K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

=> Nhịn thở lâu sẽ chết .

Evania nghĩ vậy , nếu sai thì bn bỏ qua nha ~~

22 tháng 2 2021

bn có thể vt dấu dc ko ạ =((

vì trước đó bánh mì mềm

và bánh quy cứng

ko biết có đúng ko

nhưng nhắn lại mình 1 câu đi

2 tháng 6 2018

Trong bài thơ "Ngày khai trường" tác giả Nguyễn Bùi Vợi đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: "Lá cờ bay như reo". Thầy cô cũng như trẻ lại vì được ngắm nhìn các học trò yêu quý của mình. Quan đoạn thơ, ta cảm nhận được không khí sôi động của ngày khai trường, cảm nhận được cảm xúc của thầy cô khi gặp lại các học trò yêu quý của mình.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!

13 tháng 8 2020

chú bó,măt trời,venuowsc

21 tháng 2 2020

Viết có dấu dùm đọc ko hiểu

21 tháng 2 2020

xl milk xai may tinh nen ko danh dau duoc

16 tháng 12 2017

Các chú chiến sĩ Hải quân thân mến!

Lời đầu thư, cháu xin chúc các chú dồi dào sức khoẻ và gửi tới các chú những gì tốt đẹp nhất. Hi vọng rằng cánh thư nhỏ bé này sẽ là chiếc cầu nối gắn kết những con người chưa từng gặp mặt.

Chắc hẳn, nơi đảo xa, các chú đang băn khoăn người viết lá thư này. Xin tự giới thiệu, cháu tên là Linh là học sinh Trường THCS Thạch Hoá.

Các chú Hải quân yêu quý!

Qua các bài giảng của thầy cô cũng như qua sách báo, TV, cháu đã hiểu rất nhiều về nhiệm vụ cao cả và sự hi sinh thầm lặng của các chú cho Mẹ hiền Tổ quốc. Sinh sống ở đất liền, nỗi băn khoăn của cháu là ở nơi xa ấy, cuộc sống của các chú như thế  nào? Điều kiện sinh sống trên đảo ra sao? Ước mong có một ngày được đặt chân ra đảo để hỏi thăm các chú dường như là thường trực trong mỗi chúng cháu.

Thưa các chú!

Ngày nay được sống trong hoà bình, hơn ai hết, cháu hiểu rằng: “ Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” cả, vì vậy các chú vẫn phải ngày đêm cầm chắc tay súng bảo vệ vững bền chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Các chú là những người giữ nước anh hùng, vĩ đại. Cháu tự hào, khâm phục và kính yêu các chú, những người âm thầm cống hiến cuộc đời mình ở nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trên lãnh thổ chữ “S” thân thương. Đất nước chúng ta có rừng vàng, biển bạc, đó là điều không gì chối cãi được, phải không các chú? Theo cháu được biết thì hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện những kế hoạch leo thang tại Biển Đông. Cháu cũng như tất cả mọi người luôn mong muốn đất nước chúng ta luôn giữ toàn vẹn chủ quyền biển đảo, cháu mong nuốn đát nước chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, ước mong ấy không phải chỉ riêng ai các chú nhỉ? Và các chú chính là nơi để cháu và các bạn trẻ Thạch Hoá gửi gắm niềm tin khát vọng.

Các chú ạ!

Cháu biết là lính biển các chú phải xa nhà, xa gia đình, xa quê hương, có lẽ các chú cũng rất buồn. Nhưng cháu tin lòng yêu nước, yêu Tổ quốc sẽ chiến thắng tất cả. Cháu tin là như vậy. Cháu tin ở các chú. Nơi đất liền, cuộc sống của chúng cháu là rất tốt. Cháu ước sau này sẽ trở thành một nữ cảnh sát để truy lùng tội phạm, để giữ bình yên nơi đất liền, để các chú nơi đảo xa yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Cháu tự hứa sẽ học tập thật tốt, cố gắng đạt được ước mơ của mình. Sẽ cùng nhau đoàn kết, cùng phấn đấu vì tương lai tươi sang. Những trái tim nhỏ bé chốn đất liền luôn hướng về Trường Sa.

Cuối thư, cháu chúc các chú luôn khoẻ mạnh, vững chắc tay súng hoàn thanh tốt nhiệm vụ thiêng liêng cao cả. Tuổi trẻ Thạch Hoá luôn tự hào về các chú - “người giữ nước” chốn hải đảo xa xôi. Mong sớm gặp mặt các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa yêu dấu. Tạm biệt các chú.

