Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới
21.A ( Nhật Bản nằm dưới ô bảo trợ của Mĩ )
B - C - D là điểm giống
22. A ( B - C - D của Nhật Bản)
23. C ( như câu 21 )
24. D
A loại do NB nghèo tài nguyên
B loại do NB k nghiên cứu KH, NB mua bằng sáng chế
C loại do VN không thể giảm chi phí cho QP do nhiều yếu tố )
-Về kinh tế:
Sau Chiến tranh thế thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
Công nghiệp : khoảng nửa sau những năm 40, Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
Nông nghiệp : năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Đức, Iatlia, Nhật Bản cộng lại.
Mĩ nắm 50% tàu bè trên biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
-Những nhân tố đưa tới sự phát triển là do :
Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên giàu có, khí hậu thuận lợi. Mĩ có nguồn nhân công dồi dào, trình độ cao.
Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
Mĩ áp dụng những thành tựu của khoa học - kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải tiến điều hành quản lí, giảm giá thành sản phẩm.
Kinh tế Mĩ có khả năng cạnh tranh lớn và có hiệu quả .
Các chính sách và biện pháp điều tiết của chính phủ Mĩ có vai trò quan trọng, thúc đẩy sản xuất.
Tuy nhiên, nền kinh tế của Mĩ cũng bộc lộ nhiều hạn chế như không ổn định, thường xuyên suy thoái, vị thế và tốc độ tăng trưởng giảm dần, sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn.
- Về khoa học - kĩ thuật :
Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đạt được nhiều thành tựu to lớn trênh các lĩnh vực : khoa học cơ bản, chế tạo công cụ sản xuất mới, sáng chế ra những vật liệu mới, tìm kiếm nguồn năng lượng mới, cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp và công cuộc chinh phục vũ trụ.
-Về chính sách đối ngoại :
Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu tham vọng bá chủ thế giới. Chiến lược toàn cầu nhằm 3 mục tiêu quan trọng:
Một là, ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình dân chủ, tiến bộ thế giới.
Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Để thưc hiện các mục tiêu trên, Mĩ đã:
Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.
Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính và các cuộc chiến tranh xâm lươc, tiêu biểu là cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài tới hơn 20 năm (1954-1975).
Năm 1972 Tổng thống Mĩ R. Nichxơn đi thăm Trung Quốc, rồi Liên Xô, nhằm hoà hoãn, với hai nước lớn để chống phá cách mạng các dân tộc.
1) Những lĩnh vực nào mà nước Mĩ đi đầu trong khoa học - kĩ thuật?
- Mĩ là nước đi đầu về khoa học - kĩ thuật và công nghệ trên thế giới, đã thu được nhiều thành tựu kì diệu trong tất cả các lĩnh vực như sáng chế các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động), các nguồn năng lượng mới (nguyên tử và Mặt Trời...), những vật liệu tổng hợp mới, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc.
- Trong công cuộc chinh phục vũ trụ (tháng 7 - 1969, lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng...) ;
- Mĩ đã sản xuất các loại vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình...).
2) Vai trò và tác dụng của khoa học – kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ.
Nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật đó, nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi nhanh chóng.
Đáp án B
Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược. Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
* Trên lĩnh vực kinh tế , khoa học - kỹ thuật :
- Nông nghiệp : Nhờ thanh tựu của cuộc "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp , từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc lương thực cho gần 1 tỉ người và có xuất khẩu.
- Công nghiệp : Sản xuất công nghiệp tăng, đặc biệt là công nghiệp nặng. Cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng hiện đại.
+ Qua 7 kế hoạch 5 năm, nền công nghiệp Ấn Độ giữ mức phát triển trung bình là 5%năm. Ấn Độ chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tầu thủy, đầu máy xe lửa, tivi mầu...Nhiều nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử....) được xây dựng đảm bảo nhu cầu về điện cho Ấn Độ.
+ Vào những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 đạt 7.5%, năm 1988 đạt 6%, năm 1999 đạt 7.1%, năm 2000 đạt 3.9%.
- Công nghệ : Trong 3 thập niên cuối thế kỉ XX, Ấn Độ đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin và viễn thông, cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ...
- Khoa học - kĩ thuật :
+ Từ những năm 90, Ấn Độ thực hiện "cách mạng chất xám", trở thành một trong những quốc gia sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
+ Năm 1974, Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử. Năm 1975 phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất bằng tên lửa của mình. Năm 1996, với việc phóng thành công vệ tinh địa tĩnh, Ấn Độ trở thành một trong 6 nước có khả năng phóng vệ tinh lên vũ trụ. Đến năm 2002, Ấn Độ có 7 vệ tinh nhậ tạo đang hoạt động trong vũ trụ.
+ Trong các lĩnh vực văn hóa giáo dục và khoa học , kĩ thuật khác, Ấn Độ cũng có những bước tiến nhanh chóng.
* Về chính sách đối ngoại :
- Ấn Độ thi hành chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc. Ần Độ là một trong những nước sáng lập phong trào không liên kết. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong đó có Việt Nam (Ấn Độ chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7/1/1972)
=> Từ năm 1950, Ấn Độ đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn, đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, hoa học kĩ thuật, đối ngoại, đã từng bước nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Đáp án C
1. Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => Đúng
2. Sau khi giành được độc lập các nước sáng lập ASEAN thực hiện chính sách kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo => Sai, trước tiên thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
3. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX là tình trạng chiến tranh lạnh => Đúng
4. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh sau chiến tranh thế giới thứ hai là đấu tranh vũ trang => Sai.
Đáp án B
Trong giai đoạn đầu tiên (từ năm 1945 – 1973)
* Kinh tế:
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại; nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…
- Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
* Khoa học - kĩ thuật:
- Mỹ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
- Thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển, ảnh hưởng lớn đến thế giới.
Trong các giai đoạn sau từ 1973 đến 1991 và từ 1991 đến 2000, kinh tế Mĩ gắn liền với những đợt súy thoái ngắn, không chiếm ưu thế về mọi mặt như giai đoạn 1945 - 1973.
Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh