K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2018

-Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.

-Từ sau ngày giành được độc lập,Ấn Độ đã xây dựng được 1 nền công nghiệp hiện đại,bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng,luyện kim,cơ khí chế tạo,hóa chất,vật liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ,đặc biệt là công nghiệp dệt vốn đã nổi tiếng lâu đời với hai trung tâm chính là Côn-ca-ta và Mum-bai.

-Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao,tinh vi,chính xác như điện tử,máy tính v.v...

-Ngày nay,về giá trị sản lượng công nghiệp,Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới.Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển,với cuộc"cách mạng xanh" và "cách mạng trắng",Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực,thcj phẩm cho nhân dân.Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển,chiếm tới 48% GDP.Năm 2001,GDP đạt 477 tỉ USD,có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.

Chúc bn hok tốt!

7 tháng 1 2019

Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Đặc điểm nền kinh tế Ấn Độ:

Ấn Độ cũng là một nước xuất khẩu chính nhân công tay nghề cao trong các lĩnh vực phần mềm

- công nghệ phần mềm và dich vụ tài chính.

- Các lĩnh vực khác như chế tạo, dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ nano, viễn thông, đóng tàu và hàng không đang thể hiện tiềm năng mạnh và đang đạt mức tăng trưởng ngày càng cao hơn.

Giúp Em Với Ạ !!Chủ đề: Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội các nước châu ÁCâu 1. Ở châu Á, nền kinh tế nước nào phát triển sớm nhất?A. Trung Quốc.       B. Ấn Độ.          C. Nhật Bản.            D. Hàn Quốc.Câu 2. Khoảng thời gian nào đánh dấu nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến tích cực?A. Cuối thế kỉ XIX.      B. Đầu thế kỉ XX.        C. Nửa cuối thế kỉ XX.      C. Đầu thế kỉ XXI.Câu 3....
Đọc tiếp

Giúp Em Với Ạ !!

Chủ đề: Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Á

Câu 1. Ở châu Á, nền kinh tế nước nào phát triển sớm nhất?

A. Trung Quốc.       B. Ấn Độ.          C. Nhật Bản.            D. Hàn Quốc.

Câu 2. Khoảng thời gian nào đánh dấu nền kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến tích cực?

A. Cuối thế kỉ XIX.      B. Đầu thế kỉ XX.        C. Nửa cuối thế kỉ XX.      C. Đầu thế kỉ XXI.

Câu 3. Đánh giá về các nền kinh tế châu Á người ta thấy đặc điểm nổi bật là

A. các nền kinh tế phát triển đồng đều nhau.           

B. các nền kinh tế đang có sự tăng trưởng mạnh nhưng trình độ không đồng đều nhau.

C. các nền kinh tế phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Á.  

D. các nền kinh tế kém phát triển tập trung nhiều ở khu vực Đông Á.

Câu 4. Trong nhiều năm qua, nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở Châu Á là

A. Trung Quốc.          B. Ấn Độ.          C. Nhật Bản.            D. Hàn Quốc.

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nền kinh tế châu Á?

A. Còn đang phát triển với trình độ thấp.           B. Phát triển nhanh với trình độ cao.

C. Chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp.                D. Phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

1
15 tháng 11 2021

1C 

3C

4A

5B

23 tháng 5 2017

- Đông Á là khu vực có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như: châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa gần gũi với nhau.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm:

+ Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

+ Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn vai trò chủ đạo; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm và xuất khẩu.

Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp không ngừng phát triển và ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang tích cực được hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước đã và đang được điều chỉnh theo hướng tinh giản, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cũng được nhận thức lại đúng đắn hơn, đổi mới cả trong nhận thức và thực hiện phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam đã dần hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Thị trường hàng hóa, dịch vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ cấu hàng hóa-thị trường trong và ngoài nước, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản lý, mức độ cạnh tranh.

Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển khá mạnh và sôi động. Bên cạnh kênh huy động vốn từ ngân hàng, thị trường chứng khoán đã bước đầu hình thành, góp phần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Đồng thời, hoạt động của thị trường bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào việc ổn định sản xuất và đời sống dân cư, huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thị trường bất động sản đã có bước phát triển nhanh chóng. Thị trường lao động đã được hình thành trên phạm vi cả nước. Thị trường khoa học-công nghệ đang hình thành và phát triển, số lượng và giá trị giao dịch công nghệ có bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Thị trường một số loại dịch vụ công cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục có bước phát triển mới, huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia.

Qua 30 năm đổi mới, việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu-nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.

An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo dục. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, Việt Nam đã tăng thêm ngân sách và huy động nguồn lực để thực hiện các chính sách xã hội; đồng thời hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

30 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO.

Cho đến nay đã có 59 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Việt Nam đã ký kết 10 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (gồm sáu FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN; bốn FTA đàm phán với tư cách là một bên độc lập); vừa hoàn tất đàm phán hai FTA (Liên minh châu Âu và TPP); đang tích cực đàm phán ba FTA khác (ASEAN-Hong Kong; EFTA; RCEP).

19 tháng 12 2018

a)Hỏi đáp Địa lý

b)- Tỉ trọng ngành nông lâm thủy sản thì giảm (3,4%) nhưng tỉ trọng ngành dịch vụ thì tăng liên tục (3,5%). công nghiệp có nhiều biến động

- Ngành dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là ngành công nghiệp. Thấp nhất là ngành nông lâm thủy sản

TL
1 tháng 1 2021

- Trước đây khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

 

- Tuy nhiên nền kinh tế- xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

 

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

 

+ Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới. 

 

+ Cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,...còn phát triển đòi hỏi các ngành công nghệ cao, vi tính, điện tử, máy tính,...

 

+ Nông nghiệp: phát triển với cuộc "cách mạng Xanh" và cuộc "cách mạng Trắng".

 

 

20 tháng 11 2021

 

 

- Nhận xét: cơ cấu ngành kinh tế Ấn Độ có sự chuyển dịch theo hướng

+ Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (từ 44,5% lên 48%).

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 28,4% xuống 25%).

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng có giảm nhẹ và chưa ổn định, nhưng nhìn chung không đáng kể (27,1% xuống 27%).

⟹ Sự chuyển dịch trên thể hiện những thành tựu trong sự phát triển kinh tế Ấn Độ, đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, nền công nghiệp hiện đại.

24 tháng 12 2016

1.

a) Dân cư

- Dân số đông, tăng khá nhanh

- Năm 2012:

+ Số dân : 4 300 000 000 (châu lục đông dân nhất thế giới)

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,1%

+ Mật độ dân cư cao 135 người/km2, phân bố không đều

b) Xã hội

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Ơrôpêôit, Môngôlôit.

- Ơrôpêôit phân bố ở Tây Nam Á, Trung Á và Nam Á

- Môngôlôit phân bố ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

- Ôxtralôit phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

- Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo.

2.

a)Nông nghiệp

- Phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đều, hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau.

+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây trồng : lúa mì, bông; vật nuôi : trâu, bò, lợn

+ Khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa: khí hậu lục địa, cây trồng: lúa mì, bông; vật nuôi: trâu, bò, cừu

- Thành tựu đạt được trong sản xuất lương thực:

+ Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới.

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất và nhì trên thế giới

b) Công nghiệp

- Sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á rất đa dạng nhưng phát triển không đều giữa các quốc gia:

+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu

+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,... phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước

c) Dịch vụ: Phát triển mạnh ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo. Chất lượng cuộc sống cao.

 

20 tháng 12 2019

-Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi. chính xác như điện tử. máy tính v.v...
Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc "cách mạng xanh" và "cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.

-

20 tháng 12 2019

thank nha

23 tháng 11 2021

tham khảo

 

 

23 tháng 11 2021

Tham khảo:

Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi. chính xác như điện tử. máy tính v.v...
Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc "cách mạng xanh" và "cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.