K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

Đầu tiên chúng ta hãy làm rõ vấn đề : Thi trung hữu hoạ là gì?. Thi trung hữu họa được hiểu là trong thơ có tranh, tức thơ khơi gợi trước mắt chúng ta những bức tranh sống động.Thi trung hữu họa bởi vì: Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, thơ ca cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thơ ca phản ánh cuộc sống qua hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh. Không ở thể loại văn học nào ta bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu tượng (hình ảnh có ngụ ý), hình tượng (hình ảnh có ngụ ý xuyên suốt tác phẩm) nổi bật như thơ ca. Hình ảnh trong thơ là sự khách thể hóa những rung cảm nội tâm bởi thế giới tinh thần vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào những điểm tựa tạo hình cụ thể để hữu hình hóa. Hình ảnh trong thơ nổi bật vì còn mang màu sắc của cảm xúc mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú. Điều đó đã được minh chứng qua bài thơ: Cảnh ngày xuân. Bốn câu đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật tươi đẹp, trong trẻo. Câu thơ: “Ngày xuân con én đưa thoi” vừa tả cảnh mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay lượn trên bầu trời trong sáng, vừa ngụ ý chỉ thời gian trôi rất nhanh. Thiều quang - ánh sáng tươi đẹp đã bước sang tháng thứ ba, tháng cuối cùng của mùa xuân. Hai câu thơ sau mở ra một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

+ Thảm cỏ non trải rộng đến chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm thêm sắc trắng của bông hoa lê . Đảo ngữ “trắng” nhấn mạnh vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết. Màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu. Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, yên bình. Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên có hồn, như được tiếp thêm nhựa sống tràn trề chứ không tĩnh tại. Cảnh vật hết sức diệu kì khiến người đọc như muốn hòa mình vào không gian tuyệt vời ấy.  Nguyễn Du mới tài tình làm sao khi vẽ nên cả bức tranh xuân chỉ với bốn câu thơ, thật đúng là “thi trung hữu họa”!

B1: Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú thích).B2: Hình ảnh “dân trai tráng” được khắc họa trong hoàn cảnh nào? Hình ảnh của họ còn được nhắc lại qua những câu thơ nào trong...
Đọc tiếp

B1: Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú thích).

B2: Hình ảnh “dân trai tráng” được khắc họa trong hoàn cảnh nào? Hình ảnh của họ còn được nhắc lại qua những câu thơ nào trong bài thơ?

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

B3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu câu ghép, một câu cảm thán (gạch chân và chú thích). Nêu kiểu đoạn văn mà em vừa viết.

0
Bài 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:

.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

1. Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như

thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng

12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú

thích).

0
 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta...
Đọc tiếp

 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:

.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 

1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Diễn đạt nội dung ấy thành một câu văn hoàn

chỉnh?

2. Nếu thay từ “chết” bằng từ “tắt” trong câu thơ “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay

gắt” thì câu thơ sẽ thay đổi như thế nào? Có nên thay đổi không? Vì sao?

3. Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của những câu nghi

vấn đó?

4. Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như

thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng

12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú

thích).

1
19 tháng 2 2020

1. Nội dung chính của đoạn thơ là: Nỗi nhớ của chúa tể sơn lâm về quá khứ huy hoàng.

Câu văn: Đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng đã thể hiện nỗi nhớ của chúa tể sơn lâm về quá khứ huy hoàng.

2. Nếu thay từ "chết" bằng từ "tắt" trong câu thơ "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thì câu thơ sẽ thay đổi về nghĩa. Không nên thay đổi như vậy vì "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thì có sự chế ngự thiên nhiên, tác động lên mặt trời, khẳng định sức mạnh làm chủ núi rừng còn "Ta đợi tắt mảnh mặt trời gay gắt" thiên về sự chủ động của mặt trời.

3. Những từ nghi vấn Nào đâu, Đâu, còn đâu có tác dụng: thể hiện sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại của chúa tể sơn lâm, cho thấy tâm trạng nhức nhối không giải thoát được.

4. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn 12 câu, cách lập luận tổng phân hợp

- Nội dung: Chứng minh trong đoạn thơ có hình ảnh đặc sắc, có họa.

25 tháng 1 2022

Tham Khảo 

  “Nhớ rừng” là 1 trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế lữ và phong trào thơ mới ( 1932 – 1935). Bài thơ mượn lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên sâu sắc lời tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là (thế hệ 1930) những thanh niên tri thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, bất hòa với thực tại xã hội ngột ngạt, tư tưởng giả dối, họ khao khát khẳng định cái “tôi” và phát triển trong một cuộc sống tự do, rộng lớn. Đó là tâm sự chung của những người dân trong cảnh mất nước. Vì vậy “Nhớ rừng” có sức truyền cảm và tiếng vang lớn. Với sự trữ tình tràn đầy cảm xúc lãng mạn, hình ảnh thơ đầy chất tạo hình, ngôn ngữ nhạc điệu phong phú, bài thơ đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. 

27 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Khổ 3 là đoạn thơ hay nhất của bài Nhớ rừng. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng, oanh liệt. Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian.Chắc hẳn sau khi đọc thơ người đọc sẽ tự hỏi "Sao số phận chú hổ lại nghiệt ngã đến thế ?" Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần bảy mươi năm về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.

27 tháng 1 2022

Mình cảm ơn bn nha :33333

20 tháng 1 2022

Nhắc đến ông đồ là nhắc đến những thầy dạy chữ Nho ngày xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về ông thường xuất hiện bên đường phố để viết những câu đối đỏ:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố.

Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy.

Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động. Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ.

Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thưởng thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục.

Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thưởng thức cái đẹp. Cả đoạn thơ như khúc hát ru ta, đưa bạn đọc đến với những cảm nhận tuyệt vời nhất về ông đồ.