K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2021

C

2 tháng 12 2021

C

7 tháng 1 2022

C nha 

7 tháng 1 2022

C. Bà chúa thơ Nôm

7 tháng 1 2022

A

7 tháng 1 2022

  Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì ?

A.

Bà chúa thơ Nôm.

B.

Đệ nhất nữ sĩ

C.

Nữ hoàng thi ca.

D.

Bà Huyện Thanh Quan

8 tháng 8 2019

Hồ Xuân Hương vốn thông minh, sắc sảo, ứng biến nhanh lại rất mực tài hoa, song cuộc đời gặp nhiều éo le. Bao nhiêu nỗi niềm bà gửi hết vào thơ. Nói như Xuân Diệu thì “thơ Hồ Xuân Hương là đời của Xuân Hương, là người của Xuân Hương trong đó. Thơ Xuân Hương là hồn, là xác, là mắt nhìn, tay sờ, chân đi, là nụ cười, nước mắt của Xuân Hương, là cá tính số phận của Xuân Hương”.

Hồ Xuân Hương được nhiều người mệnh danh là bà chúa thơ Nôm không chỉ bởi số lượng tác phẩm mà còn vì nghệ thuật điêu luyện với ý tưởng sâu sắc. Các tác phẩm thơ Nôm của bà hiện còn nhiều bài ở mảng thơ Nôm truyền tụng.

 “Vâng! Đầu tiên… trong một bài viết có tựa đề Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm in trên tạp chí Văn Nghệ năm 1959, Xuân Diệu đã mệnh danh Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm”.

     Và đáp án được coi là đúng. Người chơi thắng cuộc ở mục này.

     Tuy nhiên, theo chúng tôi, không phải như vậy. Việc coi Xuân Diệu là người đầu tiên gọi Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm là một định kiến sai lầm cần được nói lại.

     Khi chúng tôi học Văn khoa Đại học Tổng hợp Hà Nội, không thầy cô nào dạy như vậy.

     Quá trình sưu tầm sách xưa, chúng tôi tìm được tài liệu xưa hơn thời điểm 1959, có người đã mệnh danh một cách trang trọng Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”.

     Đó là cuốn mang tên: Thân thế và thi ca Hồ Xuân-Hương (Bà chúa thơ Nôm) do Giáo sư Lê Tâm soạn.

     Đây là loại sách giáo khoa cho chương trình trung học phổ thông và chuyên khoa lúc đó. Sách in năm 1950 Nhà xuất bản “Cây thông”, 62 đường Duvilier – Hà Nội (còn gọi là phố Hàng Đẫy). Khổ sách 13x19, tổng cộng 70 trang, in xong ngày 10/11/1950. Phần nội dung bắt đầu từ trang 5 đến trang 60 viết về cuộc đời và thơ ca Hồ Xuân Hương.

     Đặc biệt, trên tất cả các đầu trang đều chạy dòng chữ như là phụ đề: BÀ CHÚA THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG. Bốn chữ BÀ CHÚA THƠ NÔM ở đầu trang chẵn và nối với HỒ XUÂN HƯƠNG ở đầu trang lẻ. Có thể coi, đây là tên khác của tập sách. Bởi vậy trong cuốn sách này, chữ “Bà chúa thơ Nôm” xuất hiện đến hơn 30 lần. Rất ấn tượng cho người đọc.

     Nội dung cuốn sách, như bìa một đã in rõ: “Tài liệu đầy đủ từ khi nữ sĩ lên tám tuổi, trải qua mấy đời chồng, cho đến lúc tuổi già”. Trong phần viết, người viết không chia chương mục mà viết một lèo cuộc đời Hồ Xuân Hương, và trên từng chặng một là việc sử dụng thơ truyền ngôn Hồ Xuân Hương gán vào để minh họa. Bởi vậy, giá trị nghiên cứu chắc chắn không được cao lắm.

