, phấn khởi, lạc quan, khí thế khẩn trương trong lao động. Tinh thần đó được thể hiện qua câu hát khỏe khoắn, lời hát của họ như hòa vào trong gió, thổi căng buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi.
Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả nổi bật về nét đẹp của người dân làng chài :
“ Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”
Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời này may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được những ước mong của họ. Đó là ước mong về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi. Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là những nét snags tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thứ vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Ở khổ thơ thứu ba là hình ảnh con thuyền với cảnh đánh bắt cá trên biển :
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa may cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Có thể nói rằng, toàn bộ khổ thơi là một bức tranh sơn mà lộng lẫy. Tất cả các hình ảnh : mây, nước, sao, trời được vẽ nên bằng ngôn ngữ lung linh, huyền ảo. Đặc biệt là hình ảnh con thuyền vừa có tính hiện thực lại vừa mang vẻ đẹp lãng mạn. “ Lái gió” “ buồm trăng” – đọc câu thơ, ta có cảm nhận thiên nhiên cũng góp phần vào công cuộc đánh bắt. Trăng sao như soi rõ hơn cho con người phát hiện ra luồng cá. Giữa biển trơi mênh mông, trời và biển như hòa vào một. Còn đối với người dân chai, tác giả miêu tả họ với tinh thần làm chủ biển khơi. Họ chủ động, sáng tạo trong lao động, bố trí đánh bắt cá như một trận đánh. Với tinh thần lao động hang hái, lạc quan như thế, thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn.
Ở khổ thơ thứu tư, tác giả dành riêng để miêu tả sự giàu có của biển cả :
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuộc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long
Nếu như cả bài thơ là một bức tranh sáng tạo về không khí lao động của những người đi biển, thì chi tiết về đàn cá là một sáng tạo đặc sắc. Các biện pháp nghệ thuật ở đây được sử dụng một cách linh hoạt, làm người đọc cảm thấy được sự giàu có của biển cả. Hình ảnh cá được miêu tả mơ mộng làm sao : “ cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Trong cái giàu có đó, ta nghe được nhịp thở của biển khơi : “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”. Có thật sự yêu mến biển, yêu con người lao động thì nhà thơ mới có được những hình ảnh đẹp, những cau thơ hay đến như vậy.
Ở khổ thơ tiếp theo, là hình ảnh bao dung của biển:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Nếu như mở đầu bài thơ là tiếng hát căng buồm khi ra khơi thì ở đây lại là khúc ca gọi cá. Tiếng hát được vang lên trong những giờ lao động, xua đinh những khó nhọc và làm khô đi những giọt mồ hôi. Trong hương vị mặn mòi của biển, lời hát như khích lệ, giúp cho thành quả lao động được cao hơn. Biển trong khổ thơ này được miêu tả hết sức bao dung và nhân hậu “ cho ta cá như lòng mẹ”. Người dân chai gắn liền cuộc đời mình với biển cả, vì thế biển đối với họ thật gần gũi, thân thiết biết bao.
Sau một đêm lao động vất vả khẩn trương, họ đã gặt hái được những thành quả lao động xứng đáng :
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chum cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Thời gian trôi nhanh, sau một đêm dài miệt mài trong lao động, thế nhưng tình thần của những người đi biển vẫn không hề giảm sút. Họ hang hái thu hoạch những mẻ cá đầy khoang. Vì sao vậy ? Phải chăng sau một đêm vất vả, họ đã thu được thắng lợi lơn “ chùm cá nặng”. Hình ảnh những con cá trên khoang thuyền được miêu tả sao mà đẹp thế “ vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”. Phải chăng đây chính là tương lai của những người đi biển, tương lai do chính bàn tay họ tạo nên.
Phần cuối bài thơlà hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về :
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Một điều người đọc dễ nhận thấy nhất đó là câu hát được cất lên từ lúc ra đi cho đến lúc trở về. Những câu hát khi trở về thể hiện rõ một niềm hân hoan, phấn khởi. Cảnh rạng đông và mặt trời từ từ đổi biển nhô lên thật tuyệt diệu. Và, tuyệt diệu hơn cả đó là đoàn thuyền trở về với cá đầy khoang. Hình ảnh con thuyền trở về được miêu tả khẩn trương như lúc ra đi : “ đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Phải chăng ở đây, những người đi biển đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho đợt ra biển tiếp theo. Những người lao động không thỏa mãn với những kết quả đạt được. Vì vậy, họ phải chạy đua với thời gian để làm ra được nhiều của cải hơn cho đất nước. Cảnh bình minh thật huy hoàng nhưng người lao động không kịp ngắm nó, hầu như mọi tâm trí của họ chỉ tập trung vào công việc lao động. Đây chính là tinh thần lao động của nhân dân ta trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Với giọng thơ khỏe mạnh, kết hợp với cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ tài tình, nàh thơ đã vẽ lên được một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình mình.
Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đã đi qua. Nhưng mỗi lần đọc lại bài “ đoàn thuyền đánh cá” ta như thấy hiện ra trước mắt tinh thần lao động khẩn trương của những con người không quản ngày đếm để làm ra được thêm nhiều của cải cho đất nước. Cả bài thơ là một bức tranh tuyệt đẹp, đẹp về cảnh thiên nhiên, đẹp về tinh thần lao động. Đó là thành công nhất của nhà thơ Huy Cận trong tác phẩm này.
- Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả và kể chuyện làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ
+ Cậu bé linh lợi, hùng dũng với khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật… cổ đeo vòng bạc sáng loáng
+ Là cậu bé biết nhiều thứ: bẫy chim, nhặt vỏ sò, canh dưa, nhìn thấy cá nhảy, hai chân như nhái nhảy
- Trái ngược với hình ảnh Nhuận Thổ khi bé, là Nhuận Thổ khi trưởng thành
+ Anh cao gấp hai trước, nước da vàng sạm, có những nếp nhăn sâu hoắm
+ Anh đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm…
+ Bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ thông
→ Cách xưng hô, đối xử của Nhuận Thổ, tác giả làm nổi bật hình dáng bên ngoài, sự thay đổi suy nghĩ, đối xử
Duy có những nét không đổi như: cần cù, chịu khó, chân thành
Ngoài ra còn có sự thay đổi của cảnh vật, con người:
- Chị Hai Dương vốn là người đẹp, nay đã trở nên chanh chua, xấu xí, tham lam
- Nông thôn thay đổi
+ Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả
+ Mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại , thân hào đày đọa
→ Hình ảnh người nông dân khốn cùng, sự thay đổi tệ hại hơn những điều trong quá khứ
1.
- Biện pháp so sánh, nhân hóa:" Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa" cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
- Biện pháp ẩn dụ:" Câu hát căng buồm" để nói đến con người ra khơi. Hình ảnh người dân lao động làm chủ thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển cả và cả sự hi vọng về một chuyến ra khơi nhiều hải sản cất cao tiếng hát giữ biển khơi vô tận trở thành trung tâm khiến câu thơ mang nhịp điệu hào hứng, hứng khởi về một chuyến ra khơi bội thu.
4)Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê để thể hiện sự đa dạng các loài cá biển :" cá chim, cá nhụ, cá chim, cá đe, ..." từ đó cho ta thấy nguồn hải sản dồi dào phog phú gợi sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên của vùng biển nước ta. Mỗi loài cá mang cho mình dáng vẻ kì thú riêng tạo lên một bức tranh đa màu làm nổi bật lên vẻ đẹp vùng biển . Qua tiếng hát của những người dân chài lưới và hình ảnh nhân hóa so sánh: ''biển cho ta cá...tự buổi nào '' nhà thơ miêu tả tấm lòng của biển cả bao la đối vs con người như lòng mẹ ấm áp biển giàu biển đẹp biển mang lại hạnh phúc ấm áp cho con người bằng nguồn tài nguyên giàu có biển hào phóng ban tặng cho con người một cuộc sống tươi đẹp đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn vô hạn không chỉ của tác giả mà của cả những người dân sống bằng nghề đánh bắt tới biển cả, nơi đã giúp họ nuôi sống bản thân, gia đình và quê hương yêu dấu.
3.Tầm vóc của đoàn thuyền đánh cá được nhân hóa, nâng lên thành những hình ảnh lớn lao kì vĩ, lớn ngang cùng trời đất, thiên nhiên.
Qua đây ta thấy được hình ảnh người lao động vừa khỏe khoắn vừa có tâm hồn rộng mở, tầm vóc lớn lao sánh ngang tầm vũ trụ
1.mở đầu bài thơ 'đoàn thuyền đánh cá ' của huy cận nhà thơ đã miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá khi hoàng hôn buỗng uống và tâm trngj hào hứng phấn khởi của nhưng ngư dân miền biển .ngay 2 câu thơ đầu huy cận đã sử dụng hình ảnh so sánh nhân hóa đầy sáng tạo mới mẻ giúp ta hình dung cảnh trời biển vừa rộng vừa rộng lớn bao la ấm áp ,vừa gần gũi vs con người .
3.chuyến ra khơi đánh bắt cá của ngư dân giống như một trận đánh hào hùng người dân chài như những người chiến sĩ ,ngư cụ của họ là vũ khí chinhp phục biển cả quê hương trong tư thế làm chủ thiên nhiên - tư thế của những người chiến thắng .công việc của họ vất vả nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan trong niềm vui làm chủ cuộc sống -thiên nhiên.
4
Hai khổ thơ đầu miêu tả cảnh ra khơi:
+ Thời điểm: ra khơi vào lúc đêm (mặt trời xuống biển)
+ Không gian: rộng lớn của biển cả (sóng cài then, đêm sập cửa)
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để diễn tả không gian, thời gian của ngư dân ra khơi
- Những khổ thơ tập trung nhiều hình ảnh tráng lệ, vẻ đẹp tráng lệ được gợi từ đầu bài thơ với hình ảnh
nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê các loài cá ngon quý hiếm nổi tiếng như cá chim cá nhụ cá chim cá đe ...gợi cho ta thấy nguonf hải sản dồi dào phog phú gợi sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên iwr vùng biển nước ta . mỗi loài cá như một bức tranh kí họa tận tình, chúng mang dáng vẻ kì thú riêng làm nổi bật lên vẻ đẹp vùng biển .
huy cận đã thay lời của ngư dân để hát để cảm tạ và thể iện lòng tự hào biết ơn vs biển cả thân yêu bằng hình ảnh nhân hóa so sánh đặc sắc 'biển cho ta cá...tự buổi nào '.nhà thơ miêu tả tấm lòng của biển cả bao la đối vs con người như lòng mẹ ấm áp biển giàu biển đẹp biển mang lại hp ấm áp cho con người bằng nguồn tài nguyên giàu có biển hào phóng ban tặng cho con người 1 cuộc sống tươi đẹp .