Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồ Xuân Hương vốn thông minh, sắc sảo, ứng biến nhanh lại rất mực tài hoa, song cuộc đời gặp nhiều éo le. Bao nhiêu nỗi niềm bà gửi hết vào thơ. Nói như Xuân Diệu thì “thơ Hồ Xuân Hương là đời của Xuân Hương, là người của Xuân Hương trong đó. Thơ Xuân Hương là hồn, là xác, là mắt nhìn, tay sờ, chân đi, là nụ cười, nước mắt của Xuân Hương, là cá tính số phận của Xuân Hương”.
Hồ Xuân Hương được nhiều người mệnh danh là bà chúa thơ Nôm không chỉ bởi số lượng tác phẩm mà còn vì nghệ thuật điêu luyện với ý tưởng sâu sắc. Các tác phẩm thơ Nôm của bà hiện còn nhiều bài ở mảng thơ Nôm truyền tụng.
“Vâng! Đầu tiên… trong một bài viết có tựa đề Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm in trên tạp chí Văn Nghệ năm 1959, Xuân Diệu đã mệnh danh Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm”.
Và đáp án được coi là đúng. Người chơi thắng cuộc ở mục này.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, không phải như vậy. Việc coi Xuân Diệu là người đầu tiên gọi Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm là một định kiến sai lầm cần được nói lại.
Khi chúng tôi học Văn khoa Đại học Tổng hợp Hà Nội, không thầy cô nào dạy như vậy.
Quá trình sưu tầm sách xưa, chúng tôi tìm được tài liệu xưa hơn thời điểm 1959, có người đã mệnh danh một cách trang trọng Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”.
Đó là cuốn mang tên: Thân thế và thi ca Hồ Xuân-Hương (Bà chúa thơ Nôm) do Giáo sư Lê Tâm soạn.
Đây là loại sách giáo khoa cho chương trình trung học phổ thông và chuyên khoa lúc đó. Sách in năm 1950 Nhà xuất bản “Cây thông”, 62 đường Duvilier – Hà Nội (còn gọi là phố Hàng Đẫy). Khổ sách 13x19, tổng cộng 70 trang, in xong ngày 10/11/1950. Phần nội dung bắt đầu từ trang 5 đến trang 60 viết về cuộc đời và thơ ca Hồ Xuân Hương.
Đặc biệt, trên tất cả các đầu trang đều chạy dòng chữ như là phụ đề: BÀ CHÚA THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG. Bốn chữ BÀ CHÚA THƠ NÔM ở đầu trang chẵn và nối với HỒ XUÂN HƯƠNG ở đầu trang lẻ. Có thể coi, đây là tên khác của tập sách. Bởi vậy trong cuốn sách này, chữ “Bà chúa thơ Nôm” xuất hiện đến hơn 30 lần. Rất ấn tượng cho người đọc.
Nội dung cuốn sách, như bìa một đã in rõ: “Tài liệu đầy đủ từ khi nữ sĩ lên tám tuổi, trải qua mấy đời chồng, cho đến lúc tuổi già”. Trong phần viết, người viết không chia chương mục mà viết một lèo cuộc đời Hồ Xuân Hương, và trên từng chặng một là việc sử dụng thơ truyền ngôn Hồ Xuân Hương gán vào để minh họa. Bởi vậy, giá trị nghiên cứu chắc chắn không được cao lắm.
Tác giả là Giáo sư Lê Tâm, chúng tôi đã hỏi một số người học trung học phổ thông năm 1945 – 1950 ở Hà Nội nhưng chưa xác minh được. Hi vọng một ngày gần đây sẽ có kết quả. Thời đó, những người dạy trung học đều được gọi là Giáo sư và họ có thể soạn và in sách. Riêng với GS Lê Tâm, chúng tôi sưu tầm được 2 quyển, một quyển khác là giảng văn văn học Việt Nam cho trung học, trong đó có phần viết về thơ ca bình dân, có bài bình bài ca dao Thằng Bờm rất thú vị, cái mà sau này, năm 1954, GS Trần Thanh Mại tiếp thu để viết bài “Giảng văn về ca dao cổ của nông dân đấu tranh” (cũng bàn chuyện Thằng Bờm) in trên Nghiên cứu Văn Sử Địa. Tuy nhiên, GS đã không dẫn nguồn tham khảo. Người xưa thường vậy.
Đến đây, tôi chưa dám nói, GS Lê Tâm là người đầu tiên mệnh danh Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm, nhưng với tư liệu hiển nhiên, ấn tượng đó, chúng ta không thể khẳng định Xuân Diệu là người đầu tiên sáng tạo ra định danh cao quí này. Tránh cho một định kiến lâu ngày rồi sai lại thành đúng.
Công việc khảo cứu chắc là chờ đợi những phát hiện xưa hơn.