     Tác giả là Giáo sư Lê Tâm, chúng tôi đã hỏi một số người học trung học phổ thông năm 1945 – 1950 ở Hà Nội nhưng chưa xác minh được. Hi vọng một ngày gần đây sẽ có kết quả. Thời đó, những người dạy trung học đều được gọi là Giáo sư và họ có thể soạn và in sách. Riêng với GS Lê Tâm, chúng tôi sưu tầm được 2 quyển, một quyển khác là giảng văn văn học Việt Nam cho trung học, trong đó có phần viết về thơ ca bình dân, có bài bình bài ca dao Thằng Bờm rất thú vị, cái mà sau này, năm 1954, GS Trần Thanh Mại tiếp thu để viết bài “Giảng văn về ca dao cổ của nông dân đấu tranh” (cũng bàn chuyện Thằng Bờm) in trên Nghiên cứu Văn Sử Địa. Tuy nhiên, GS đã không dẫn nguồn tham khảo. Người xưa thường vậy.

     Đến đây, tôi chưa dám nói, GS Lê Tâm là người đầu tiên mệnh danh Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm, nhưng với tư liệu hiển nhiên, ấn tượng đó, chúng ta không thể khẳng định Xuân Diệu là người đầu tiên sáng tạo ra định danh cao quí này. Tránh cho một định kiến lâu ngày rồi sai lại thành đúng.

     Công việc khảo cứu chắc là chờ đợi những phát hiện xưa hơn.

30 tháng 11 2016

2.

Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy.

Câu nhập đề rất tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vồn vã, vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn tri âm. “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn. “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa” Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vô cùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽ lên một bức tranh thân thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, có cà, có cải, có mướp, có bầu…,có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạo trong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải với bạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định : “ Bác đến chơi đây, ta với ta” Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.

Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.

30 tháng 11 2016

1.

Năm 1947‐ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ và truờng kì. Giữa những thiếu thốn và thử thách tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ phong thái ung dung, tự tại. Tại nơi núi rừng Tây Bắc khốc liệt này, Bác Hồ vẫn dành Tôi là ai (/vip/tla1234) 25/11 lúc 12:35  5 câu trả lời ﴾/hoi‐dap/question/131428.html﴿ Natalie Lê ﴾/vip/minhthu04﴿ Nguyễn Thị Mai ﴾/vip/maimoonest2k4﴿Mai Phương aNH ﴾/vip/phuonganh123456789﴿ Văn Sử Địa ﴾/van‐su‐dia/hoi‐dap/﴿ Ôn tập ngữ văn lớp 7 ﴾/hoi‐dap/on‐tap‐ngu‐van‐lop‐7.579/ ﴿ Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh. ﴾/hoi‐dap/question/131428.html﴿ Help me! ﴾/hoi‐dap/question/131428.html﴿ Chọn 1 trong các đề sau1. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh2. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến3 . Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bnáh trôi nước của Hồ Xuân Hương ﴾ help me đề thi cuối HKI của mình giúp mk , cảm ơn ạ ﴿  Tìm kiếm 30/11/2016 Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến /hoi­dap/tim­kiem?q=Ch%E1%BB%8Dn+1+trong+c%C3%A1c+%C4%91%E1%BB%81+sau1.+Ph%C3%A1t+bi%E1%BB%83u+c%E1… 2/53 cho mình những phút thanh thản để thuởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, thiên nhiên chính là nguồn khích lệ to lớn đối với nguời chiến sĩ‐nghệ sĩ nơi chiến. Bài thơ cảnh khuya đã đuợc nguời sang tác trong một đêm tại chiến khu Việt Bắc Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của rất nhiều những thi nhân, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà còn trở thành người bạn tri kỉ để mỗi có thể chia sẻ buồn vui. Có đôi khi trăng như dòng suôí làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa Cảnh trăng đêm êm đềm thơ mộng đi vào lòng nguời nghệ sĩ, giữa cảnh đêm trăng tĩnh lặng tiếng suối róc rách trong veo đuợc ví với tiếng hát văng vẳng lúc gần lúc xa. “Tiếng hát xa” là loại âm thanh đặc biệt, tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ phía xa con người vẫn có thể cảm nhận. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong không gian yên lặng, nó không bị lẫn vào những âm thanh phức tạp của sự sống. Điều thú vị là âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người làm nổi bật hơn tiếng suối trong veo trong đêm. Đặc biệt hơn, âm thanh ấy càng trở nên nhẹ nhàng, âm vang hơn khi được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất tạo vẻ đẹp lấp lánh, những bông hoa nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lúc ẩn lúc hiện thật khiến nguời ta xao lòng. Hai từ "lồng" đuợc Bác đặt chung trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất riêng biệt. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành khối chỉnh thể. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà vào nhau, nương dựa nhau một cách duyên dáng và đáng yêu Tất cả đuợc giao hòa nhịp nhàng, tạo nên nhịp điệu êm đềm, dẫn dắt tâm hồn người vào cõi mơ mộng. Nếu như ở hai câu mở đầu bài thơ là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau lại là tâm trạng của Bác trước thời cuộc: Cảnh khuya như vẽ nguời chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà Cảnh khuya sống động, có hồn chứng tỏ một điều: người đang thưởng cảnh, đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật để giao hòa với thiên nhiên kia. Cái hồn của thiên nhiên đã tác động mạnh mẽ đến trái tim nguời nghệ sĩ nhạy cảm ấy và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Làm sao Nguời có thể ngủ được trước đêm trăng thanh gió mát đẹp mê hồn như đêm nay Thao thức không ngủ là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở không nguôi trong tâm hồn Nguời trước cái đẹp. Ngòai lí do cảnh đẹp không thể cuỡng lại, Bác còn không thể ngủ đuợc vì “lo nỗi nuớc nhà”. Câu thơ vang lên như một sự tỉnh mộng cho người đọc. Chúng ta cứ ngỡ rằng Bác đang thả mình thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực lòng Người vẫn đang đau đáu một nỗi niềm non nước‐lo nỗi nuớc nhà. Mặc dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh nhưng tâm hồn bác vẫn luôn huớng về nuớc nhà, vẫn luôn huớng về non song, dân tộc và đất nuớc. Cả hai câu thơ trên cho ta thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ‐chiến sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường cho dù có bao gian khó trong Bác. Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt rất hay và đẹp, đây là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể thấy đuợc nét đẹp của thiên nhiên cũng như tâm trạng của tác giả. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn Người: lòng yêu thiên nhiên và tâm hồn cao cả của Bác. Thơ của Bác luôn giản dị, tự nhiên và trong sáng. Chính vì vậy những dòng thơ luôn êm đẹp, hồn hậu khơi gợi niềm thích thú và tình yêu trong lòng mỗi con nguời chúng ta

