K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi

Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Núi không chỉ là hình ảnh thường được nói đến trong thơ ông mà còn hiện lên như một phần hồn thơ Lò Ngân Sủn. Những bài thơ tiêu biểu của Lò Ngân Sủn như Chiều biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rông,… đều mang âm vọng của núi mênh mang lời của núi. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?

Trước khi trở thành nhà thơ Lò Ngân Sủn đích thực là một “người con của núi”. Ông sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ chú bé Lò Ngân Sủn đã đắm mình trong hơi thở của cỏ cây, hoa lá núi rừng biên cương, đã biết thả hồn cùng vẻ đẹp thanh thoát, hùng vĩ của dốc dựng, thác đổ, suối tuôn… “nơi tận cùng bờ cõi”:

Những đỉnh núi xa

Rừng thông gọi đàn dê hiện gọi mơ núi

Nâng niu hạt mạch

Vùng ta mộc tạm vỡ

Quay mình những vòng đường

(Đỉnh núi xa vùng mãnh liệt)

Khi lớn lên thế giới của cậu bé sinh ra từ Bản Qua không chỉ giới hạn ở bản làng biên giới. Mặt đất và bầu trời đã rộng mở, muôn dặm non sông từ bắc vào nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đầu non đến cuối bể,…đã ùa vào tâm hồn mộc mạc, thiết tha, phóng khoáng của Lò Ngân Sủn. Nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía Bắc của tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ nuôi dưỡng, bồi đắp nên chất hào sảng, trầm hùng và mãnh liệt của thơ ông, mà Chiều biên giới là một ví dụ tiêu biểu:

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta ngọn núi

Như đất trời biên cương

(Chiều biên giới)

Dù có đi khắp mọi nẻo đường, những sườn non dốc núi, những miền thác đổ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất với người con của núi. Dường như đó cũng chính là con đường thơ ca của Lò Ngân Sủn:

Ta đi trên chín khúc Bản Xèo

con đường là cái hạt ta gieo

con đường là cái rễ lan tỏa

dệt nên hoa trái, tiếng chim ca.

(Đi trên chín khúc Bản Xèo)

Núi rừng xứ sở muốn cất tiếng bằng thơ và nhà thơ Lò Ngân Sủn đã phần nào đáp ứng được mong mỏi ấy, bằng tình thương thuần khiết của mình.

Không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương, với “chồi non cỏ biếc”, với “đầu sông đầu suối”, với những “bậc thang mây”,...chắc hẳn không có nhà thơ Lò Ngân Sủn với những câu thơ “vạm vỡ” mà âm vang như “con suối thác đổ”, khiến trái tim của bao độc giả phải bồi hồi.

(Theo Minh khoa, Báo điện tử giáo dục Việt Nam, tháng 12/2020)

Câu 3. Liệt kê những ý kiến mà tác giả đưa ra trong văn bản? Nêu 1 số lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý kiến đó?


tớ đang cần gấp ạ

0
µ ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 03: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn là một người “con của núi”. Chú bé Lò Ngân Sủn sinh ra và lớn lên ở bản Qua, huyện Bát Xát,...
Đọc tiếp

µ ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 03: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?

Trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sủn là một người “con của núi”. Chú bé Lò Ngân Sủn sinh ra và lớn lên ở bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ, chú bé ấy đã lắng nghe từng hơi thở của cỏ cây, hoa lá, của núi rừng biên cương, đã đắm mình trong vẻ đẹp hùng vĩ của sông suối, thác đổ, sườn non… nơi quê hương xứ sở:

Những đỉnh núi xa

Rừng thông gọi đàn dê hiện gọi mơ núi

Nâng niu hạt mạch

Rừng sa mộc vạm vỡ

Quay mình những vòng đường

(Đỉnh núi xa vùng mãnh liệt)

Khi lớn lên, thế giới của cậu bé sinh ra từ bản Qua chắc hẳn không chỉ giới hạn ở bản làng biên giới nữa. Mặt đất và bầu trời đã rộng mở, muôn dặm non sông từ bắc vào nam, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đầu non đến bãi biển… đã ùa vào tâm hồn mộc mạc, thiết tha, phóng khoáng của Lò Ngân Sủn. Nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía Bắc của Tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ nuôi dưỡng, bồi đắp nên chất thơ hào sảng, trầm hùng và mãnh liệt của Chiều biên giới – bài thơ đã được phổ nhạc và trở thành một ca khúc đi cùng năm tháng:

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta ngọn núi

Như đất trời biên cương.

(Chiều biên giới)

Dù có đi khắp mọi nẻo đường, những sườn non, dốc núi, những miền thác đổ réo sôi, vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất với người con của núi. Dường như đó cũng chính là con đường thơ ca của Lò Ngân Sủn:

Ta đi trên chín khúc Bản Xèo

con đường là cái hạt ta gieo

con đường là cái rễ lan tỏa

dệt nên hoa trái, tiếng chim ca

(Đi trên chín khúc Bản Xèo)

Không có tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương, với “chồi non cỏ biếc”, với “đầu sông đầu suối”, với những “bậc thang mây”… chắc hẳn không thể có nhà thơ Lò Ngân Sủn với những câu thơ “vạm vỡ” mà âm vang như “con suối thác đổ”.