16 tháng 12 2017

Chắc các chú không biết chủ nhân của bức thư này là ai viết đâu nhỉ! Cháu xin được giới thiệu cháu tên là Phạm Thị Thu Hà, học sinh lớp 6A trường Trung học cơ sở Hồng Hà. 

Cháu rất thích môn toán, đó là niềm đam mê của cháu. Cháu cũng học nhiều các môn Tiếng Việt và Tiếng Anh. Cháu được xem tivi, nghe bố mẹ kể nhiều về cuộc sống, chiến đấu của các chú nơi đầu sóng ngọn gió thật vất vả, đó là một sự hy sinh lớn lao. Ở Hà Nội, nơi xa xôi này, cháu vẫn thầm mong được đến thăm các chú dù chỉ là một lần thôi!

Ngoài biển khơi có lạnh không ạ? Các chú có khỏe không ạ? Các chú nhớ mặc áo ấm nhé! Xa nhà, chắc các chú buồn lắm. Các chú hãy vui lên bởi vì ở đây, chúng cháu luôn nhớ về các chú với sự mến phục. 
Đối với cháu, từ khi nhận thức được rằng tình yêu nước luôn khắc sâu trong tâm trí mỗi con người thì hai tiếng: “Tổ quốc” sao mà thiêng liêng đến vậy! Đó là ngọn đuốc sáng rực, sưởi ấm cho tâm hồn các chú. “Ngọn đuốc” ấy thôi thúc, giục giã các chú, là động lực để các chú tiến lên, bảo vệ mảnh đất quê hương yêu dấu này. Các chú đã không sợ hiểm nguy, quyết gìn giữ nơi đón ánh sáng mặt trời đầu tiên trải dài trên mảnh đất hình chữ S này. Cháu biết, có những đêm giao thừa bởi cái rét cắt da cắt thịt, trong khi mọi người sum vầy cùng gia đình thật đầm ấm, các chú vẫn đi tuần, làm nhiệm vụ cao cả của mình. Các chú ơi, những lúc ấy các chú có rét không ạ? Các chú đã hy sinh quên mình để phục vụ cho Tổ quốc với mong muốn đất Mẹ luôn yên bình. Các chú đã bỏ lại hạnh phúc của riêng mình để cầm chắc tay súng, sẵn sàng chiến đấu vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Các chú thật dũng cảm và kiên cường. Cháu thật sự khâm phục các chú - những người con thân yêu của Tổ quốc. Cháu hy vọng rằng các chú sẽ không phải vất vả, mệt nhọc nữa. 

Cuối thư cháu xin chúc các chú mạnh khỏe và hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng cao cả. 

Cháu mong sẽ nhận được thư của các chú!
 

5 tháng 2 2018

Mình ko giỏi mấy câu đố vui này cho lắm

5 tháng 2 2018

vì hốt con sư tử ^^

3 tháng 5 2020

D. Hồ Chí Minh

3 tháng 5 2020

D. Hồ Chí Minh nha bn

25 tháng 4 2018

"Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

Bạn tham khảo nha

25 tháng 4 2018

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bac Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

26 tháng 11 2017

Làm anh khó lắm
Chẳng phải chuyện đùa
Với em bé gái
Lại càng khó hơn.

Đúng vậy, làm anh thật khó nhưng đối với tôi làm một người anh tốt thật dễ dàng. Em gái tôi năm nay lên năm tuổi. Tôi thường gọi em bằng cái tên trìu mến: bé Bờm.

Bờm dễ thương lắm! Em có vóc dáng nhỏ nhắn xinh xinh, cộng với sự tinh nghịch hiếu động khiến tôi cảm thấy. Bờm như một thiên thần nhỏ vậy!

Em có khuôn mặt tròn bầu bĩnh, đôi mắt tròn xoe như hai hòn bi ve, đôi mắt ấy luôn ngước nhìn với một vẻ ngơ ngác toát lên sự hồn nhiên, tươi vui của trẻ thơ. Điểm vào đó là cặp lông mày đậm đen tuyền. Mũi em cao và to, tôi thường dùng tay vuốt cái mũi ấy để trêu yêu em gái. Đôi má phúng phình ửng hồng. Cái miệng nhỏ xinh lúc nào cũng nở một nụ cười rạng rỡ để lộ ra mấy chiếc răng đang thay trông thật đáng yêu!

Làn da em tôi mềm mịn, trắng như bông. Đơn giản thôi, bởi vì Bờm rất thích tắm, ngày nào cũng vậy cứ đi học về là Bờm lại tắm, thảo nào lúc nào em cũng sạch sẽ thơm tho.