Soạn Văn online : Phạm Quỳnh Hoa-7ABÁNH TRÔI NƯỚCHồ Xuân HươngBánh Trôi Nước          Tác giả: Hồ Xuân HươngThân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son(2)(1) Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín.(2) Tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm...
Đọc tiếp

Soạn Văn online : Phạm Quỳnh Hoa-7A

BÁNH TRÔI NƯỚC

Hồ Xuân Hương

Bánh Trôi Nước         

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son(2)

(1) Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín.
(2) Tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm như son: ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu.



I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

 

1.   Tác giả             

www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

Hồ Xuân Hương (? - ?), hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 - ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

2. Thể loại

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

II. Kiến thức cơ bản

1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):

- Bài thơ gồm bốn câu.

- Mỗi câu có 7 chữ

- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.

- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.

b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:

- Hình thức: xinh đẹp

- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.

- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.

c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc.

-Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, thái độ của mình.

-Nghe rất bình dị, mềm mỏng (Thân em...) nhưng lại đầy gai góc, kiên định. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son,...

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

2. Các câu hát than thân đã được học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) và bài thơ Bánh trôi nước có nhiều nét tương đồng về cảm xúc. Hay nói đúng hơn Bánh trôi nước đã tiếp nối và phát huy nguồn cảm hứng nhân văn về người phụ nữ đã có trong ca dao. 

Chi tiết cho các bạn học VNEN: (ý kiến của mình)

-        Đều đề cập đến nỗi khổ đau của người phụ nữ phong kiến

-        Nói lên thân phận chìm nổi, bị phụ thuộc của ng phụ nữ phong kiến

-        -Lên án xã hội cũ

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

 

Nhận xét của riêng tôi: Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, ta thấy quả không sai khi người đời mệnh danh bà là Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn hai bốn chữ mà cuộc đời, bóng dáng một con người cứ hiện lên, lung linh, lung linh... Đẹp đẽ, trong sáng và mãnh liệt, phải chăng đó là hiện thân nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp hình thức: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, kết thúc bài thơ là vẻ đẹp phẩm giá: Em vẫn giữ tấm lòng son, trọn vẹn và hoàn hảo!

               www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

Bài thơ hiểu theo nghĩa ẩn dụ, mượn hình ảnh bánh trôi để nói về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nhưng có phải người phụ nữ nói chung hay mang tính cá biệt?