(Theo Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi, Minh Khoa, báo giaoduc.net.vn, ngày 12/11/2020)

Câu 1: Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là "người con của núi”?

Câu 2: Xác định câu nêu vấn đề chính trong văn bản.

Câu 3: Những đoạn thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?

GIÚP MÌNH VỚI MÌNH CẦN GẤP

1
24 tháng 11 2021

1. Vì nhà thơ sinh ra ở vùng núi, sống gần cây cỏ, hoa lá, núi rừng biên cương...

2. Câu nêu vấn đề chính: ''Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. ''

3. Cho thấy sự cảm nhận của nhà thơ về núi rừng, tác giả để các đoạn thơ với dụng ý cho người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề đó. 

4 tháng 2 2023

 Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủn khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.

25 tháng 12 2023

a. Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủn khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.

b. Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?

c. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò minh họa rõ nét thể hiện chủ đề chính được nói đên trong bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn thật sự là “người con của núi”.

d. Câu cuối cùng của bài viết tạo nên sự liên kết và giải thích lý do cho những câu mở đầu.

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:          "Những dải mây như khói bay là là trên đỉnh núi, khiến ta có cảm giác như núi cao đến tận trời. Con đường vào bản gồ ghề lúc cắt ngang một mảng đồi như dải lụa, lúc chạy thẳng qua một con suối nước chảy trong vắt có thể nhìn thấy tận đáy. Nước suối chảy ào ào ngày đêm làm quay những con nước...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: 

         "Những dải mây như khói bay là là trên đỉnh núi, khiến ta có cảm giác như núi cao đến tận trời. Con đường vào bản gồ ghề lúc cắt ngang một mảng đồi như dải lụa, lúc chạy thẳng qua một con suối nước chảy trong vắt có thể nhìn thấy tận đáy. Nước suối chảy ào ào ngày đêm làm quay những con nước của mấy chiếc cối giã gạo nhịp lên xuống đều đều, thùm thụp."

                     (Núi rừng thơ mộng ở Yên Bái)
1. Tác giả chọn những chi tiết nào để miêu tả?

2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

3. Nếu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

4. Khái quát nội dung đoạn văn trên. 

Phần II: Tập làm văn (7 điểm): Em lớn lên trong vòng tay yếu thương của những người thân. Hãy viết bài văn tả người thân yêu nhất của em.

0
Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con...
Đọc tiếp

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát vẻ đẹp của dòng sông : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng. - Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước trong như gương làm cho dòng sông trở nên xinh đẹp, duyên dáng biết bao! - Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” ( khái niệm trừu tượng) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ thể). Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ. Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp loáng” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho dòng sông, dưới ánh sáng mặt trời dòng sông lấp loáng như dát bạc. -> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả được vẻ đẹp của dòng sông quê hương và tình cảm trong sáng của nhà thơ đối với dòng sông quê hương trong hoàn cảnh xa cách. b. Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) c. Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) d. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ... Sẽ không lớn nổi thành người. (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở mỗi khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. - So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thi e. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Bầm ơi – Tố Hữu) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. 2 Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.

3
10 tháng 5 2021

bn fan Meowpeo à

7 tháng 12 2022

sex

9 tháng 5 2022

COn người Việt Nam có những phẩm chất tốt đẹp, tuyệt vời như sự hùng vĩ của sông, núi. Ngoài ra, chúng ta cũng tự hào về quê hường Việt Nam của mình vì có rất nhiều danh lam thắng cảnh đồ sộ, tuyệt vời, hùng vĩ

1.Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. 2.Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng...
Đọc tiếp

1.Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

2.Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

3. Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng  và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả.

4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm ằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

5*. “ Lượm ơi, còn không”, câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

 

 

12
25 tháng 4 2017

Câu 1:

Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.

* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.

- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi

Câu 2:

Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:

- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.

- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).

- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).

- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).

* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.

Trá lời:

Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề ‘Thượng khẩn"

Sợ chi hiểm nghèo?

Nhưng rồi:

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).

Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

Ra thế Lượm ơi ...

Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

- Thôi rồi, Lượtn ơi!

Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.

- Lượm ơi, còn không?

Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.

Câu 4:

Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:

- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.

- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.

- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?

Câu 5:

Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.

25 tháng 4 2017
1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.
Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.
- Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế.
- Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
- Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước.
2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.
Lượm tự hào, bởi công việc của mình.
- Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang.
- Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).
Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.
Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.
3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.
Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?
Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.
4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.
Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.
5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.
22 tháng 3 2022

k có câu hỏi

22 tháng 3 2022

câu hỏi đou

3 tháng 4 2016

Đọc qua câu truyện cho biết câu chuyện nói nên điều quan trọng của dấu câu

Đọc qua câu truyện cho biết câu chuyện nói nên điều quan trọng của dấu câu.