K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2018

Tác Dụng : là Nhấn mạnh tiếng gà trống

30 tháng 7 2018

 Điệp ngữ ''nghe'' cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ:

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
_ Điệp ngữ ''tiếng gà trưa'' mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm
_ điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất:
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác

* Mik chưa được học bài " Tiếng gà trưa", ngày mai mik ms học cơ. mik chỉ có thể là soạn bài này cho bạn thôi.

Bài làm

Soạn bài: Tiếng gà trưa

Câu 1 (trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cảm hứng sáng tác của tác giả trong bài thơ được gợi từ sự việc:

Trên đường hành quân, buổi trưa, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhảy ổ gợi cho người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh của người bà tần tảo, sớm hôm yêu thương, chăm sóc người cháu.

Câu 2 (Trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Những hình ảnh đẹp đẽ và kỉ niệm êm đềm được gợi lên từ tiếng gà trưa:

- Những chú gà mái tơ, mái vàng bên ổ trứng hồng

- Kỉ niệm những lần xem trộm gà đẻ, rồi bị bà mắng

- Hình ảnh bà chăm sóc đàn gà, bà soi những trái trứng hồng

- Tình cảm tha thiết người bà dành cho cháu. Bà chăm lo cho đàn gà, nâng niu những quả trứng với niềm mong ước nhỏ ngoi để cuối năm bán gà mua cho cháu quần áo mới

→ Tất cả hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ đói khổ nhưng vẫn tràn ngập tình yêu thương, sự vun đắp của người bà dành cho cháu

Câu 3 (trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tình cảm bà cháu trong bài thơ sâu nặng, thắm thiết

     + Người bà dù sống trong cảnh nghèo nhưng người bà luôn dành mọi sự quan tâm, chăm sóc cho người cháu

     + Người cháu luôn yêu thương, quý trọng bà

     + Khi xa quê hương, đi chiến đấu người cháu vẫn luôn nghĩ về bà, bởi hình ảnh về bà in đậm trong kí ức của người cháu

Câu 4 (trang 151 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, sáng tạo và linh hoạt

     + Mỗi khổ thơ có 4 câu nhưng có những khổ thơ có 5 tới 6 câu, khổ 1: 7 câu

     + Cách gieo vần không theo cách thức thông thường: chủ yếu là vần cách, không đúng vần nhưng nghe rất hài hòa

     + Việc bắt đầu các khổ thơ 5 chữ bằng những câu thơ 3 tiếng khiến câu thơ được nhấn mạnh cảm xúc

- Sau mỗi tiếng gà trưa những kỉ niệm lại ùa về mạnh mẽ, gợi lên những cảm xúc của tuổi thơ, những tình cảm bà cháu ấm áp, thân thương.

Luyện tập

Bài 1 (Trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1) Tìm chọn học thuộc lòng đoạn thơ 10 câu trong bài Tiếng gà trưa

Bài 2 (trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tình cảm bà cháu sâu nặng, đẹp đẽ khắc sâu trong tâm trí người cháu. Điều đó làm nên hành trang và động lực chiến đấu của người cháu. Chính vì thế chỉ một tiếng gà trưa bao kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, về hình ảnh người bà bỗng chốc hiện lên chân thật, đẹp đẽ. Bà yêu thương, tần tảo chăm sóc người cháu, chắt chiu, dành dụm để nuôi dưỡng người cháu. Người cháu luôn biết ơn bà, luôn thương nhớ về bà để tiếp tục chiến đấu. Tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

23 tháng 11 2018

*Bài"Tiếng gà trưa" có điệp ngữ :

-"nghe"

+dạng điệp ngữ:điệp ngữ cách quãng

+tác dụng:nhấn mạnh âm thanh tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân đồg thời thể hiện nỗi xúc động từng đợt dâng trào của người chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc giống ở quê hương

-"vì":

+dạng điệp ngữ:điệp ngữ cách quang̃

+tác dụng:nhấn mạnh mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ

_ Điệp ngữ ''nghe'' cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ:

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
_ Điệp ngữ ''tiếng gà trưa'' mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm
_ điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất:
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác

17 tháng 12 2018

+)  nghe  -> hình ảnh tiếng gà trưa gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ , xóa tan mệt mỏi , cực nhọc của cuộc hành quân

+) này -> chỉ sự vui sướng 

+) tiếng gà trưa -> nhấn mạnh hình ảnh người bà liên tục trong kí ức của người cháu

+) vì -> nhấn mạnh , khẳng định về niềm tin , mục đích chiến đấu cao cả của người cháu`

hok tốt nha bn

20 tháng 2 2021

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

=> điệp ngữ " vì "

=> tác dụng :nhấn mạnh mục đích chiến đấu của cháu hôm nay , đồng thời nêu lên tình cảm của cháu với bà , với đất nước . Ngoài ra , phép điệp ngữ còn tạo nên nhịp điệu cho câu thơ và làm cho đoạn thơ tăng gái trị biểu cảm

 

 

20 tháng 2 2021

Phép điệp ngữ:

nghe(3 lần) => Nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa

21 tháng 11 2017

gay nhan manh

22 tháng 11 2017

nhấn mạnh tiếng gà gáy

15 tháng 7 2021

cảm thụ đúng ko

23 tháng 12 2021

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

- Đoạn thơ trên có điệp ngữ "vì", chúng thuộc dạng điệp ngữ cách quãng.

=> Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài thơ đồng thời tạo tính nhịp điệu cho đoạn thơ. Qua đó nhấn mạnh tình yêu bà, yêu gia đình, xóm làng, mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước của người cháu. 

Đây là khổ cuối của bài nha

23 tháng 12 2021

dạ mà có khổ 1 không ạ