K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2019

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn thơ cuối bài (8 câu cuối) chính là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển.

Để diễn tả tâm trạng của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển để khắc họa tâm trạng của Kiều trong lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Mỗi biểu hiện của cảnh chính là ẩn dụ về tâm trạng con người, mỗi một cảnh khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau trong khi nỗi buồn ấy lại ẩn chứa tâm trạng.

Thông qua điệp từ “buồn trông” kết hợp cùng với hình ảnh đứng sau và hệ thống các từ láy tượng hình, gợi sự dồn dập, chỉ có một từ tượng thanh ở cuối câu tạo nên nhịp điệu diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng lên, lớp lớp nỗi buồn vô vọng, vô tận.

19 tháng 2 2021

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Người mẹ thứ hai của em ở trường là cô Dung.  là người đã dạy em từng con chữ, dạy em cái hay của văn chương, sự kì diệu của những con số. Cô cũng là người dạy em biết cách ứng xử, biết sống đúng mực. Mỗi điều đáng quý ấy em đều khắc sâu trong lòng. Chúng là hành trang để em có thể phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Sau này dẫu có đi đâu bao xa em vẫn sẽ luôn nhớ về cô, người phụ nữ dịu dàng đã dạy chúng em biết bao điều quý giá trong cuộc sống.

6 tháng 9 2017

a. Kiểu văn biểu cảm và thể loại trữ tình

- Giống : yêu tố cảm xúc, tình cảm giữ vai trò chủ đạo

- Khác :

    + Văn bản biểu cảm : Bày tỏ cảm xác về một đối tượng ( văn xuôi)

    + Tác phầm trữ tình : đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống ( thơ).

b. Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình :

- Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.

- Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình.

- Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn

- Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm.

8 tháng 3 2021

Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng vậy, phải không ngừng nỗ lực để có thể theo kịp sự thay đổi của cuộc sống. Có thể ngày hôm nay như vậy, nhưng tương lai không biết sẽ ra sao. Chính vì vậy, chúng ta phải có ý thức tự chủ động tìm hiểu kiến thức, tự học, tự trau dồi bản thân để có thể bắt kịp với guồng quay của nhịp sống xã hội.

Khái niệm của việc tự học rất đơn giản. Đó chính là tự vận động bản thân mình, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức mới, những điều ta được trải nghiệm trong cuộc sống mà không phải chờ đợi người khác chỉ bảo, dạy dỗ lại. Tự học có lẽ là điều rất cần thiết bởi với nhịp sống xã hội không ngừng phát triển ngày nay, nếu không tự học, chúng ta sẽ bị thụt lùi so với thời đại. Không chỉ thế, kiến thức là điều vô hạn, chỉ có con người là hữu hạn. Không phải điều gì chúng ta cũng biết, cũng thông thạo am hiểu. Cần phải có một quá trình học tập, trau dồi mới có thể học được những thứ ta cần, để phục vụ cho công việc. Nhưng khi ta chưa kịp nắm vững về lĩnh vực này, thì ngày mai xã hội lại có những ý tưởng, những sáng kiến mới, do đó buộc chúng ta phải luôn không ngừng rèn luyện, học tập để có được những hiểu biết, cũng như kiến thức nhất định để phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống.

Nhưng tại sao lại phải tự học, vì khi có điều kiện, chúng ta có thể đi học trường nọ lớp kia. Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi những gì ta tự học, tự mày mò tìm hiểu, chắc chắn sẽ để lại trong chúng ta ấn tượng sâu sắc hơn, so với những kiến thức khô khan trên lớp. Chúng ta đam mê một điều gì đó, rồi tự khám phá, tìm hiểu, vấn đề sẽ được giải quyết một cách triệt để hơn. Tất nhiên trong quá trình tự học, ta có thể tham khảo từ những người xung quanh, bạn bè, thầy cô, trường lớp… nhưng quan trọng nhất vẫn phải là bản thân chúng ta, bởi chẳng ai có thể học và ghi nhớ thay bản thân ta được.

Bên cạnh những người đã biết chủ động học tập, thì thế hệ trẻ hiện nay một số đông đang có tính ỷ lại, học tập một cách bị động, học gạo, không mang lại hiệu quả cao. Các em học tập theo một cách đối phó, chỉ để chống đối với cha mẹ, thầy cô, hoặc để có thành tích tốt, bảng điểm đẹp, nhưng kết quả thực chất lại không có gì. Lý do bởi các em đâu có đam mê, đâu có hứng thú, chỉ học cho có, vì trách nhiệm mà thôi. Cũng có những người lại tự mãn, quá tin vào bản thân. Họ cho rằng những gì họ biết đã là quá đủ, đủ để phục vụ cho cuộc sống, nhưng họ đâu biết rằng, đến một ngày cuộc sống, cũng như xã hội thay đổi, những gì họ biết đã không còn là đủ. Khi đó, họ sẽ trở thành những con người đi chậm lại so với xã hội, dẫn đến tình trạng chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống.

Có rất nhiều tấm gương về tinh thần tự học, tiêu biểu chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta. Người đi khắp nơi, làm mọi nghề, tự học mọi thứ mà không cần thầy cô, trường lớp nào. Mỗi người hãy noi theo những tấm gương sáng đó, ngày đêm trau dồi, rèn luyện bản thân học tập thật tốt, để trở thành người có ích cho xã hội, cũng như tạo được những niềm vui cho riêng bản thân nhờ vào việc học.

Chú thích :

Có lẽ : thành phần biệt lặp tình thái

Chính vì vậy : Phép liên kết ( phép nối)