Một hình tượng nghệ thuật có sức sống khi nó mang tính khái quát, điển hình cho những hình mẫu phổ biến nhất định trong xã hội. Nhưng với bài thơ này lại đặc biệt hơn, bởi nhân vật trữ tình sống trong xã hội này mà lại đang cố vượt ra nơi khác bằng một sức sống tiềm tàng, như thể cái xã hội ấy không trói buộc nổi một tâm hồn với khát khao sống mãnh liệt để gìn giữ, vươn tới cái đẹp. Bản lĩnh ấy, trong xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, liệu ai có được như thế? Phải chăng điều đó đã làm cho bài thơ  trong cổ điển đã thể hiện tính hiện đại, đưa lại giá trị cách tân cho một thời kỳ văn học?

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

1
17 tháng 10 2016

Hả?

18 tháng 10 2016

hả gì vậy??

Họ và tên:Lớp :Trường :PHIẾU HỌC TẬPBây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về...
Đọc tiếp

Họ và tên:

Lớp :

Trường :

PHIẾU HỌC TẬP

Bây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:

Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.

Tiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ . Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.

 

1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào ?Theo âm thanh của ‘Tiếng gà trưa’,hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2.Từ ‘tiếng gà trưa’,những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ? Điều đó giúp em cảm nhận ra những tình cảm nào của người viết ?

Trả lời:

-Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

-Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

3.Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ ?

Trả lời:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

4.Về ý nghĩa của bài thơ,có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm,sâu lặng.Những cũng có ý kiến nhấn mạnh: Bài thơ là sự hòa diệu giữa tình cảm gia đình,tình cảm bà cháu và tình quê hương.Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?

Trả lời :

-Em tán thành với cả hai ý kiến.Vì những tình cảm lớn lao được viết một cách dung dị và tự nhiên: yêu tổ quốc ,yêu quê hương,từ tình cảm yêu bà,yêu ‘Tổ trứng tuổi thơ ‘; chiến đấu vì quê hương,xóm làng,vì bà và cả ‘Ổ trứng tuổi thơ ‘.Những hình ảnh đó đã khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ thật là trân thành, mãnh liệt.

5.Theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ như thế

Trả lời:

-Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

5
9 tháng 12 2016

kinh vảioeoeoeoeoeoeoeoe

 

21 tháng 12 2016

sao nhiều quá vậy . chóng mặt quáoho

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

nhận xét ạ

3
17 tháng 12 2016

Hay quá!!!eoeo

17 tháng 1 2017

hay bạn ạ.nếu mk cho điểm thì bạn đc tầm 8,75-)9đ

15 tháng 11 2016

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

15 tháng 11 2016

Bác Hồ được nhân dân trên toàn thế giới biết đến không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà thơ lớn.Trong những bài thơ Bác viết ở chiến khu Việt Bắc,em rất thích bài thơ Cảnh khuya.Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc nhưng bài thơ đã chứa đựng tình yêu thiên nhiên,tình yêu nước sâu đậm của Bác.Hai câu thơ đầu gợi ra trước mắt em bức tranh thiên nhiên thật đẹp và gần gũi.Có âm thanh tiếng suối chảy như tiếng ai đang hát ngọt ngào,sâu lắng,có ánh trăng sáng lung linh trên bầu trời soi sáng mọi vật,làm cho cây cỏ,hoa lá như đang lồng vào nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.Em nghĩ với tâm hồn nghệ sĩ, yêu thiên nhiên đặc biệt là trăng nên Bác mới viết những câu thơ hay đến thế.Đọc hai câu cuối khiến em cảm động vô cùng !Bác thức khuya,chưa ngủ không phải vì ngắm cảnh đẹp mà Bác chưa ngủ vì Bác lo nỗi nước nhà, làm sao cho dân ta được tự do,độc lập.Bài thơ giúp em hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.