Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý cho bạn:")
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận "Vai trò của tính tự lập".
+ Những đức tính tốt cần rèn luyện, tiếp tục cuộc hành trình sống trên chính đôi chân của mình,...
Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Tự lập là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống, giúp con người tự tin và thành công.
+ Tính tự lập không chỉ đơn thuần là khả năng làm việc một mình mà còn là khả năng tự quản lý, tự điều hành và tự định hình cuộc sống của chính mình.
- Lợi ích của tính tự lập:
+ Giúp chúng ta trở nên độc lập và không phụ thuộc vào người khác.
+ Chúng ta có thể tự quyết định, đảm nhận trách nhiệm cho cuộc sống của mình; không cần phải chờ đợi ai đó giúp đỡ hay chỉ dẫn, mà có thể tự mình tìm hiểu, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
- Mở rộng:
+ Bằng cách tự lập, chúng ta biết cách ưu tiên công việc, lập kế hoạch và tổ chức thời gian một cách hiệu quả.
=> Chúng ta không chỉ làm việc có kỷ luật mà còn có khả năng hoàn thành công việc một cách chính xác và đúng hẹn.
+ Tự lập còn giúp chúng ta phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi gặp phải khó khăn, chúng ta không sợ trở thành người phụ thuộc mà thay vào đó, chúng ta tìm cách tìm ra giải pháp và đối mặt với vấn đề. => trở nên linh hoạt và sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án và lựa chọn tốt nhất.
+ Đôi khi chúng ta không thể đơn độc hoàn thành công việc mà cũng cần có sự trợ giúp từ mọi người, bạn bè xung quanh ta. Vì "Muốn đi đường dài thì đi cùng nhau".
- Liên hệ bản thân: mình đã có tình tự lập chưa?, mình thể hiện điều đó qua việc gì?
+ tự giác học tập.
+ tự học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi.
+ ....
Kết đoạn:
- Khép lại, tính tự lập mang lại sự tự tin và thành công trong cuộc sống. Không ngại khó khăn, thử thách và luôn vững tin vào bản thân. Đó là một phẩm chất quan trọng với mọi người!
- Định nghĩa: Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, chê trách.
Vai trò của tính tự lập:
+ Làm chủ cuộc sống mình một cách tích cực không bị bất kì ai chi phối, ảnh hưởng
+ Rèn luyện được những tính cách khác: có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu
+ Người có tính tự lập sẽ chiếm giữ được niềm tin với mọi người và thăng tiến xa hơn
+ Học được cách tìm tòi nỗ lực tự vượt qua khó khăn trong cuộc sống
Từ những gợi ý trên bạn bổ sung thêm ý của mình là có thể hình thành một đoạn văn theo yêu cầu đề bài
Khi đọc tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chắc hẳn ai cũng nhận định rằng Thu là một đứa trẻ bướng bỉnh và ngang ngạnh nhưng lại có một tình cảm thật sâu nặng đối với người cha của mình. Thu quả là thật bướng khi nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là cha cho dù ông đã dành trọn hết tình cảm cho Thu sau 8 năm ròng xa cách. Cũng phải thôi vì từ khi sinh ra đã bao giờ em được biết đến cha, đã bao giờ em được cha chở che, âu yếm. Có lẽ vì khoảng cách giữa tình cha con trong những tháng ngày bom đạn quá xa vời nên Thu tỏ ra thật thờ ơ và lạnh nhạt trước mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho mình. Thu nào có hay biết những tháng ngày nơi chiến khu cha em đã nhớ về em và mong đứa con thơ cất lên gọi mình một tiếng ba, Thu nào có hay biết tâm trạng cha đau khổ bao nhiêu khi người con yêu thương, bé bỏng của mình lại thốt lên gọi mình bằng hai tiếng”người ta”, ôi sao nghe xa lạ quá. Không những thế Thu còn đành lòng hất đổ cái trứng cá to vàng mà cha gắp cho mình. Bị cha đánh nhưng Thu không hề khóc mà lẳng lặng gắp trứng cá bỏ vào chén rồi chạy sang nhà ngoại. Hôm sau biết tin ông Sáu trở về đơn vị, Thu đã khóc, em khóc nhiều lắm. Em khóc vì em đã biết ông Sáu là cha, em đã biết em đã bỏ qua tình cảm thiêng liêng giữa em và cha mà suốt 8 năm nay em hằng mong ước. Em hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, dang hai chân câu chặt lấy ba sao cảm động và thiêng liêng quá. Các bạn thấy đấy nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng không những là một đứa bé cứng cỏi, ngang ngạnh mà còn là một cô bé có một tình cảm nồng nàn mãnh liệt đối với người cha của mình.
