K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2019

Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người.

Đáp án cần chọn là: A

8 tháng 12 2017

không  biết 

8 tháng 12 2017

mk mới học lp 6 nên chưa biết đâu

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

19 tháng 5 2021

Thamkhao

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Giới thiệu chung vài nét về đề tài tình cảm gia đình và sự khám phá thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong các tác phẩm văn học: đó là tình cảm của những thành viên, thế hệ trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh em dành cho nhau); tình cảm của sự sinh thành, nuôi dưỡng, chở che, đùm bọc và tấm lòng ứng xử của những con người trong gia đình với nhau; vẻ đẹp tình cảm gia đình được các nhà văn, nhà thơ khám phá và thể hiện vừa có nét gần gũi vừa khác biệt; tình cảm gia đình lại được hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước…

3. Phân tích sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 2 bài thơ :

3.1. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

- Vẻ đẹp tình bà cháu
+ Khám phá về tình bà cháu : tình yêu bà dành cho cháu - tình cảm hết sức bình dị và thiêng liêng, một cuộc đời vất vả, tần tảo, giàu đức hy sinh vì con cháu, trải qua bao khó khăn nhưng ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin hy vọng bà luôn nhen nhóm trong người cháu thân yêu; là vẻ đẹp của tình cảm người cháu dành cho bà qua sự hồi tưởng được thể hiện trong thi phẩm…
+ Cách thể hiện trong tác phẩm : nhà thơ Bằng Việt đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, sáng tạo hình ảnh, giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.

3.2. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con của Y Phương :

- Vẻ đẹp tình cha con
+ Khám phá về tình cha con : tình yêu người cha dành cho con được thể hiện qua lời dặn dò, nhắc nhở về nguồn cội sinh dưỡng, cho con thấy được sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và những truyền thống tốt đẹp của quê hương; Là tình yêu của người người cha muốn thắp sáng ý chí, nghị lực và niềm tin cho con mình trong cuộc sống…
+ Cách thể hiện trong tác phẩm : nhà thơ Y Phương đã lựa chọn hình thức mượn lời, ngôn ngữ tự nhiên mộc mạc thể hiện cách nghĩ và diễn đạt của người dân miền núi, dẫn dắt tự nhiên hợp lí…

4. So sánh, đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề

4.1. So sánh
- Những nét giống nhau trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm : tình yêu thương của sự chăm sóc, ân cần dạy dỗ, tấm lòng vị tha, đức hy sinh một đời vì cháu, con, một tình cảm mang tính phổ quát; tình cảm ấy lại tìm tìm đến với một thể loại thơ trữ tình để phù hợp trong việc bày tỏ cảm xúc, thể hiện chất suy tưởng, triết lí sâu sắc...
- Những nét riêng trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm: hoàn cảnh, tình cảm, xuất phát từ mối quan hệ, tình cảm bà - cháu, mẹ-con, cha-con..., và nét riêng trong hình thức thể hiện...

4.2. Đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề:

- Tình cảm gia đình là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá của mỗi con người, mỗi nhà thơ bằng sự khám phá và thể hiện của mình đã đem đến cho văn học những tác phẩm giàu giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục và lay thức tình cảm tốt đẹp của con người

- Vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong hai tác phẩm như những nét vẽ góp phần hoàn thiện bức chân dung gia đình của mỗi con người. Tình cảm ấy lại được hoà quyện thống nhất, gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước. Đây cũng là một mạch nguồn tình cảm được lưu chuyển qua dòng chảy truyền thống của thơ ca dân tộc nhưng luôn có những khám phá, phát hiện và cách thể hiện theo những nét riêng, một đặc trưng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.

28 tháng 5 2017

Qua lời nói chuyện với đứa con, người cha thể hiện tình cảm, suy nghĩ với quê hương, dân tộc

- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gọi lên qua những hình ảnh đẹp:

     + Đan lờ: dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi

     + Cuộc sống hòa với niềm vui

     + Rừng núi quê hương thật mơ mộng và nghĩa tình, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống

     + Người cha muốn cho đứa con biết quê hương là vùng quê giàu truyền thống văn hóa, nghĩa tình

     + Người cha tự hào nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt, về truyền thống cao đẹp của quê hương

     + Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình: chăm chỉ, kiên cường, giản dị…

→ Người cha thể hiện tình yêu và niềm tự hào của mình với quê hương, người đồng mình

8 tháng 4 2021

1.     Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi cảm, bộc lộ trực tiếp tình cảm thương nhớ của người cháu đối với bà. Hai từ “nắng mưa” diễn tả cuộc đời bà long đong, lận đận, vất vả, tần tảo, giàu đức hi sinh. Bà đã nuôi cháu trải qua bao năm tháng đói mòn, những năm chiến tranh gian khổ để cháu lớn khôn, trưởng thành và luôn truyền cho cháu niềm tin, sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Câu thơ không chỉ gợi tình cảm nhớ thương, kính trọng bà mà còn gợi cho người đọc về hình ảnh người bà, người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu đức hi sinh.

2.     Những bài thơ viết về tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước:

+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).

+ Nói với con (Y Phương).

11 tháng 5 2021

1. Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi cảm, bộc lộ trực tiếp tình cảm thương nhớ của người cháu đối với bà. Hai từ “nắng mưa” diễn tả cuộc đời bà long đong, lận đận, vất vả, tần tảo, giàu đức hi sinh. Bà đã nuôi cháu trải qua bao năm tháng đói mòn, những năm chiến tranh gian khổ để cháu lớn khôn, trưởng thành và luôn truyền cho cháu niềm tin, sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Câu thơ không chỉ gợi tình cảm nhớ thương, kính trọng bà mà còn gợi cho người đọc về hình ảnh người bà, người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu đức hi sinh.

2. Những bài thơ viết về tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước:

+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).

+ Nói với con (Y Phương).

18 tháng 4 2019

Tình cảm bà cháu trong bài cảm thiêng liêng, cảm động:

- Người bà dành tất cả tình yêu thương, sự chăm sóc cho người cháu

- Tuổi thơ của cháu gắn liền với bếp lửa và đặc biệt được bà nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ

- Càng lớn, cháu càng thấu hiểu nỗi vất vả, khó nhọc của bà

Tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với người bà cũng chính là lòng biết ơn đối với gia đình, đất nước

31 tháng 5 2018

Hai bài thơ: " Khúc hát ru" và " Con cò" đều đề cặp đến tình mẹ con: ca ngợi tình mẫu tử, thông qua điệu hát ru, mỗi bài thơ lại có nội dung độc đáo riêng

   + "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" : Tình mẫu tử gắn liền với tình yêu đất nước, dân tộc

   + "Con cò" : khai thác và phát triển hình tượng con cò trong ca dao, dân ca để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, sự trở che của người mẹ đối với con

   + Hai bài thơ trên với bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go: cuộc trò chuyện cùng mây và sóng, thể hiện được sự ngây thơ, hồn nhiên và tình yêu thương mẹ thắm thiết.

5 tháng 5 2017

●   Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc

●   Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời của mỗi con người.

12 tháng 11 2018

Đoạn thơ là những suy ngẫm và tình cảm chân thành của nhà thơ với người bà vô cùng yêu thương và kính trọng. Tác giả thấu hiểu nỗi vất vả và sự “lận đận” của bà, cuộc đời bà trải qua nhiều gian truân, vất vả, nhiều khó khăn tưởng không bao giờ dứt. Nhưng bà luôn là hình ảnh mẫu mực về người phụ nữ Việt Nam can trường, giàu đức hi sinh dù gian truân vất vả vẫn sáng lên tình yêu thương. Tất cả được thể hiện qua động từ “nhóm” được lặp đi lặp lại tới bốn lần với những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nó dần bồi lên những nét kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa chính là sự yêu thương, bền bỉ của bà. Bà trong tâm trí tác giả vừa là người thắp lửa lại là người giữ lửa tới thế hệ mai sau. Bà khơi dậy trong tâm hồn người cháu tình những tình cảm tốt đẹp, giúp cháu có tuổi thơ ấm áp tình người và nhiều kí ức đẹp. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà vì vậy dù có đi xa tới đâu người cháu luôn nhớ về bà, nhớ về nguồn cội từ những điều bình dị nhỏ bé nhất – bếp lửa.