K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2019

Câu hỏi của Khanh Tay Mon - Ngữ Văn lớp 8 - Học toán với OnlineMath

29 tháng 10 2017

Chọn đáp án: A

28 tháng 3 2017

Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:

    + Phần 1: Ý nghĩa của sự tự do chủ động, thoát khỏi những ràng buộc của đi bộ ngao du.

    + Phần 2: Bằng hình thức đi bộ ngao du người ta có thể tùy thích lựa chọn, thu lượm kiến thức mình quan tâm.

    + Phần 3: Đi bộ ngao du là hình thức giúp con người ta khỏe mạnh cả vật chất lẫn tinh thần.

12 tháng 5 2018

1 ,

G. Ru-xô (1712 – 1788) là nhà triết học lớn của nước Pháp ở Thế kỉ Ánh sáng (thế kỉ XVIII). Năm 14 tuổi học nghề thợ chạm, rồi sống lang thang, làm đủ các nghề như dạy nhạc, làm đầy tớ, làm gia sư… Nhờ thông minh, biết tự học và sáng tạo, ông đã trở thành nổi tiếng với 10 tác phẩm gồm nhạc, kịch, tiểu thuyết, luận văn, triết học, tiêu biểu nhất là hai tác phẩm Khế ước xã hội và Ê-min hay Về giáo dục.

Tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục được Ru-xô viết vào năm 1762, là đỉnh cao triết học của ông, gồm có năm cuốn. Ê-min là một nhân vật tượng trưng, được nuôi dưỡng từ thơ bé trong cuộc sống tự nhiên, trong môi trường dân chủ và tự do mà trí tuệ, nhân cách và thể lực ngày một phát triển tốt đẹp.

Trích đoạn Đi bộ ngao du gồm có ba đoạn văn: mỗi đoạn văn là một luận điểm: Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do; Đi bộ ngao du rất có ích vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên bao la; Đi bộ ngao du rất thú vị.

Thứ nhất, Ru-xô khẳng định: Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do.

Tác giả kể chuyện bằng ngôi thứ nhất và lấy những kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du để thuyết phục mọi người: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay… một dòng sông…; một khu rừng rậm; một hang động…; một mỏ đá… các khoáng sản… Xem tất cả những gì con người có thể xem…; chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ… Ta làm chủ ý thích, làm chủ hành động, làm chủ bản thân, không phụ thuộc vào ai.

Khi quả quyết rằng: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ, tác giả khẳng định mình là người ưa thích ngao du bằng đi bộ và muốn mọi người cũng nên thích đi bộ ngao du như mình. Các cụm từ ta ưa đi, ta thích dừng, ta muốn hoạt động, tôi hưởng thụ xuất hiện liên tục để nhấn mạnh cảm giác tự do cá nhân; từ đó tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào lợi ích to lớn của việc đi bộ ngao du. Đó là cách tốt nhất để con người hòa hợp với thiên nhiên tuyệt mĩ.

Căn cứ vào lời lẽ phân tích, giảng giải của vị gia sư cho cậu bé Ê-min thì đi bộ ngao du quả là thú vị nhất trần đời, vì nó đem lại cho con người cảm giác sảng khoái của tự do tuyệt đối. Mà trên đời, còn gì sung sướng hơn được tự do? Ta là chủ bản thân ta, không bị lệ thuộc hay chi phối bởi bất cứ ai, bất cứ điều gì. Nhờ vậy mà ta thỏa mãn được những nhu cầu đặt ra trước chuyến đi.

Ở Pháp và Tây Âu trong thế kỉ XVIII, đi ngựa là sang trọng, văn minh. Nhưng Ru-xô đã so sánh và khẳng định: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa. Đi bộ ngao du rất thoải mái và chủ động: có thể đi hay dừng, có thể quay phải, quay trái, quan sát khắp nơi, xem xét tất cả tùy thích. Có thể đến với bao cảnh đẹp, cảnh lạ đó đây: một dòng sông, một khu rừng rậm, một hang động, một mô đá… Đến đâu ưa thích thì ta lưu lại đấy, lúc nào thấy chán thì đi. Đi bộ ngao du rất tự do, ta chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm, có thể đi theo những con đường mà ta thích, gặp thời tiết xấu thì ta đi ngựa, chẳng hềvội vã… E-min to khỏe, không mệt mỏi, em tìm được nhiều thú để giải trí, để làm việc, để vận động chần tay.