Nhà văn Kim Lân được biết đến là nhà văn của nông dân và nông thôn Việt Nam. Những trang viết của ông luôn mang sự gần gũi, giản dị, gắn liền với hình ảnh con người, làng quê Việt Nam. Đến với truyện ngắn “Làng”, ta lại bắt gặp chân dung người nông dân Việt Nam chất phác, mang lòng yêu quê hương, yêu nước sâu sắc qua hình ảnh nhân vật ông Hai.
Ông Hai - nhân vật chính của toàn bộ câu chuyện- đã được tác giả Kim Lân khắc họa chân thực, mang trong mình tình yêu làng chân chất, tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt. Tình huống truyện éo le được đặt ra khi gia đình ông Hai phải đi tản cư do quân Pháp đến đánh chiếm làng. Dù không ở lại, nhưng trong lòng ông Hai vẫn luôn đau đáu nhớ làng, luôn nghe ngóng mọi tin tức về làng Chợ Dầu của mình. Trớ trêu thay, ông Hai lại nghe được tin Làng Chợ Dầu của mình đi theo giặc. Đau đớn, tủi hổ, ông Hai không còn tin vào tai mình khi bắt đầu nghe tin làng quê mình theo Tây. Lòng yêu làng từ trước đến nay không bao giờ thay đổi, tình yêu đó là nỗi nhớ mong khi phải xa, là niềm đau đáu mỗi khi nhớ về những kỉ niệm cùng anh em ở làng đào hào, đắp ụ…Mà giờ đây, ông Hai lại phải đứng giữa lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Và ông đã khẳng định chắc nịch “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Vậy là, niềm tin tưởng vào ánh sáng của Cách mạng, của Cụ Hồ của ông Hai dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn bền chắc nhất, cho dù nó là sự đánh đổi một tình yêu thiêng liêng với mảnh đất quê hương chôn rau cắt rốn. Sự lựa chọn ấy đã thể hiện rõ nhất tình yêu cũng như niềm tin tưởng vào ánh sáng của Đảng của người dân Việt Nam. Cuối cùng, ông Hai lại như vỡ òa trong niềm sung sướng khi nghe tin cải chính, nghe tin làng mình không những không theo Tây mà còn đứng lên đấu tranh rất kiên cường.
Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã thể hiện nổi bật và rõ nét phẩm chất, niềm tin của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, được thể hiện rõ qua hành động, suy nghĩ của nhân vật ông Hai. Tình huống truyện đã đặt nhân vật vào một sự lựa chọn không hề dễ dàng. Tình yêu nào cũng là thiêng liêng và đáng trân trọng, và nhất là tình yêu quê hương, yêu đất nước. Nhưng thật trớ trêu khi hai tình cảm thiêng liêng nhất ấy lại đặt ra cho người nông dân chất phác, hiền lành phải có sự lựa chọn. Và cuối cùng, tình yêu nước đã chiến thắng tất cả. Ông Hai quả thực là một người nông dân chân chất, điển hình cho hình ảnh những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Khi xa quê, ông cũng luôn tự hào mà nhớ về những ngày tháng cùng anh em trong làng lao động, đào hào, đắp ụ…Và dù xa quê, ông vẫn luôn mong ngóng ngày trở về. Nhưng khi nghe tin làng theo giặc, thì một sự sụp đổ về niềm tin đã làm ông Hai đau lòng và tủi hổ biết bao nhiêu. Sự xấu hổ đến tột cùng khi nghe tin làng theo Tây làm “Cổ họng ông nghẹn ắng. Da mặt tê rân rân”. Ông xấu hổ, vì ông thấy mình xuất thân từ làng mang mác theo giặc, xấu hổ vì lòng tự trọng của một con người yêu quê biết bao mà quê mình lại phản Cách mạng. Qua cuộc trò chuyện với đứa con nhỏ, ông Hai càng thêm khẳng định một niềm tin chắc nịch về niềm tin với Đảng và với Bác Hồ. Khi nghe tin cải chính, ông Hai đã như vỡ òa trong niềm sung sướng. Có thể theo lẽ bình thường, khi nghe tin nhà mình bị đốt, người ta sẽ phải ngậm ngùi mà tiếc của, xót xa mà kêu than. Nhưng, ông Hai lại khác, ông cứ đi khoe hết cho người nọ người kia về việc nhà mình đã bị đốt. Đó tưởng chừng như sự vô lý, nhưng đặt vào hoàn cảnh của nhân vật lại vô cùng hợp lý. Ông Hai muốn khoe về việc nhà mình bị đốt, như là một minh chứng rõ ràng cho việc làng Chợ Dầu quê ông không theo giặc. Vậy là, sự mất mát của cá nhân đã bị quên đi để thay vào đó là niềm tự hào cho quê hương chợ Dầu.
