K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật...xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tình Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao cả của cụ Bơ – men để nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Nơi tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh" (Theo Đỗ Việt Hùng- Ôn tập và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Ngữ văn 7, kì II, trang 32)

a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ?

b. Hãy nêu luận điểm chính của đoạn văn trên?

c. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào? Hãy xác định cụ thể các luận cứ có trong đoan văn?

0
“ Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ , ông bà . Rồi khi chập chững bước vào lớp học, ta biết đến tình yêu thương mới - tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trênđường đời, trong nghệ thuật . . . xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ...
Đọc tiếp

Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ , ông bà . Rồi khi chập chững bước vào lớp học, ta biết đến tình yêu thương mới - tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trênđường đời, trong nghệ thuật . . . xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng - ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tỉnh Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao cả của cụ Bơ - men để nâng đỡ sự sống cho Giôn - xi trong " Chiếc lá cuối cùng ” của Ô.Hen - ri. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Nơi có tình thương là nơi ấmáp tình người,cứu vớt bao con người khổ đau , bất hạnh . ”

( Đỗ Việt Hùng,Ôn tập,kiểm tra,đánh giá năng lực học sinh môn Ngữ văn 7 )

a . Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ?

b . Chỉ ra tác dụng của 02 trạng ngữ tìm được trong hai câu in đậm của đoạn văn trên.

c.Đoạn văn trên đã làm rõ sức mạnh gì của tình yêu thương? Những luận cứ nào đã chứng minh cho điều đó ?

0
 A. Đề bàiCâu 1 (2 điểm): Đọc kĩ đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:Tục ngữ, ca dao, dân ca diễn tả sâu sắc, gợi cảm tình yêu thương đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc. Trong gia đình thân thuộc thì "Chị ngã em nâng". Bà con xóm giềng thì "Tắt lửa tối đèn có nhau".Trong cảnh cơ hàn hoạn nạn, nhân dân ta bằng tình thương, bằng đạo lí đã hết lòng giúp đỡ lẫn nhau, nhường...
Đọc tiếp

 

A. Đề bài

Câu 1 (2 điểm): Đọc kĩ đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tục ngữ, ca dao, dân ca diễn tả sâu sắc, gợi cảm tình yêu thương đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc. Trong gia đình thân thuộc thì "Chị ngã em nâng". Bà con xóm giềng thì "Tắt lửa tối đèn có nhau".

Trong cảnh cơ hàn hoạn nạn, nhân dân ta bằng tình thương, bằng đạo lí đã hết lòng giúp đỡ lẫn nhau, nhường cơm xẻ áo cho nhau trên tình cảm "Lá lành đùm lá rách".

Nghĩa đồng bào, tình dân tộc làm nên sức mạnh Việt Nam để chiến thắng thiên tai, địch họa, để vượt qua mọi thử thách nặng nề. Câu ca tiếng hát như làm đẹp lòng người, như nâng đỡ hồn người:

"Bầu ơi thương

Tuy rằng khác giống

lấy bí cùng,

nhưng chung một giàn."

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn

văn?

b Xác định câu nêu luận điểm trong đoạn văn?

c.Tác giả đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ luận điểm?

Câu 2 (8 điểm):

Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

B. HƯỚNG DẪN CHẤM

0
Câu 1: Cho 2 đoạn văn bản sau:a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộccũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩmcung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡngdẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho 2 đoạn văn bản sau:

a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc
cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm
cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng
dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái
hóa. Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày
càng tăng. Dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng , gia đình, cá
nhân sẽ càng giảm sút
b. Nếu con người không biết ngăn chặn hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất
nguy hại. Đến một lúc nào đó con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của
cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa:
chất thải công nghiệp đang làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô
nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các-
bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào
các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ
dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá
hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của
chúng ta.
-Câu văn nào nêu luận điềm? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì?
- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào?
Câu 2: Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các VD sau:
a.Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi con người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân
trọng, nâng niu những cuốn sách.
b. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm,
thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của phụ nữ nông dân Việt Nam
Câu 3: Xác định luận điểm và những phương pháp lập luận chính được dùng trong đoạn văn
nghị luận sau:
Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù Người không có một gia đình
riêng cho mình, nhưng cà đất nước này, cả non sông này là gia đình của Người. Đúng như
thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “ Người không con mà có triều con”. Từ miền Bắc tời miền
Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ, ai cũng dành cho Bác những tình cảm
thật cao đẹp. Đó là niềm tôn kính. Đó là sự biết ơn. Và khi Bác đi xa thì tình cảm ấy biến
thành nỗi tiếc thương vô hạn. Dù năm tháng có trôi qua, nhưng hình ảnh của Bác, của người
Cha già kính yêu ấy vẫn còn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam.
Câu 4: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8-10 câu nêu tác hại của việc học đối phó trong
học sinh hiện nay (trong đoạn có sử dụng 1 câu rút gọn)

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

Luận điểm của đoạn văn: Bác Hồ, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Phương pháp lập luận: Tác giả nêu luận điểm và chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể, qua đời sống thực tiễn và thơ ca. 

=> Đoạn văn viết theo lối Tổng - phân - hợp nhằm làm sáng tỏ luận điểm: Bác Hồ là Người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

3 tháng 4 2020

A, ND NÊU CÔNG DỤNG CỦA VĂN CHƯƠNG

B,( MK MỚI LÀM ĐC NỬA! vì mk cx có bài này mà, hơi khác chút xíu thôi, hihi)

nếu làm xong mk sẽ gủi cho bn nha!

HỌC TỐT

THÂN MẾN,

TĂNG

ĐỖ BẦN TĂNG

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.