K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2019

Đáp án D

Số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam là 4 tỉ phrăng, trong đó vốn đầu tư vào nông nghiệp là nhiều nhất, chủ yếu là cho các đồn điền cao su… Do nhu cầu thị trường thế giới sau chiến tranh, nhất là Pháp, giá cao su tăng lên nhanh chóng, do đó các nhà tư bản Pháp đổ xô vào kiếm lời trong kinh doanh cao su. Chỉ tính 2 năm 1927-1928, các đồn điền cao su được đầu tư 600 triệu Phơ-răng. Diện tích đồn điền cao su mở rộng không ngừng: năm 1919, diện tích là 15.850ha; 1925 là 18.000ha; 1930 là 78.620ha. Các hoạt động kinh doanh cao su tập trung chủ yếu quanh 3 công ti lớn là: Công ti đất đỏ, Công ty trồng cây nhiệt đới, Công ty Michelin. Sản lượng mủ cao su ngày càng tăng: năm 1919 là 3.500 tấn; 1924 là 6.796 tấn; năm 1929, riêng số cao su xuất khẩu là 10.000 tấn.

12 tháng 3 2019

Chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào hầu hết các ngành kinh tế, nhưng chủ yếu vào hai ngành nông nghiệp và công nghiệp.

- Trong nông nghiệp:

     + Pháp đẩy mạnh đầu tư vào việc cướp đất để lập đồn điền (1927 - 1928 đầu tư 600 triệu phrăng) mà chủ yếu là đồn điền cao su. Diện tích trồng cao su tăng nhanh từ 15 000 lên tới 120 000 hécta năm 1930. Tính đến 1929, các chủ đồn điền Pháp chiếm tới,2 triệu ha đất đai, bằng 1/4 đất canh tác ở Việt Nam. Pháp cướp đất của nông dân, biến nông dân mất đất phải làm công cho Pháp ở các đồn điền.

     + Chúng thành lập các công ty lớn: Công ty cao su đất đỏ, công ty cây trồng nhiệt đới, Công ti Misơlanh. Sản lượng cao su xuất khẩu tăng nhanh.

- Trong công nghiệp:

     + Pháp đầu tư lớn vào việc khai thác hầm mỏ, chủ yếu là mỏ than. Bên cạnh các công ti khai thác than cũ còn thành lập các công ti mới: Công ti than Đồng Đăng - Hạ Long. Công ti than và kim khí Đông Dương, Công ti than Đông Triều, Tuyên Quang. Sản lượng khai thác than tăng gấp 3 lần.

     + Ngoài khai thác than, tư bản Pháp còn khai thác thiếc, chì, kẽm... ở Cao Bằng, mở rộng thêm một số cơ sở công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng. Vinh, Sài Gòn - Chợ Lớn.

19 tháng 5 2019

Đáp án B

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Đông Dương và Việt Nam.

27 tháng 1 2019

Đáp án D

Cả hai cuộc khai thác thuộc địa thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương đầu thế kỉ XX đều nhằm bù đắp thiệt hại của các cuộc chiến tranh (lần thứ nhất là cuộc xâm lược vũ trang và bình định của thực dân Pháp ở Việt Nam (1858-1896); lần thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và làm giàu cho chính quốc bằng cách vơ vét sức người sức của, đặc biệt là các nguyên liệu quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp Pháp.

13 tháng 1 2022

khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp ở Việt Nam là tăng cường đầu tư thu lãi cao

 

+ Diễn ra rất nhanh, có điểm mới là: tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật , mở rộng sản xuất để kiếm lời .

+ Hạn chế công nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp nặng, nhằm cột chặt kinh tế Đông Dương vào kinh tế Pháp, biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của Pháp.

+ Kinh tế VN phát triển thêm một bứơc nhưng vẫn bị kềm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

 
4 tháng 6 2021

Theo em những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là *
ngành giao thông vận tải được đầu tư nhiều nhất.
lĩnh vực khai mỏ được đầu tư nhiều nhất.
đầu tư với quy mô lớn, tốc độ nhanh.
nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước.

4 tháng 6 2021

 

Theo em những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là *
ngành giao thông vận tải được đầu tư nhiều nhất.
lĩnh vực khai mỏ được đầu tư nhiều nhất.
đầu tư với quy mô lớn, tốc độ nhanh.
nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước.

 

27 tháng 8 2017

Đáp án: C

Giải thích:

Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Do nền kinh tế Việt Nam chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc và sử dụng những mặt hàng nhập khẩu từ Pháp.