Qua tác phẩm, nhà văn Kim Lân đã khắc họa chân thực và nổi bật nhân vật ông Hai tiêu biểu cho hình ảnh những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Họ là những con người hết sức bình dị, chân chất, nhưng ẩn sâu đằng sau đó là một tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt. Cách mạng và kháng chiến đã đem lại nhận thức, tình cảm mới mẻ, mang đến niềm tin vững bền cho người nông dân. Tình cảm truyền thống yêu quê hương bao đời nay của người nông dân đã được nâng lên thành tình yêu nước sâu sắc. Đó cũng chính là tiền đề để tạo nên sức mạnh nhân dân, để có thể đánh thắng, đánh tan mọi kẻ thù xâm lược.
Tác giả Kim Lân đã vận dụng sáng tạo và thành công cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật chân thực mà điêu luyện. Tác giả đã để cho nhân vật của mình trải qua những đấu tranh về mặt tâm lý, để nhân vật đưa ra những suy nghĩ, lựa chọn mang tính bước ngoặt cho câu chuyện. Truyện ngắn “Làng” cũng đã rất thành công khi xây dựng được hình ảnh nhân vật ông Hai tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân Việt Nam thời bấy giờ. Dù là ngày ấy hay bây giờ, thì tình yêu quê hương, yêu đất nước luôn cần được giữ gìn và phát huy.
“Làng quê”, hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước, gốc đa, con đò… hướng về những người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kim Lân vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người ở nông thôn Việt Nam nên các truyện gắn của ông thường gây ấn tượng độc đáo, rất giản dị, chân chất về đề tài này. Truyện ngắn Làng cũng vậy, truyện ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu làng Chợ Dầu. Với những chuyển biến trong nhận thức và suy nghĩ, ông Hai đã trở thành một điển hình của người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Như bao con người Việt Nam khác, ông Hai cũng có một quê hương yêu thương, gắn bó. Làng Chợ Dầu luôn là niềm tự hào và là kiêu hãnh của ông. Ông luôn khoe về làng mình, đức tính ấy như đã trở thành bản chất. Ông cũng như mọi người nông dân Việt Nam khác, có quan niệm rằng “Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, đối với họ, không có bất cứ đâu đẹp hơn nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trước cách mạng, mỗi khi kể về làng, ông đều khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc sừng sững ở cuối làng. Sau Cách mạng, làng ông đã trở thành làng kháng chiến, ông đã có nhận thức khác. Ông Hai không còn khoe về cái sinh phần ấy nữa mà ông lấy làm hãnh diện với sự cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê mình. Ông khoe làng có “những hố, những ụ, những giao thông hào”, “có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”… Kháng chiến bùng nổ, ông Hai bất đắc dĩ phải rời làng đi tản cư. Trong những ngày buộc phải rời xa làng tâm trí ông luôn nhớ về nơi ấy, về những anh em đồng chí của mình, ông muốn “cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào,khuân đá…’’.
Ở nơi tản cư, ông luôn đến phòng thông tin để theo dõi và mong ngóng tin tức về làng nhằm nguôi ngoai nỗi nhớ. Trong lúc mong tin làng, những tin vui chiến thắng ở khắp nơi khiến ông vui sướng vô cùng, “ruột gan cứ múa cả lên”. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà đi tản cư, ông Hai vô cùng sửng sốt, “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được” . Đến khi nghe kể rành rọt, không thể không tin vào điều xấu ấy, niềm tin và tình yêu bấy lâu nay của ông về làng như sụp đổ. Ông đã “gầm mặt xuống”, đánh trống lảng rồi bước đi như kẻ trốn nợ. Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người nhưng lại không tin họ theo giặc. Mấy hôm liền, ông không dám đi đâu vì xấu hổ, luôn bị ám ảnh cái tinh khủng khiếp ấy và hay hốt hoảng giật mình. Những ngày này mâu thuẫn nội tâm trong con người ông Hai diễn ra một cách quyết liệt và ngày càng dâng cao. Đã có lúc ông nghĩ đến việc “quay về làng” nhưng ông đã dứt khoát “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tuy quyết định như thế nhưng ông vẫn rất đau đớn xót xa. Tất cả những cử chỉ của ông Hai khẳng định tình yêu làng của ông đã hòa quyện vào cuộc kháng chiến của dân tộc và ông sẽ gắn bó cả cuộc đời với nó bằng suy nghĩ và hành động. Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời nói với đứa con út ngây thơ: “Bố con mình theo kháng chiến, theo Cụ Hồ con nhỉ?” để giãi bày tâm sự, trút bỏ, an ủi lòng mình. Đồng thời, ông cũng truyền cả tình yêu nước sang cho con mình và khẳng định tình cảm của bố con ông với kháng chiến, với Cụ Hồ là trước sau như một.
Đau khổ là thế, lo âu là thế nhưng cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính. Niềm vui trong ông Hai như vỡ òa. Ông chạy đi khoe ngay với bác Thứ rồi gặp bất cứ ai ông cũng khoe Tây đã đốt nhà mình như muốn chứng minh làng mình không theo giặc với tất cả niềm tin và tình cảm của ông. Đối với ông hai cũng như mọi người nông dân khác, con trâu, mảnh ruộng, gian nhà là vô cùng quý giá nhưng họ thà mất đi tất cả chứ không chịu mất nước và ý chí ý đã trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.
Cách mạng và sự nghiệp kháng chiến đã tác động mạnh mẽ, đem lại những nhận thức, những tình cảm mới lạ cho những người nông dân. Từ đó khiến họ nhiệt tình tham gia kháng chiến và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng, vào lãnh tụ. Ở nhân vật ông Hai, tình cảm đẹp đẽ có tính chất truyền thống của người nông dân Việt Nam là tình yêu làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước. Sự hòa quyện và gắn bó của tình yêu quê hương và tình yêu đất nước là nét mới mẻ trong nhận thức của người nông dân, của quần chúng cách mạng trong giai đoạn văn học chống Pháp.
Với kết cấu đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với tình yêu làng sâu sắc, “Làng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều ý vị sâu sắc. Làng Nhà văn Kim Lân đã xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với các phẩm chất tốt đẹp của người nông dân. Đồng thời nhà văn còn khôn khéo xây dựng tình huống thử thách làm bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhân vật. Tác giả đã miêu tả đặc biệt tài tình nội tâm của nhân vật với những suy nghĩ phức tạp, giằng xé. Tác giả đẩy các chi tiết đến cao trào rồi giải quyết một cách nhẹ nhàng, thỏa đáng và có hậu, tạo hứng thú và bất ngờ cho người đọc, người nghe. Cách sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc, gần gũi với nông dân trong đối thoại, giao tiếp kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của họ khiến những trang viết của Kim Lân thật gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc.