Đối với Ru-xô, tự do là mục tiêu quan trong hàng đầu. Ông luôn khao khát tự do. Ông cảm thấy tự do quý giá như thế nào từ lúc còn nhỏ tuổi bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn như làm đầy tớ, làm gia sự, dạy âm nhạc,… Suốt đời ông đấu tranh cho tự do, chống lại chế độ phong kiến.

Tiếp theo, Ru-xô khẳng định: Đi bộ ngao du rất có ích. Đó chính là thông qua việc đi bộ thì ta có thể có cơ hội để trau dồi những vốn tri thức vốn vô hạn. Nhà văn nêu ra những dẫn chứng cụ thể, đó là những tấm gương của việc đi bộ ngao du như: Ta – lét, Pla- tông và Pi- ta- go. Họ đều là những nhà toán học, nhà triết học nổi tiếng của thế giới. Thông qua việc đi bộ, họ phát hiện ra nhiều điều lí thú, tiền đề cho những phát minh, những quan điểm vĩ đại. Đi bộ ngao du, vừa là để du ngoạn, thưởng thức cảnh sắc của tự nhiên mà thông qua vùng đất mình đi qua, ta có thể có thêm cho mình những kinh nghiệm, học hỏi thêm được nhiều thứ lí thú, có ích phù hợp với những vấn đề mà mình quan tâm. Đó là, bạn có thể xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất, tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng tạo ra chúng, sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên… Phòng sưu tập của Ê-min có được qua việc đi bộ ngao du phong phú và đa dạng hơn phòng sưu tập của các vua chúa, hơn cả của phòng sưu tập của Đô-băng-tông – một nhà tự nhiên học nổi tiếng của Pháp. Với phòng sưu tập của mình, E-min hiểu rõ chúng, “mỗi vật đều ở đúng vị trí của nó” và qua việc đi bộ, em hiểu rõ về tự nhiên hơn hết tất cả những nhà sưu tập phòng khách. Như vậy, ở đây Ru-xô khuyến khích việc đi bộ để học hỏi được những kiến thực thực tế từ cuộc sống thay vì học những kiến thức lí thuyết trên sách vở.

Ru-xô là người thuở nhỏ hầu như không được học hành. Thời thơ ấu, ông chỉ được đi học vài năm, từ năm 12 đến năm 14 tuổi, sau đó tìm cuộc sống tự do, lang thang nhiều nơi. Vì vậy, ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức, không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên, được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du.

Cuối cùng: đi bộ giúp con người rèn luyện sức khỏe và có tinh thần sảng khoái. Đây là đoạn văn tác giả viết ngắn gọn, dùng phương pháp so sánh: Tôi thường thấy những kẻ ngồi xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng ,buồn bã,cáu kỉnh hoặc đau khổ ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. biện pháp so sánh này đã chỉ ra mặt tích cực, thực tế nếu dùng phương tiện đi bộ. Con người không mong muốn gì hơn khi việc họ làm lại mang đến sự thoải mái và kết quả đạt được lại là sự hài lòng. Đi bộ là việc mọi người bình thường đều có thể làm nhưng lợi ích lại vô cùng to lớn như vậy. Hơn những thế, người ta có tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng lại không thể mua được sức khoẻ, thì đi bộ lại đem đến một sức khỏe dẻo dai mà tiền bạc không mua được: “Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ”. Kết luận tác giả đưa ra “khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ” rất tập trung và giản dị thôi thúc mọi người: không thể không đi bộ ngao du.

Ngày nay, tuy phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, thế nhưng, chúng ta đừng vì thế mà phụ thuộc vào nó. Những lúc cần nhanh, bạn có thể đi xe máy, ô tô,… nhưng những lúc cần thiết chúng ta nên rèn luyện sức khỏe bằng việc đi bộ. Vì như Ru-xô đã khẳng định, đi bộ có rất nhiều lợi ích to lớn. Bạn hãy lập thời gian biểu đi bộ hàng tuần để nâng cao thể chất, bồi dưỡng tâm hồn, hãy tập sống một cách lành mạnh như Ru-xô, bạn nhé ! 2;