HXH : đc mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, thơ có những nét cách tân, vượt qua khuôn khổ thi pháp thơ trung đại. Về nội dung, chủ yêu nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội được gợi nên từ thân phận của cá nhân mình (em chỉ ra các cung bậc cảm xúc trong bài Tự tình), từ đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lên tiếng bênh vực, đòi quyền hạnh phúc, quyền được sống và gián tiếp phên phán xã hội đa thê, gia trưởng,...
Về nghệ thuật, không tuân theo thi pháp trung đại, đã có những bước cách tân gần với thơ giai đoạn sau: Xuất hiện cái tôi tự ý thức về bản thân, về phẩm giá của mình trong thơ; ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, dùng những động từ mạnh; hình ảnh tả thực; thiên nhiên hiện lên chỉ là cái nền cho tâm trạng con người,...
- BHTQ: tiêu biểu cho thi pháp thời trung đại.
Về nội dung: mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, cảm giác cô đơn của con người trước vũ trụ mênh mông, triết lý về thời thế,...
Về nghệ thuật: Hình ảnh ước lệ tượng trưng, thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người, bức tranh thường phai nhạt sắc màu nhưu những bức tranh thủy mặc, con người thường tĩnh lặng suy ngẫm, chiêm nghiệm trước vũ trụ,..
HXH: đc mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, thơ có những nét cách tân, vượt qua khuôn khổ thi pháp thơ trung đại. Về nội dung, chủ yêu nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội được gợi nên từ thân phận của cá nhân mình (em chỉ ra các cung bậc cảm xúc trong bài Tự tình), từ đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lên tiếng bênh vực, đòi quyền hạnh phúc, quyền được sống và gián tiếp phên phán xã hội đa thê, gia trưởng,...
Về nghệ thuật, không tuân theo thi pháp trung đại, đã có những bước cách tân gần với thơ giai đoạn sau: Xuất hiện cái tôi tự ý thức về bản thân, về phẩm giá của mình trong thơ; ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, dùng những động từ mạnh; hình ảnh tả thực; thiên nhiên hiện lên chỉ là cái nền cho tâm trạng con người,...
- BHTQ: tiêu biểu cho thi pháp thời trung đại.
Về nội dung: mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, cảm giác cô đơn của con người trước vũ trụ mênh mông, triết lý về thời thế,...
Về nghệ thuật: Hình ảnh ước lệ tượng trưng, thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người, bức tranh thường phai nhạt sắc màu nhưu những bức tranh thủy mặc, con người thường tĩnh lặng suy ngẫm, chiêm nghiệm trước vũ trụ,..
thơ của Hồ Xuân Hương là ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa và đồng cảm với thân phận của họ
thơ của Bà Huyện thanh quan thì hoài niệm về thời thời kỳ cũ
I/ MB.Dẫn dắt vào đề : Bên cạnh những tác giả lớn như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ … , trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII- nữa đầu thế kỷ XIX nổi lên hai Nữ sĩ quen thuộc với nhiều thế hệ người đọc : Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan
Trích nhận định
II/ Thân bài :
1/ Điểm chung giữa thơ Hồ Xuân Hương và thơ Bà Huyện Thanh Quan : Đều là tiếng nói thiết tha của những tâm hồn phụ nữ gắn bó với thiên nhiên, đất nước, con người với những tình cảm đời thường giản dị.
)2/ Vẻ riêng trong cách thể hiện cảm xúc :- Hồ Xuân Hương có lối phô diễn tình cảm mạnh bạo, táo tợn, mang màu sắc dân dã của quần chúng lao động : “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non ”“ Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo”
- Hồ Xuân Hương thường tỏ thái độ sôi nổi, mãnh liệt, ngang tàng, có khi xem thường, mỉa mai, tự bênh vực mình một cách mạnh mẽ :“ Rắn mát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”“ Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” (1.0 điểm)- Bà Huyện Thanh Quan lại có cách thể hiện tình cảm kín đáo, mực thước sang trọng, quý phái. Bà thường gửi gắm tâm sự của mình qua cảnh vật :“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”“Trời chiều bảng lảng bóng hòang hôn Tiếng ốc xa đưa vắng trống dồn”
- Nếu cần bộc lộc thái độ một các trực tiếp Bà Huyện Thanh Quan thường hướng vào đời sống bên trong :“ Dừng chân đứng lại : trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng ,ta với ta.
3.vẻ đẹp riêng trong cách sử dụng ngôn từ,hình ảnh
III/ khảng định lại phong cách thơ HXH và BHTQ đều có vẻ đẹp riêng
tham khảo nha!có gì xin góp ý
Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm"
A
Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì ?
A.
Bà chúa thơ Nôm.
B.
Đệ nhất nữ sĩ
C.
Nữ hoàng thi ca.
D.
Bà Huyện Thanh Quan