Mái tóc em để dài quá vai, đen mượt được tết đuôi sam gọn gàng. Với hai cái đuôi sam đó, nhìn em tôi giống như một cô gái trên thảo nguyên.

Giọng nói nhí nhảnh của Bờm khiến cho tôi lúc thì buồn cười, lúc thì rất vui. Đôi khi, em còn bắt chước giọng mẹ, nhại giọng bố, giả giọng ông bà và đặc biệt nhất là em có tài nhại tiếng kêu của con chó, con mèo. Nghe em giả giọng thì thú vị vô cùng.

Bờm không những là đứa bé ngoan ngoãn lễ phép mà khi ở trường Mầm non, Bờm cũng học rất giỏi, đánh vần được cả bảng chữ cái, đọc được các số từ một đến hai mươi. Em còn là một giọng ca vàng của lớp, được giải Nhì cuộc thi văn nghệ ở trường Mầm non. Khi ở nhà, Bờm rất thích làm việc cùng cha mẹ, ông bà. Có việc gì nhỏ nhẹ mà sai, em đều làm với vẻ khoái chí. Có gì ngon em đều phần tôi. Thỉnh thoảng nghĩ ra một trò vui, Bờm muốn tôi cùng chơi bằng được. Thường vào mỗi dịp chủ nhật, anh em tôi bày đủ trò chơi để phá phách nhưng trò mà chúng tôi yêu thích nhất là trốn tìm. Mặc dù tôi chơi luôn thắng em nhưng Bờm vẫn không hề giận dỗi mà còn vui vẻ chơi tiếp. Mỗi khi bắt đâu, tôi úp mặt vào tường nhưng mắt ti hí, để ý tôi thấy Bờm bước đi nhẹ nhàng, thỉnh thoảng vẫn còn ngó lại. Chắc lại đề phòng rồi đây? Cái con bé này thế mà đáo để. Vậy là tôi tìm đến đúng chỗ Bờm trốn nhưng lạ thay không có ai cả. Sao vậy nhỉ? Rõ ràng tôi thấy nó chui vào đây mà? Bỗng tiếng ứ… òa… vang lên làm tôi giật cả mình, thế là Bờm hét lên: “Bắt quả tang chơi ăn gian nhé! Bắt quả tang anh rồi nhé!” Thế là cả anh lẫn em lăn ra sàn nhà cười sằng sặc. Quả là một ngày vui.

Tôi còn nhớ, Trung Thu năm trước, tôi và Bờm được bố mẹ cho đi hội rước đèn. Bao nhiêu đèn lồng đẹp, nào rồng bay, cung đình, hổ, báo, cá heo, bao nhiêu hình hấp dẫn làm tôi quên mất thiên chức của một người anh. Bố mẹ đã dặn dò cẩn thận phải trông nom em thật kĩ, thế mà chỉ vì mấy cái đèn lồng và bao nhiêu thứ đồ chơi mà tôi đã để lạc mất em. Quá hoảng hốt, tôi vội chạy đi tìm Bờm, dòng người đông đúc chen chúc nhau, gây khó khăn cho tôi. Tôi chạy ngược, chạy xuôi, ra vườn hoa, khu giải trí, cuối cùng tôi thấy em đang ngồi cạnh bế cá vàng, trông em có vẻ rất thích thú. Tôi liền chạy lại mừng như bắt được vàng ôm lấy em, hai anh em vui mừng dắt nhau về.

Em gái như một người bạn thân thiết của tôi. Người đã động viên mang lại cho tôi những niềm vui, những kỉ niệm mà suốt đời có lẽ tôi không bao giờ quên. Tôi rất yêu mến em gái bé bỏng của mình

25 tháng 11 2017

Bé Ngọc lên 4 tuổi đang học mẫu giáo là em gái yêu thương của em.

Bé Ngọc rất dễ thương. Má lúm đồng tiền. Môi hồng, hàm răng trắng nõn. Bố và anh trai có nước da đen, còn mẹ và bé Ngọc lại có nước da trắng. Cặp mắt bé đen huyền, dịu dàng. Em hát hay, múa đẹp và có trí nhớ rất tốt, em thuộc lòng một số bài đồng dao bà nội dạy cho.

Ngọc rất sạch sẽ. Thân thể, tóc tai, áo quần lúc nào cũng thơm tho. Mẹ em nói: “Sang năm, con dạy em học chữ cái và tập đánh vần nhé...”.

Lần nào cũng vậy, đón anh trai đi học về, em Ngọc đểu hỏi: “Anh được mấy điểm mười? ”, rồi em đòi xách cặp cho anh.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-em-gai-cua-em-c120a17072.html#ixzz4zS5X5U00