Ai-ma-tốp sinh năm 1928, trong một gia đình viên chức ở nước cộng hoà cư-rư-gư-xtan (hay còn gọi là Kir-ghi-zi) ở vùng Trung Á (thuộc Liên Xô cũ). Năm 1953, Ai-ma-tốp tốt nghiệp Đại học nông nghiệp, trở thành kĩ sư chăn nuôi. Mấy năm sau, ông học sáng tác rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn. Tập Núi đồi và thảo nguyên của Ai-ma-tốp đã được trao tặng Giải thưởng Lê-nin, một giải thưởng cao quý của Liên bang Xô viết. Tác phẩm này gồm ba truyện vừa: Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà. Ngoài ra, Ai-ma-tốp còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1966). Con tàu trắng (1970), Một ngày dài hơn thế (1980)… Tên tuổi nhà văn Ai-ma-tốp đã trở nên quen thuộc với bạn đọc trên toàn thố giới.
Hai cây phong là đoạn trích từ mấy trang đầu của truyện Người thầy đầu tiên.

Bối cảnh của truyện là làng Ku-ku-rêu ở một vùng núi hẻo lánh, nghèo nàn, lạc hậu vào thời kì đầu thế kỉ hai mươi. Thời đó, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường và trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai đã mất cả cha lẫn mẹ, phải sống nhờ gia đình chú thím. Cô phải làm việc quần quật suốt ngày và chịu sự giám sát hà khắc của bà thím dâu đáo để, độc ác. Thầy giáo trẻ Đuy-sen được Đoàn thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường xoá mù chữ đã hết lòng giúp đỡ để An-tư-nai được đi học. Bà thím tham tiền ép gả cô bé làm vợ lẽ một gã đàn ông khá giả trong vùng. Một lần nữa, cô bé lại được thầy Đuy-sen giải thoát và gửi lên tỉnh học, rồi tiếp tục học đại học ở Mát-xcơ-va. Sau này, cô trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Cồn thầy Đuy-sen lúc về già làm nghề đưa thư.

Đoạn trích Hai cây phong là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ và là kí ức sâu sắc của tuổi thơ hiện lên qua dòng hồi tưởng tràn đầy cảm xúc yêu thương. Thông qua việc miêu tả vẻ đẹp của hai cây phong, tác giả ca ngợi quê hương yêu dấu, nơi đã khắc sâu bao kỉ niệm buồn vui và hun đúc trong tâm hồn thơ dại những ước mơ, khát khao cháy bỏng. Đây là câu chuyện của một người xa quê kể về nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng tình cảm gắn bó tha thiết, thiêng liêng. Mở đầu đoạn văn, tác giả giới thiệu vị trí của làng mình trên thảo nguyên bao la:Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía Tây.

