K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm:

- Văn phong: Thể hiện cái tôi uyên bác, tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Cảm hứng thẩm mĩ: Thể hiện tình yêu, niềm tự hào, ca ngợi vẻ đẹp đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Cảm hứng chủ đạo: Đề cao lí tưởng và chí khí anh hùng của đấng nam nhi: hết lòng giúp nước, giúp đời, để lại sự nghiệp lừng lẫy và tấm lòng son lưu vào sử sách.

- Tác dụng của cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu trong việc thể hiện cảm hứng là:

+ Hình ảnh kì vĩ lớn lao góp phần thể hiện sự lớn lao của lí tưởng khát vọng anh hùng.

+ Từ ngữ, câu thơ cổ kính, trang trọng cho thấy quan niệm anh hùng của chủ thể trữ tình là sự phát huy truyền thống , đã trở thành lẽ sống, cảm hứng chung của bao thế hệ.

+ Nhịp thơ linh hoạt, khỏe khoắn: câu thơ co duỗi phóng túng, nhịp nhàng cùng với cách ngắt nhịp linh hoạt, khỏe khoắn, cách gieo vần liền luân phiên theo từng cặp rất đặc biệt của thể hát nói (vay- tây; bể - nghệ,…) giúp làm nên âm điệu hào hùng của một bài ca biểu dương lẽ sống cao đẹp.

→ Tất cả các yếu tố trên góp phần thể hiện một tiếng nói, một giọng điệu tự tin, kiêu hãnh, hảo sảng… của một chủ thể trữ tình nhân danh đấng làm trai, luôn đầy ắp hùng tâm tráng trí. Đó là yếu tố làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của cảm hứng chủ đạo, chủ đề và hình tượng nghệ thuật trong bài thơ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Các động từ được sử dụng: đánh, đốt, chém, đạp, lướt, xô, xông, đâm, hè, ó,...

- Nhận xét: Đây đều là các động từ đơn âm tiết, nét nghĩa cụ thể, dứt khoát, mạnh mẽ; lại là những từ thuần Việt, thể hiện rõ tính tương phản với điều kiện thiếu thốn, trang bị thô sơ và lực lượng ít ỏi nên có giá trị biểu cảm trực tiếp, gây xúc cảm mạnh trong lòng người đọc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ bằng câu hỏi tu từ như để thỏa mãn những thắc mắc của mình về mảnh đất và con người nơi ấy, đồng thời qua đó gửi gắm tình cảm của mình vào trong với ngôn từ mang đậm chất tản văn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Tú Uyên đang đi du ngoạn, bỗng gặp một cô gái như từ trong tranh bước ra. Nhưng khi đến đình Quảng Vân, người con gái đẹp ấy biến mất, làm cho Tú Uyên ôm mộng nhớ nhung.

Trong một lần tình cờ, Tú Uyên đã mua được bức tranh đẹp, người trong bức tranh đó y như người mà chàng ngày đêm mong ngóng. Chàng ngày đêm tương tư, đối xử với bức tranh như người thật.

Một hôm, Tú Uyên đi học về thì thấy giường chiếu đã sắp xếp gọn gàng, cơm nước đủ đầy. Sự việc kì lạ ấy đã diễn ra khoảng nửa tháng làm cho chàng dấy lên sự nghi ngờ. Để làm rõ chuyện này, chàng đã giả vờ đi học rồi nửa đường quay lại, nấp ngoài cửa sổ để xem ai đã làm những việc đó. Lúc đó, chàng đã thấy người đẹp từ trong tranh bước ra, dọn dẹp nhà cửa và làm mâm cơm đó. Không thể chờ đợi nổi, chàng đã xô cửa bước vào, giữ tay nàng và không cho nàng trở lại vào tranh.

Nàng tự giới thiệu mình là Giáng Kiều, có duyên nợ từ kiếp trước nên đã xuống trần gian đi theo tiếng gọi của con tim. Từ đó, Tú Uyên và Giáng Kiều sống hạnh phúc bên nhau. Thế nhưng, ba năm sau, Tú Uyên dần quên lãng chuyện đèn sách, chìm đắm rượu chè, dù vợ đã hết lời khuyên can. Lực bất tòng tâm, Tú Uyên không nghe lời, nhân lúc chàng ngủ, Giáng Kiều đã bay về trời.

Khi thức dậy, Tú Uyên hối hận đến không ăn không ngủ, rồi suy nghĩ tự tử hiện lên trong đầu chàng. Chàng vừa vắt khăn lên xà thì Giáng Kiều hiện lên, tha thứ cho chàng sau lời thề không bao giờ tái phạm lỗi lầm này. Thế là hai người lại trở lại bên nhau, có một đứa con trai thông minh. Không lâu sau đó, có hai con hạc đậu ngoài sân, hai vợ chồng liền dặn con ở lại rồi cùng cưỡi hạc bay về trời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Nhận xét sự khác biệt

- Đoạn trích: Được thể hiện bằng thơ lục bát, thể hiện tình cảm của Tú Uyên và Giáng Kiều một cách sâu sắc, ngôn ngữ giản dị.

- Đoạn diễn xuôi: Tuy đầy đủ nội dung nhưng không thể hiện được hết cảm xúc của nhân vật.

15 tháng 10 2021

minh nguyet CTV

15 tháng 10 2021

minh nguyet CTV Chị ơi, giúp em với!!!khocroi

9 tháng 12 2019

Cảm hứng lãng mạn có một đoạn hiện thực, đó là đoạn:

Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó

...

Biết làm có được mà dám theo

- Bẩm với trời về cảnh nghèo khó, vất vả của nghề viết văn dưới hạ giới

- Ý nghĩa đoạn thơ:

+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời của tác giả, nhiều nhà văn khác

+ Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, khiến người đọc xót xa, ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của lớp nhà văn trong chế độ cũ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Ngôn ngữ hát nói được tác giả sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của Nguyễn Công Trứ. Đó là giọng điệu của một người khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do, được thể hiện cá tính của mình.

- Ông đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, dám sống đúng với bản chất của mình. Giọng điệu hào hứng, vui tươi thể hiện một cuộc sống phóng khoáng, thoải mái. Nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ khảng khái, cương quyết, dứt khoát, tràn trề sức sống nhưng vẫn mang đậm tư tưởng, tinh thần trung quân ái quốc của một vị quan mẫu mực.

7 tháng 12 2017

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:

"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

....

Biết làm có được mà giám theo."

- Trong đoạn thơ này tác giả đã đề cập đến cuộc sống hiện thực của mình: "thước đất cũng không có", "văn chương hạ giới rẻ như bèo", ...cuộc sống của thi sĩ thực nghèo khó, đến tấc đất cũng không có. Thi sĩ chỉ có "một bụng văn" tuy nhiên lại rẻ như bèo nên làm quanh năm cũng không đủ tiêu, lại bị o ép đủ điều. Cuộc sống của thi sĩ thật khó khăn, nghèo túng.
- Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".