K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2017

nguyên nhân :

Nguyên nhân sâu xa:

Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 và 2 đẳng cấp trên ngày càng gay gắt. Dẫn tới mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân lao động với chế độ phong kiến thối nát phản động, cũng là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ.

Nguyên nhân trực tiếp:

Hội nghị 3 đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung dien Véc-xai đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thêm thuế mới. Điều này bị Đẳng cấp thứ 3 kịch liệt phản đối. 14-7-1789, quần chúng nhân dân tự vũ trang tấn công các trụ sở, cơ quan quan trọng của thành phố và chiếm ngục Baxti

=> Cách mạng tất yếu sẽ xảy ra.

22 tháng 4 2017

DIỄN BIẾN CÁCH MẠNG.

1. Giai đoạn thống trị của Tư sản Lập hiến: nền quân chủ lập hiến.

1.1. Ngày 14.7.1789

Trước hành động cách mạng của toàn thể đẳng cấp Thứ Ba, Louis XVI tìm mọi cách chống đối. Vua đã điều 20.000 quân từ Versailles về Paris với mưu toan bóp chết cách mạng. Trước tình hình đó, giai cấp tư sản tỏ ra bối rối, nhưng quần chúng nhân dân đã đứng lên cứu nguy cho cách mạng. Từ ngày 12. 7 đến 13.7. 1789, họ đã xuống đường cướp vũ khí. Ngày 14.7, họ kéo đến ngục đánh chiếm Bastille - biểu trưng của chế độ chuyên chế bị lật đổ. Lợi dụng công lao của quần chúng nhân dân, tư sản tài chính lên nắm chính quyền, tuyên bố chế độ Quân chủ lập hiến.

Hoạt động của Quốc Hội Lập Hiến

- Ðêm lịch sử 4.8.1789: quốc hội Lập hiến đã tuyên bố sắc lệnh bãi bỏ chế độ phong kiến. Trên thực tế, những nghĩa vụ phong kiến cá nhân được xóa bỏ, nông dân được giải phóng khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, nhưng vẫn chưa được quyền sở hữu về đất đai.

- Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

Ngày 26.8.1789, Quốc hội lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Bản Tuyên ngôn đã nêu lên công thức nổi tiếng của cách mạng Pháp: Tự do -Bình đẳng - Bác ái.

Hiến Pháp 1791

Theo Hiến pháp, chế độ quân chủ chuyên chế trên pháp lý đã chấm dứt. Quyền lực quốc gia được điều hành bởi Quốc hội Lập pháp. Vua chỉ còn quyền hành pháp. Hiến pháp còn qui định chế độ tuyển cử, chỉ có những công dân tích cực mới có quyền bỏ phiếu.

- Chính sách kinh tế - hành chính:

Quốc hội bãi bỏ các qui chế của phường hội, cho phép tự do buôn bán lúa mì, cấm nhập cảng sợi lanh và các vật liệu kiến trúc để khuyến khích sản xuất trong nước. Tổ chức hành chính được sửa đổi. Ðặc quyền các tỉnh bị bãi bỏ. Hàng rào thuế quan nội địa bị bãi bỏ.

1.3. Chiến tranh giữa Pháp và Châu Âu.

Ngày 20.4.1792. Quốc hội lập pháp tuyên chiến với Áo. Phổ cũng theo Áo chống Pháp. Quốc hội ra sắc lệnh "Tổ quốc lâm nguy" quyết tâm bảo vệ đất nước. Trước thái độ không kiên quyết chống ngoại xâm của giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ sự thống trị không những của Quốc hội lập pháp mà cả sự thống trị của nhà vua.

2. Giai đoạn thống trị của Tư sản Girondins: nền Cộng Hòa I.

2.1. Quốc ước.

Sau khi tư sản tài chính bị lật đổ, tư sản công thương nghiệp lên nắm chính quyền. Bên cạnh chính quyền của tư sản, công xã cách mạng đã tồn tại như một chính quyền cách mạng của nhân dân. Dưới áp lực của công xã, Quốc hội phải đề ra những biện pháp cách mạng. Với những biện pháp biệt lệ do công xã đề ra, nhân dân vô cùng phấn khởi, quyết tâm chiến đấu. Ngày 20.9.1792, họ đã dánh tan quân Phổ ở Valmy. Cũng ngày 20.9.1792, Quốc hội Lập pháp tuyên bố giải tán. Ngày 20.9.1792, một Quốc Ước được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu ra đời. Trong phiên họp đầu tiên của mình, Quốc ước tuyên bố nền Cộng Hòa I vào 22. 9. 1792. Việc tuyên bố nền Cộng Hòa đã xóa bỏ vĩnh viễn sự thống trị của chế độ phong kiến và đưa nước Pháp vào một kỉ nguyên mới dưới sự thống trị của giai cấp tư sản.

2.32. Những khó khăn của cách mạng: ngoại xâm và nội phản.

Ðầu tháng 1.1793, cách mạng Pháp gặp rất nhiều khó khăn.Tháng 2.1793, nước Anh tư bản chủ nghĩa tham gia vào liên minh chống Pháp, gây nhiều khó khăn về quân sự cho Pháp. Trong nước, loạn Vendée nổ ra ở miền tây nam nước Pháp (tháng 3.1793). Thêm vào đó, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Robespierre và các đồng chí của ông đã kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa. Trong đêm 31.5 rạng ngày 1.6.1793, quần chúng nhân dân đã đứng lên lật đổ sự thống trị của Tư sản Girondins, đưa cách mạng tiến lên một giai đoạn mới.

3. Nền Chuyên Chính Dân Chủ Cách Mạng của phái Jacobins.

3.1. Sự thành lập chính quyền chuyên chính dân chủ cách mạng.

Với việc lật đổ phái Girondins, cách mạng Pháp chuyển sang đỉnh cao: Nền Chuyên Chính Dân Chủ Cách Mạng Jacobins. Chính quyền thuộc về một bộ phận tiến bộ nhất trong giai cấp tư sản, gắn bó với quyền lợi của quần chúng nhân dân. Ðại diện cho chính quyền này là Robesspierre, Marat, Saint Just, Danton.

Những biện pháp của phái Jacobins.

Sau khi nắm chính quyền dựa trên nguyện vọng của quần chúng nhân dân và phát huy được tính tích cực của họ, phái Jacobins đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ những thành quả của cách mạng Pháp.

- Hiến Pháp 1793: Hiến pháp xóa bỏ việc phân biệt hai loại công dân tích cực và tiêu cực, qui định quyền phổ thông đầu phiếu cho nam công dân trên 21 tuổi. Theo Hiến pháp, quyền Hành pháp giao cho một Hội Ðồng gồm 24 người do Quốc hội lập pháp cử ra. Hằng năm 1/2 số thành viên của uỷ ban được đổi mới. Hiến pháp 1793 được xem là hiến pháp dân chủ nhất. Nó tuyên bố những nguyên tắc tự do và dân chủ.

- Vấn đề ruộng đất : Quốc ước đã giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất để lôi kéo nhân dân về phía cách mạng. Ngày 3.6.1793, chính quyền cách mạng ban hành đạo luật chia tài sản của bọn lưu vong thành lô nhỏ, bán trả góp kéo dài trong 10 năm để nông dân nghèo có thể mua được. Ngày 10.7.1793, Quốc ước ra sắc lệnh chia đều đất công cho nông dân. Ngày 17.7.1793, Quốc ước ra sắc lệnh thủ tiêu các đặc quyền phong kiến, nông dân được giải phóng khỏi mọi nghĩa vụ phong kiến mà không phải bồi thưòng. Những đạo luật ruộng đất đã có tác dụng tích cực trong nhân dân, biến họ thành lực lượng trung thành với cách mạng.

- Luật giá tối đa: qui định các đạo luật trừng trị bọn đầu cơ tích trữ, hạn chế việc tự do mua bán, trưng thu và định giá lương thực, thực phẩm, tổ chức phân phối công bằng, định giá tối đa đối với mọi nhu yếu phẩm của nông dân. Tháng 9. 1793 Quốc ước thông qua đạo luật giá tối đa về các loại ngũ cốc và bột mì trong toàn quốc. Quốc ước cũng qui định lương tối đa đối với công nhân.

- Thanh toán thù trong giặc ngoài: Những phần tử phản cách mạng lần lượt lên máy chém. Các cuộc bạo động phản cách mạng ở Vendée và những nơi khác đều bị trấn áp một cách kiên quyết. Ngày 23.8.1793, Quốc ước thông qua sắc lệnh "tổng động viên", qui định nghĩa vụ cho từng nhóm tuổi, từng giới. Chiến thuật quân sự mới "vận động theo hàng dọc" được áp dụng. Quân đội cách mạng được tổ chức lại. Nhờ những yếu tố đó, quân đội Pháp đã giành được thắng lợi lớn. Cuối tháng 12.1793, quân địch ở khắp nơi đều bị đánh bật ra ngoài biên giới Pháp.

4. Thoái trào của Cách mạng.

4.1. Cuộc đảo chính Thermidor.

Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và nội phản đã tập hợp các lượng xã hội có quyền lợi khác nhau chung quanh phái Jacobins, nhưng khi những nguy cơ cách mạng bị đẩy lùi, thì những mâu thuẫn trong hàng ngũ phe cách mạng lại nổ ra. Do sự chia rẽ nội bộ và mất sự ủng hộ tích cực của quần chúng nhân dân, phái Jacobins suy yếu hẳn. Thừa dịp này, tư sản phản cách mạng tổ chức cuộc chính biến lật đổ Robespierre và đồng đội của ông. Ðó là cuộc chính biến ngày 27.7.1794, chấm dứt sự thống trị của phái Jacobins. Sau khi lật đổ phái Jacobins, tư sản phản cách mạng Thermidor lên nắm chính quyền. Họ tìm mọi cách để thanh toán nền chuyên chính dân chủ cách mạng, thủ tiêu những thành quả của phái Jacobins.

4.2. Chế độ Ðốc chính.

Tháng 10.1795, Quốc Ước Thermidor thông qua một hiến pháp mới thành lập chế độü Ðốc chính. Theo hiến pháp, quyền Hành pháp nằm trong tay ban Giám đốc gồm 5 ủy viên. Quyền Lập pháp thuộc hai viện: viện 500 và viện những người kỳ cựu, có khả năng hạn chế quyền hành lẫn nhau. Dưới chế độ Ðốc chính, đời sống nhân dân tiếp tục sa sút, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, quan trọng nhất là cuộc khởi nghĩa của Babeuf.

4.3. Cuộc đảo chính của Napoléon Bonaparte.

Lo sợ trước phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân và sự phục hồi của vương triều Bourbons, giai cấp tư sản thấy cần phải có một chính quyền mạnh, họ đã nhờ đến Napoléon. Napoléon làm cuộc đảo chính ngày18 tháng Sương mù 1799. Chế độ Ðốc chính chấm dứt, nền độc tài quân sự của Napoleon bắt đầu

20 tháng 3 2017

- 12/4/1861, nội chiến bùng nổ.

- Giữa năm 1862, Tổng thống Lin-côn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.

- 1/1/1863, Lin-côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ, nhiều nô lệ gia nhập vào quân đội miền Bắc, sức mạnh của quân đội Liên bang được tăng cường.

- 9/4/1865, nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang. Chế độ nô lệ ở miền Nam bị xóa bỏ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

18 tháng 2 2022

TKB:
Vẽ sơ đồ tư duy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427) câu hỏi 1562744 - hoidap247.com

18 tháng 2 2022

Tham khảo

image

12 tháng 3 2020

*Diễn biến

Tháng 11 - 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta.

Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm thuộc Lạng Sơn. Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ nam sông Nhị (sông Hồng), lấy thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) làm trung tâm phòng ngự.

Ngày 22 - 1 - 1407, sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở Đa Bang, quân Minh đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô.

Tháng 4 -1407, quân Minh tấn công vào Tây Đồ, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6 - 1407.

*Kết quả: Thất bại

30 tháng 4 2017
- Nguyên nhân: + NN sâu sa: do mâu thuẫn xã hội sâu sắc + NN trực tiếp: vua Lu-i triệu tập đẳng cấp thứ 3 để vay tiền và ban hành thuế - Diễn biến: + 14/7/1789, CM bùng nổ + 8/1789, quốc hội lập hiến thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền + 9/1791, hiến pháp được thông qua + 4/1792, chiến tranh Pháp Aó Phổ bùng nổ, CM Pháp chuyển sang giai đoạn mới

- Tính chất : Là cuộc cách mạng tư sản chống lại chế đọ phong kiến tạo đà cho chủ nghĩa tư bản phát triển .
- Kết quả : Cách mạng đã dành thắng lợi to lớn
- Ý nghĩa: + Đã đập tan hoàn toàn chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
+ Cách mạng pháp tắng lợi đã ảnh hưởng tới nhân dân các nước trên thế giới cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX

- Nguyên nhân : + Kinh tế : - Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, bị áp bức bóc lột nặng nề , đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
- Công thương nghiệp : Phát triển , máy móc được sử dụng nhiều trong sản xuất.
- Thương nghiệp có bước tiến mới , các công ti thương mại Pháp buôn bán nhiều nước ở châu á và phương đông
+ Chính trị : - Đến cuối tk XVIII Pháp vẫn duy trì và tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế đứng đầu là vau Lu - i XVI xã hội phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ , quý tộc , và đẳng cấp thứ 3
- Đẳng cấp thứ 3 có tiềm lực về kinh tế nhưng ko địa vị về chính trị ( luôn lệ thuộc vào các đẳng cấp khác ) dẫn đến mô thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc , dẫn đến khủng hoảng xã hội sâu sắc - báo hiệu cách mạng bùng nổ
+ Tư tưởng: Xuất hiện trào lưu tư tưởng ánh sáng , tiêu biểu là: Mông - te- ke - ơ , Vôn -te , Rút - xô , phê phán sự thối nát của cế độ phong kiến và nhà thờ Ki tô giáo , đưa ra lí thuyết xây dựng nhà nước mới , dọn đường cho cách mạng bàng nổ .
- Tính chất : Là cuộc cách mạng tư sản chống lại chế đọ phong kiến tạo đà cho chủ nghĩa tư bản phát triển .
- Kết quả : Cách mạng đã dành thắng lợi to lớn
- Ý nghĩa: Đã đập tan hoàn toàn chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
+ Cách mạngu pháp tắng lợi đã ảnh hưởng tới nhân dân các nước trên thế giới cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX

16 tháng 6 2017

ánh zin

Nói rõ ra đi

15 tháng 6 2017

- Quân Tống nhiều lần vượt sông nhưng đều bị thất bại.

- Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân bất ngờ tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống bị tiêu diệt gần hết.

- Nhà Lý đề nghị giảng hòa, quân Tống rút về nước.

15 tháng 2 2019

Đáp án: D

19 tháng 1 2020

Cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền:

*Nguyên nhân:

- Căm thù giặc.

- Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng.

*Diễn biến:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

*Kết quả: Với sự mưu trí và đoàn kết của nhân dân, Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

*Ý nghĩa lịch sử:

- Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

19 tháng 1 2020
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ:

Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về nước, tự xưng là Tiết độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận ông là người đứng đầu nước Việt.

Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo. Nhà Hậu Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.