Khung cảnh trữ tình này vừa là phông nền làm nổi bật hình ảnh hai cây phong, vừa là nguồn cảm hứng bất tận của tác giả: Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi… Cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy. Tâm trạng này của tác giả giống như tâm trạng của người đi xa, nóng lòng muốn gặp lại người thân sau bao ngày cách biệt. Dẫu chưa nhìn thấy cây nhưng hình ảnh thân thuộc của chúng đã hiện rõ trong tâm tưởng: Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lức nào cũng nhìn rõ. Hình ảnh của hai cây phong được coi là dấu ấn của làng đã in sâu trong trái tim, khối óc và trở thành một phần máu thịt của người đi xa :
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Tình yêu tha thiết dành cho hai cây phong tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn đã mang lại cho hai cây phong đời sống tâm hồn phong phú như con người. Đây là bức tranh được vẽ bằng thứ ngôn ngữ đầy tính tạo hình của hội họa và tính trữ tình của thơ, của nhạc: Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tởi đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoảng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tia trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Hai cây phong được quan sát, miêu tả tỉ mỉ, sinh động bằng đôi mắt họa sĩ, đôi tai nhạc sĩ và trái tim của nhà thơ. Bên cạnh bức tranh bằng ngôn từ là một bản giao hưởng của âm thanh với đủ cung bậc buồn vui. Người viết đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc say mê, nồng nhiệt của mình vào việc thể hiện vẻ đẹp lạ thường của hai cây phong. Có khi chúng thì thầm thiết tha nồng nàn, có khi chúng bỗng im bặt một thoáng, rồi khấp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Được nhân cách hóa cao độ nên hai cây phong có tiếng nói và tâm hồn đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người. Âm thanh huyền ảo phát ra từ hai cây phong làm say đắm tuổi thơ sau này đã được nhà văn khám phá ra nhờ những hiểu biết khoa học:
Về sau, khi nhiều năm đã trôi qua, tôi mới hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp tại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón tấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua. Dấu ấn và kỉ niệm về hai cây phong vẫn còn nguyên vẹn sau ngần ấy thời gian bởi vì hai cây phong gắn bó thân thiết với tuổi học trò. Tác giả kể rằng : Việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tồi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay. Và cho đến tận ngày nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thân xanh… Hai cây phong đẹp như những cây thần trong cổ tích, vẻ đẹp kì diệu của chúng sẽ mãi mãi in sâu trong tâm khảm nhà văn, bất chấp quy luật thay đổi của thiên nhiên, của lòng người bởi vì nó được nhìn qua đôi mắt trẻ thơ chan chứa tình yêu nồng nàn, sâu đậm đối với những gì thân thuộc nhất của quê hương. Theo dòng hồi tưởng miên man, kỉ niệm gắn liền với hai cây phong dần dần hiện lên rõ ràng, tươi mới như vừa xảy ra hôm qua. Những lúc được vui chơi cùng cây là những khoảnh khắc vui sướng, hạnh phúc của tuổi thơ: Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân đất, cõng kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim. Hàng đàn chim hoảng hốt kêu lên, chao đi chao lại trên đầu. Nhưng chúng tôi vẫn chưa coi vào đâu, đến đây đã thấm gì! Chúng tôi cứ leo lên cao nữa, cao nữa – nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai! Và từ trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Tưởng chừng như cảm giác háo hức, hiếu kì của cậu bé mười mấy tuổi năm nào khi trèo lên ngọn cây, phóng tầm mắt về phía chân trời và lắng tai nghe tiếng gió ảo huyền thì thầm trò chuyện với lá phong giờ đây vẫn còn nóng hổi trong tâm hồn người họa sĩ: Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt. Mỗi đứa chúng tôi đều nín thở ngồi lặng đi trên một cành cây và quên mất cả chim lẫn tổ chim. Chuồng ngựa của nông trang mà chúng tôi vẫn coi là tòa nhà rộng lớn nhất trên thế gian, ngồi đây chúng tôi thấy chỉ như một căn nhà xép bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục. Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh. Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? Hình ảnh hai cây phong gợi lại những ki niệm khó quên về thời niên thiếu tinh nghịch, hồn nhiên, trong sáng. Nó nâng cao và mở rộng tầm mắt, đồng thời thổi bùng lên ngọn lửa khát khao hiểu biết trong lòng nhà văn về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia… Kết thúc đoạn văn, tác giả đặt ra câu hỏi ai đã trồng hai cây phong và đặt tên cho quả đồi: Thuở ấy, chỉ có một điều tồi chưa hề nghĩ đến ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này ? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói, những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này? Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là “Trường Đuy-sen”. Cuối tác phẩm, tác giả đã giải thích nguồn gốc của hai cây phong bằng một câu chuyện cảm động gắn liền với tình thầy trò thắm thiết. Cách đây bốn mươi năm, chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi này và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non hi vọng của mình vào những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ trở thành những người hữu ích. Thầy Đuy-sen đã gieo những hạt giống ước mơ vào tâm hồn non trẻ. Hai cây phong đầu làng qua bao năm tháng đã thầm lặng góp phần cùng người thầy đầu tiên biến ước mơ thành hiện thực. Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.

3;

  • Mở bài:

Sách là một dụng cụ không thể thiếu đối với học sinh và thầy cô giáo khi đến trường. Quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Nó là một công cụ học tập, một sợi dây kết nối giữa học sinh và giáo viên, học sinh và tác phẩm,…

  • Thân bài:
Nguồn gốc sách Ngữ văn lớp 8, tập 1:

Không như các đồ vật khác, quyển sách Ngữ Văn 8 , Tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành hàng năm dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách được tái bản nhiều lần mỗi năm. Sách được sử dụng để giảng dạy và học tập trong học kì 1, lớp 8. Trong lịch sử, sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 được biên soạn nhiều lần, có bổ sung sửa đổi cho phù hợp với từng thời đại.

Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Quyển sách ra đời là kết quả nghiên cứu mệt mài của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong chuyên ngành và sự góp sức của các thầy giáo có kinh nghiệm trong cả nước. Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục đảm nhận. Sắp tới, năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự định sẽ thay đổi toàn bộ sách giáo khoa hiện hành. Nghĩa là chúng ta sẽ có một quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1 hoàn toàn mới. Do nhiều lí do khách quan, kế hoạch đổi sách giáo khoa bị hoãn lại.

Đặc điểm hình thức quyển Ngữ văn lớp 8, tập 1:

Quyển sách hiện có gồm 176 trang. Bìa sách mềm không viền. Sách được in theo khổ giấy 17 x 24 cm, độ dày gáy 0.5cm. Bên trong sách được in với loại giấy nâu xậm không phản quang rất thân thiện. Phần bên trong gồm nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa. Các tranh ảnh đều in trắng đen, chủ yếu là các hình vẽ minh họa.

Bìa trước là dòng chữ: Ngữ Văn 8, tập 1. Chữ được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa hồng phấn. Sự lựa chọn màu sắc tinh tế. Đây là màu yêu thích của các học sinh đang ở lứa tuổi thích khám phá, giàu mơ mộng.

Từ phía góc dưới đến giữa quyển sách là khóm hoa vàng lá màu xanh dương tạo nên nét hài hòa thật bắt mắt. Đầu trang bìa là dòng chữ: Bộ giáo dục và Đào tạo. Logo Nhà xuất bản Giáo dục đặt ở phía bên phải cuối bìa. Thật tinh tế khi các nhà thiết kế chọn màu hồng phấn làm nền cho bìa. Nó rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 8 đang độ mộng mơ, hồn nhiên và vô cùng nhạy cảm với thế giới xung quanh.

Bìa sau của sách có nền màu trắng. Hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình Huân chương Hồ Chí MinhVương miệng kim cương chất lượng quốc tế, biểu tượng cho tinh thần cao quý và chất lượng của quyển sách. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu hồng phấn như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),…, Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8…).

Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá bán. Góc bên trái là mã vạch sản phẩm để kiểm định sản phẩm. Hình thức trang bìa trang nhã, bố cục cân xứng, hài hòa, màu sắc bắt mắt chính là điểm nhấn nổi bậc của quyển sách này. Quyển sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, tập 1 thật sự phù hợp với học sinh lớp 8.

Cấu tạo nội dung quyển Ngữ văn lớp 8, tập 1:

Sách có cấu tạo ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và làm văn. Ngoài ra còn có phần giới thiệu chương trình và phần lí luận văn học.

* Phần văn bản: Gồm các văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, văn bản văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng:

Văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 gồm các phẩm: “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng), “Lão Hạc” (trích “Lão Hạc”– Nam Cao), “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu), “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Chu Trinh), “Muốn làm thằng cuội” (Tản Đà), “Hai chữ nước nhà” (Trần Tuấn khải).

Tác phẩm văn học Việt Nam có vai trò bồi dưỡng tình yêu con người, tình yêu cuộc sống, nâng cao tinh thần yêu nước cho mỗi học sinh. Đồng thời, mỗi văn bản là một bài ca đầy rung cảm của con người trước những biến động đổi thay của cuộc đời, gây cho ta niềm cảm thông sâu sắc.

Phần văn bản văn học nước ngoài bao gồm các tác phẩm xuất sắc của các nhà văn nổi tiếng thế giới: “Cô bé bán diêm” ( Andecxen), “Đánh nhau với cối xay gió” ( trích Đôn-ki-hô-tê) – Xecvantec, “Chiếc lá cuối cùng” (Trích) – O.Henri, “Hai cây phong” (trích “Người thầy đầu tiên”) – Ai-ma-tốp.

Đây là những tác phẩm được các nhà biên soạn cân nhắc và lựa chọn kĩ càng. Nội dung phù hợp với nhận thức học sinh lớp 8. Mỗi văn bản là một mảng màu về cuộc sống khắp nơi trên thế giới. Thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật giúp học sinh thêm thấu hiểu, cảm thông và biết trân trọng giá trị con người. Từ đó tìm thấy tiếng nói chung trong hành trình đấu tranh bảo vệ quyền sống của con người trên khắp thế giới.

Phần văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gần gũi, nóng bỏng trong cuộc sống hiện nay: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số. Văn bản nhật dụng giúp học sinh nhân thức rõ ràng và sâu sắc các vấn đề đang xảy ra xung quanh ta. Thông điệp ở mỗi văn bản thúc giục con người chung tay hành động bảo vệ cuộc sống.

Nhận xét: Các văn bản văn học là nhưng tác phẩm văn học xuất sắc của Việt Nam và thế giới. Đó là những rung cảm tinh tế trong tâm hồn. Mỗi tác phẩm là tiếng nói đồng cảm đối với những số phận bất hạnh. Đó là nỗi khổ đau cùng cực trong cuộc đời người (Lão Hạc, Trong lòng mẹ,..). Đó là tiếng thét gọi đòi quyền sống của con người trong thời đại tối tăm (Tức nước vỡ bờ, …). Đó là bản cáo trạng tố cáo bộ mặt tàn ác của xã hội bất nhân chà đạp lên quyền sống của con người (Tức nước vỡ bờ,..). Đó là khát vọng vươn lên giành lấy sự sống; là bản trường ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người lương thiện nhưng khổ đau (lão Hạc, Tức nước vỡ bờ,…

Tác phẩm gây cảm động sâu sắc, tác động mãnh liệt vào tâm hồn nhằm khơi dậy lòng trắc ẩn thương người của mỗi học sinh.

Phần Tiếng Việt:

Ở phần Tiếng Việt, học sinh sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ – Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Nói tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,…

Đây là phần tiếp nối chương trình Tiếng Việt ở lớp 7. Với sự phong phú của bài học, cộng với sự biên soạn đơn giản mà sâu sắc, giúp học sinh có thể vận dụng tốt tiếng Việt trong bài viết tập làm văn. Đặc biệt là văn miêu tả và giao tiếp hằng ngày một cách thiết thực và hiệu quả.

Những bài học tiếng Việt khắc sâu kiến thức về Tiếng Việt. Kết hợp với các bài học về dấu câu, biện pháp tu từ sẽ bồi dưỡng và nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh. Thấy được vẻ đẹp của Tiếng Việt, học sinh càng thêm yêu mến tiếng nói dân tộc mình.

Phần Làm văn:

Ở phần này, chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cao trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh.

Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam. Tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Phần làm văn thuyết minh hình thành và rèn luyện học sinh cách thuyết minh một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống theo tri thức khoa học khách quan và chuẩn xác.

Phần tập làm văn giúp học sinh tiếp tục củng cố và rèn luyện năng lực viết văn biểu cảm.Học sinh biết thể hiện tình cảm, cảm xúc, tình yêu mến của mình trước cuộc sống bằng những câu văn. Văn biểu cảm phát huy năng lực tưởng tượng và sáng tạo, tái hiện hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ của riêng mình. Kết hợp với tính chuẩn xác của văn thuyết minh tạo cho học sinh khả năng biểu đạt chính xác hơn các vấn đề trong đời sống. Đây chính là bước đệm quan trọng trong hình thành và củng cố năng lực sử dụng ngôn ngữ và thiết lập văn bản cho học sinh, sẵn sàng làm tốt các bài văn nghị luận văn học khi lên lớp 9.

Vai trò, ý nghĩa:

Trước hết, quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 chính là một dụng cụ học tập hiệu quả mà mỗi học sinh lớp 8 đều cần có.

Qua việc lựa chọn tỉ mẫn của các nhà biên soạn, quyển sách giúp học sinh tiếp cận với những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ. Từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật. Đối với người học văn, nó còn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống.

Hơn nữa, sách còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, rèn luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. “Có đam mê đọc sách mới thấy được những giá trị tiềm tàng của sách” “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ”(M.Gorki). Thật vậy, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn còn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi thời đại.

Quyển sách là người thầy, người bạn luôn kề cận với học sinh. Và mỗi khi đến giờ học văn, quyển sách lại được trân trọng đặt lên bàn. Từng bài học đi qua càng làm cho tâm hồn ta thêm yêu cuộc đời, thêm quý trọng tri thức. Nó nhắc nhở ta về bổn phận và trách nhiệm cao cả trong cuộc sống này.