Hiện nay, tại một số vùng và vị trí có tính chất nhạy cảm và có tranh chấp như: biển Đông, bán đảo Triều Tiên hay Syria,.... đều tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ các cuộc chiến tranh hoặc xung đột. Vũ khí hạt nhân được con người khai thác và sáng chế để phục vụ mục đích quân sự và chính trị của chính quốc gia. Các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân tựa như một cuộc ráo riết trang bị và xây dựng tiềm lực quân sự của chính quốc gia mình. Tại những vùng tranh chấp đó, khả năng xảy ra những cuộc chiến tranh vũ khí hạt nhân là vô cùng lớn. Hậu quả do vũ khí hạt nhân đem đến là không thể tưởng tượng được, tựa như có thể đưa trái đất trở về trạng thái nguyên thủy như 3 tỷ năm về trước vậy. Điều phi lý chính là ở chỗ tiền của dành cho những vũ khí hạt nhân tiềm ẩn sự hủy diệt trái đất đó có thể được dùng để cứu trái đất, làm những việc có ích hơn. Vì vây, để có thể đẩy lùi chiến tranh hạt nhân, cần sự chung tay của nhân loại toàn thế giới. Hơn nữa, những mối hiểm họa của các cuộc nội chiến, hay chạy đua vũ trang cũng đến với cuộc sống người dân. Đó là sự đe dọa từng giây từng phút đến tính mạng, sự an toàn của cuộc sống người dân. Và rồi nó kéo theo biết bao những rối ren về chính trị và dân sinh khác nữa. Ta vẫn chứng kiến biết bao nhiêu làn sóng tị nạn của những người dân ở những vùng chiến tranh liên miên kéo dài. Sự rối ren, bất ổn trong cuộc sống đó đã gây nên nỗi đau, nỗi khổ của người dân vô tội và thậm chí là những cái chết thương tâm. Nạn nhân của những sự bất ổn về nền hòa bình thế giới hiện nay càng tệ hơn nếu là trẻ em, thế hệ mầm xanh của đất nước. Dẫn chứng chính là cậu bé Alan Kurdi 3 tuổi người Syria chết trên bờ biển do làn sóng tị nạn. Rõ ràng, chúng ta đều ý thức được nỗi đau khổ mà chiến tranh hạt nhân, sự bất ổn về hòa bình đem đến cho con người. Một ngày nào đó, con người đứng trước nguy cơ trái đất bị tận diệt bởi vũ khí hạt nhân, mọi sự sống trên trái đất sẽ biến mất không còn chút dấu vết như 3 tỷ năm về trước. Là một công dân, em ý thức được những việc làm của bản thân để giữ gìn được nền hòa bình thế giới.
Tham khảo!
Trong học tập, tự học là một yếu tố cần thiết làm nên thành công. Mỗi người trong chúng ta có lẽ đã nghe nhiều về hai từ tự học. Tự học là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện kỹ năng, nhận thức. Tự học là chủ động, tự giác tìm hiểu, trau dồi kiến thức, hình thành kỹ năng cho bản thân mà có thể không cần nhờ người khác. Như vậy, tự học trong học tập là rất quan trọng. Vì sao vậy? Bởi kiến thức là bao la, vô tận đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự chủ động khám phá, tìm kiếm, không phải lúc nào cũng dựa dẫm, ỷ lại. Cuộc sống bao điều phong phú, mới lạ, chúng ta phải tự tạo lập cho mình một cách thức để khám phá mà không thể mãi đi theo lối mòn của mọi người được. Tự học là điều cần có và nên có ở mỗi người. Không chỉ dừng lại ở đó, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không phải chờ đợi sự giải đáp thắc mắc từ một người nào, chúng ta hoàn toàn bằng khả năng của bản thân có thể tự mày mò. Nó khiến bộ não của chúng ta tư duy, dần dần trở thành một thói quen tốt, không thụ động trong việc khám phá tri thức. Từ đó tự học bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Tự học cũng chính là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và đạt được thành công. Ai trong chúng ta chắc đều biết tới cậu bé Đỗ Nhật Nam, nhờ tinh thần tự học, tự mày mò, tìm hiểu những điều mới lạ, cậu học sinh nhỏ tuổi đã trở thành nhà dịch giả nhỏ tuổi nhất của Việt Nam, được bạn bè trong nước và quốc tế thán phục, ngưỡng mộ. Học sinh có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
Tham khảo thôi nhé:
I. Mở bài
- Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.
2. Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường
- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
3. Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?
- Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.
- Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.
- Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Dẫn chứng:
- Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác:
“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”
Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.
4. Mở rộng
- Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.
- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
III. Kết bài
- Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.
- Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.
Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con người tài giỏi, thành công. Không phải tự nhiên họ có được những kết quả tốt đẹp. Đó là cả một quá trình dài. Trên hành trình đó không thể thiếu tính tự lập, một đức tính quan trọng của cuộc sống.Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Hiểu đơn giản tự lập là những hành động hết sức quen thuộc. Tự làm bài về nhà mà bố mẹ không phải nhắc nhở, tự dọn dẹp nhà cửa mà không cần cha mẹ nhờ, bài kiểm tra hoàn thành mà không phải đi chép bài, hay dám đứng dậy trả lời, giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề được nêu ra…Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gữi, những em bé vùng cao, bố mẹ đi làm từ sớm, phải ở nhà chăm em, dọn dẹp nhà cửa, náu cơm,… Chúng tự ý thức được những việc chúng phải làm và tự lập ngay từ khi còn rất nhỏ.Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dãn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.Tuy nhiên, về thực tế xã hội ngày nay, hiện trạng mọi người về ý thức tự lập đang là vấn đề cần quan tâm. Học sinh ỷ lại vào các thiết bị điện tử, ỷ lại vào học thêm mà không có ý thức tự học, ỷ lại vào các sách tham khảo…. Tính tự lập gần như đang là số 0 với học sinh. Việc học tủ trước khi đi thi, diễn ra thường xuyên dẫn đến điểm kém, và không có kiến thức ở nhiều học sinh. Nhiều đứa trẻ thành phố, quen thói được nuông chiều, ở nhà có giúp việc dọn dẹp mà không biết làm việc nhà. Hay chúng quen được bố mẹ nấu sẵn và không hề biết nấu bất kì món ăn nào. Thực trạng này diễn ra rất nhiều, phổ biến. Nhưng vẫn còn rất nhiều người và nhiều học sinh biết rèn cho mình tính tự lập để tìm được con đường đến thành công dễ dàng.Muốn có được tính tự lập, mỗi người chúng ta luôn phải tự trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Hơn thế phải biết cùng mọi người cố gắng rèn luyện đức tính tự lập đáng quý. Tuy vậy, tự lập phải đi cùng sự tỉnh táo và biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.Thành công sẽ không đến với những ai không có tính tự lập. Bởi tự lập là một trong những điều cốt lõi nhất của con người trên con đường hoàn thiện bản thân
I. Mở bài
Không thể thành công nếu như con người thiếu tính tự lập. Tự lập là đức tính càn thiết và quan trọng.
II. Thân bài:
* Giải thích
Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác.
Biều hiện:
- Tự học mà bố mẹ không phải thúc giục
- Hoàn thành mọi bài tập bằng sức của mình, không đi chép bài
- Dám đưa ra ý kiến, quan điểm của mình
*Vì sao phải có tính tự lập?
- Tự lập là đức tính quan trọng mà cha ông chúng ta dạy từ thuở nhỏ.
- Tự lập giúp con người có tính sáng tạo hơn.
- Khi tự lập, con người có ý thức hơn trong mọi hành động
- Tính tự lập giúp con người nhận thức toàn diện hơn về mọi mặt, có cái nhìn bao quát hơn về mọi mặt cuộc sống.
- Tính tự lập giúp con người khẳng định giá trị bản thân.
- Tính tự lập giúp xã hội hoàn thiện và phát triển
* Hiện trạng ngày nay
- Học sinh đang thiếu dần tính tự lập, ỷ lại vào học thêm, mạng Internet, sách tham khảo,…
- Nhiều người dựa dẫm, chờ đợi người khác
- Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người biết sống tự lập, không phải chờ đợi, dựa dẫm, sống bằng chính bản thân.
* Bài học
- Chăm chỉ rèn luyện học tập
- Giúp đỡ mọi người xung quanh cùng rèn luyện tính tự lập
III. Kết bài
Đừng để thành công xa rời bạn vì bạn không phải là người có tính tự lập.