Sử dụng và bảo quản sách Ngữ văn lớp 8, tập 1:

Sách chỉ được sử dụng trong hết học kì 1, lớp 8. Sang học kì 2, sẽ có một quyển sách khác thay thế. Khi sử dụng, chúng ta cần bao sách và dán nhãn cẩn thận. Để sách không bị ẩm, rách hãy bao sach bằng bài bóng. Cần bảo quản sách cẩn thận. Không nên gấp sách, vẽ bậy hay xé rách sách. Không được bôi bẩn, làm nhàu nát, cuốn gốc hay xé rách sách. Khi không sử dụng sách nữa hãy cho tặng các em lớp sau. Hoặc quyên góp từ thiện ủng hộ các em nhỏ vùng sâu, vùng xa tiếp tục xử dụng để quyến sách càng thêm giá trị.

Sách được làm từ giấy nên không nên để sách gần lửa, nơi có nguồn nhiệt lớn hay nơi ẩm thấp. Hãy bảo quản sách ở trong cặp. Thường xuyên lau chùi để quyển sách sạch sẽ.

  • Kết bài:

Quyển sách Ngữ Văn 8, tập 1 không thể thiếu trong chương trình lớp 8. Hãy yêu mến sách, hãy trân trọng sách hơn nữa. Bởi trân trọng sách là thể hiện sự trân trọng tri thức và lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ cha anh đã dày công tích lũy tri thức cho chúng ta thừa hưởng hôm nay 4;

Mở bài:

– Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.

– Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thê thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.

Thân bài:

a) Mối quan hệ giữa văn học và tình thương

– Theo Hoài Thanh (ý nghĩa văn chương) thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người…)

– Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người…).

b) Văn học ca ngợi lòng nhân ái

– Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình:

+ Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái.

+ Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ.

+ Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau.

(Dẫn chứng):

+ Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi…

+ Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi…

+ Hai anh em Thành – Thủy trong (Cuộc chia tay của những con búp bê).

– Tình làng nghĩa xóm.

(Dẫn chứng: Ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu…)

– Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò…

(Dẫn chứng: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê…).

c) Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người

– Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.

(Dẫn chứng: Bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).

– Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.

(Dẫn chứng: Vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cô bé bán diêm..).

3. Kết bài:

Liên hệ thực tế và mong ước của em.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết vô đạo". Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hỏng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, nghi thường. Chúa tầm thường, thầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết vô đạo". Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hỏng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, nghi thường. Chúa tầm thường, thầm nịnh hót. Nước mất, nhà tam đều do những điều tệ hại ấy

Câu 1:Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?Viết theo thể gì?Câu 2:Người đường thời gọi Nguyễn Thiếp là gì?Câu 3:Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc họcCâu 4:Nội dung ý nghĩa của câu"Người ta đua nhau lối học hình thức cầu hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương,ngũ thường?Câu 5:Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán?Câu 6:Câu "Ngọc không mài,không thành đồ vật,người không học,không biết rõ đạo"thuộc kiểu câu nào?
1
25 tháng 4 2023

1. Được trích từ văn bản: ''Bàn về phép học'' thể tấu

2. Gọi là: ''La Sơn Phu Tử''

3. Học phải đi đôi với hành. 

4. Tác giả phê phán lối học hình thức, không chịu đào sâu mà chỉ học để lấy lợi lộc

5. ''Không biết đến tam cương, ngũ thường'', ''không biết rõ đạo''

6. Câu nghi vấn

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:      Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:      Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.      Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.      Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua
câu 1 xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

 

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:       Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:       Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.       Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.       Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua. (Theo SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 NXB Giáo dục) Câu 1: Xác định đoạn văn nêu trên được trích trong văn bản (tác phẩm) nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì và đặc điểm chính của thể loại đó (1.5 điểm) Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích (1.0 điểm) Câu 3: Giải thích tại sao người viết lại chọn cách sắp xếp trật tự từ trong phần in đậm như vậy? Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:       Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:       Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.       Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.       Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tớ lòng người. Xin chớ bỏ qua. (Theo SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 NXB Giáo dục) Câu 1: Xác định đoạn văn nêu trên được trích trong văn bản (tác phẩm) nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì và đặc điểm chính của thể loại đó (1.5 điểm) Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích (1.0 điểm) Câu 3: Giải thích tại sao người viết lại chọn cách sắp xếp trật tự từ trong phần in đậm như vậy? Phép dạy, nhất định theo Chu tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.

0